hỏi về hiệu ứng

mấy huynh ơi cho đệ hỏi dùm: 1)tính axit của 1,6- đihydroxil benzoic có mạnh hơn của o-hydroxil benzoic ko? 2)so sánh tính axit của các hợp chất:HCOOH,FCH2COOH,CLCH2CH2CH2COOH,CH3COOH xin chân thành cảm ơn và…hậu tạ

câu số 1 : thì mình nghĩ là bạn so sánh giữu o-hydroxylbenzoic acid và p-hydroxylbenzoic acid phải ko vậy? nếu là như thế thì mình nghĩ p-hydroxylbenzoic mạnh hơn do nhóm -OH là nhóm tăng hoạt theo hư (+R) và ngoài ra nó còn hiệu ứng cảm (-I) ,ở vị trí ortho nó có liên kết hidro nội phân tử nên làm cho tính acid nó yếu hơn ở para. câu 2 : thử tự tính acid như thế này FCH2COOH >HCOOH > CH3COOH > CLCH2CH2CH2COOH vì hiệu ứng cảm chỉ xảy ra trên liên kết sigma và khi càng có khảng cách càng xa thì hiệu ứng nó gây ảnh hưởng càng yếu. cái này mình kiếm ko ra số liệu thực nghiệm nên có thể ko đúng lắm, có gì anh em thảo luận nha ! thân

Ủa, vị trí 1,2 với vị trí 1,6 đều là vị trí ortho hết mà, sao so sánh. Còn câu kia thì đồng ý với anh napoleon Hix, em không thấy, làm gì có chất 1,6-dihydroxyl benzoic. Chắc làm bác nhầm thành 1,6-hydroxyl benzoic

Câu 1 thì chất 1,6-dihydroxibenzoic đấy bạn thử vẽ cấu tạo xem. Cả đời tớ chưa gặp chất nào quái gở thế

hề hề, rất xin lỗi các huynh, chất ở câu 2 là axit 2,6 đihydroxyl benzoic (2 nhóm OH ở 2 vị trí ortho )

theo một số bài viết thì đệ được biết ở o- có hiệu ứng gọi là hiệu ứng ortho(của huynh BM).vậy thì o- fải mạnh hơn chứ.Mà hầu hết những dẫn xuất o đều mạnh hơn p(vD:NO2,Cl…) QUOTE=napoleon9] câu 2 : thử tự tính acid như thế này FCH2COOH >HCOOH > CH3COOH > CLCH2CH2CH2COOH vì hiệu ứng cảm chỉ xảy ra trên liên kết sigma và khi càng có khảng cách càng xa thì hiệu ứng nó gây ảnh hưởng càng yếu. cái này mình kiếm ko ra số liệu thực nghiệm nên có thể ko đúng lắm, có gì anh em thảo luận nha ! [/QUOTE] về số liệu thì đệ cũng có xem , nhưng CLCH2CH2CH2COOH có hiệu ứng -I mà(dù rất yếu)COOH có +I,vậy thì ít nhất CLCH2CH2CH2COOH fải mạnh hơn acid axetic chứ ( đệ được biết HCOOH có base liên hợp bền ) có gì mong các huynh chỉ thêm

có gì mong được chỉ giáo thêm

Thằng ku này vẫn chưa nắm được ortho effect, thảo luận đầy trong chemvn gòi ! hix !

hề hề, rất xin lỗi các huynh, chất ở câu 2 là axit 2,6 đihydroxyl benzoic (2 nhóm OH ở 2 vị trí ortho )

Một nhóm ortho tăng hoạt một lần, hai nhóm ortho tăng hoạt gấp đôi, tính acid tăng lên cuồng điên, vậy thoai !

hic, các huynh giúp đệ câu 1 với , đệ chẳng biết fải giải thích sao nữa , đệ sắp thi học kì rồi(15/1).kíu đệ !!! ah, huynh BM có pK của 2,6 dihydroxyl… ko, nếu có thì cho đệ xem với, thanks very much :cuoi (

Câu 1 ta trả lời thế chưa thỏa mãn à ! Đây là số liệu thực nghiệm: 2.6-dihydroxybenzoic acid: 1.30 2-hydroxybenzoic acid: 2.98 ; 12.38

Các số liệu trên dẫn theo Lange’s Handbook of chemistry !

Thân !

mấy huynh ah, còn câu 2 nữa.có một câu gần tương tự như vầy:so sánh dãy sau: CH3COOH,C2H5COOH,C3H7COOH,CH3Cl CHCOOH,CH3CCl2COOH,ClCH2CH2COOH giúp đệ với nhé! cám ơn nhìu

Có lẽ theo thứ tự sau và chỉ giải thích bằng hiệu ứng cảm I là đủ: CH3CCl2CO2H > CH3CHClCO2H > ClCH2CH2CO2H (không chắc lắm cần kiể tra pKa) > CH3CO2H > C2H5CO2H > n-C3H7CO2H

  • NHiều nhóm chloro rút điện tử, tính acid tăng. Nhóm chloro càng gần nhóm COOH tác động của hiệu ứng -I càng mạnh.
  • Nhiều nhóm đẩy điện tử, tính acid giảm.

Để chắc ăn Amour nên coi lại pKa và Ka trong cuốn handbook của Bluemonster đó.

Anh ơi, thế các nhóm như phenyl hay halogen thì có hiệu ứng tác dụng lên gốc tự do như thế nào?Chúng làm tăng hay giảm khả năng pứ của gốc?

nếu chỉ xét tới hiệu ứng -I thì có thể bài này đúng ,đệ chưa tra handbook,nhưng còn bài mà đệ post ở trên(bài 2 ấy) thì đệ chẳng biết giải thích ntn?, huynh giúp đệ lần nữa nhé có thương thì thương cho chót :sangkhoai

4-chlorobutanoic acid mạnh hơn acetic acid cũng hoàn toàn có thể mà ! Số liệu thực nghiệm đây: (pKa) fluoroacetic acid: 2.586 formic acid: 3.751 acetic acid: 4.756 4-chlorobutanoic acid: 4.5

mấy huynh ah, còn câu 2 nữa.có một câu gần tương tự như vầy:so sánh dãy sau: CH3COOH,C2H5COOH,C3H7COOH,CH3Cl CHCOOH,CH3CCl2COOH,ClCH2CH2COOH giúp đệ với nhé! cám ơn nhìu

Số liệu thực nghiệm: (pKa) propanoic acid: 4.874 butyric acid: 4.817 2-chloropropanoic acid: 2.84 2,2-dichloropropanoic acid: 2.06 3-chloropropanoic acid: 3.992

Như vậy ở đây, ta thấy được, butyric acid mạnh hơn một chút so với propanoic acid, điều này chứng tỏ hiệu ứng +I và H (hyperconjugate) bổ sung cho nhau, được mô tả qua đồ thị khi chuyển R từ CH3 –> C2H5 –> C3H7 –> C4H9 hiệu ứng đẩy cực đại ở C2H5, khi hiệu ứng chính là +I, và hiệu ứng +H (của hai hydrogen ap:)) được tán trợ thêm bởi sự siêu liên hợp của nhóm CH3 (Cbt:)). Sang nhóm C3H7 thì hiệu ứng đẩy chỉ đơn thuần là +I, nên tính đẩy giảm bớt. Cuối cùng tới C4H9 hiệu ứng +I tăng ít so với C3H7.

Thế nhé !

Tính acid ở đây được giải thích bằng hiệu ứng cảm âm (nhóm rút e như F, Cl) và cảm dương (nhóm đẩy e như CH3) Ai trong chúng ta cũng biết nhóm đẩy e làm giảm tính acid thông qua việc làm giảm độ phân cực nối ROCO–H và ngược lại nhóm rút e làm tăng tính acid.

Do hiệu ứng cảm giảm nhanh qua số liên kết nên acid 4-chlorobutanoic là yếu nhất. Hôm trước chúng ta đã biết tính acid của acid formic mạnh hơn acid acetic giải thích bằng nhóm đẩy methyl trong CH3COOH hoặc/và ion formate bền do có dạng cộng hưởng tương đương. Vậy phần còn lại chỉ là xét tác động điện tử của nhóm CH2F trong acid fluoroethanoic.

Nguyên tố F có độ âm điện cao nhất trong số các nguyên tố nên fluoro là nhóm rút điện tử rất mạnh. Do chỉ truyền hiệu ứng cảm âm (-I qua một nguyên tử carbon nên độ giảm hiệu ứng cảm âm không đáng kể nên tính acid của FCH2COOH là mạnh nhất.

Tóm lại thứ tự độ mạnh acid như sau:

        FCH2COOH   >   HCOOH  >     CH3COOH   >   ClCH2CH2CH2COOH

Kiểm tra bằng pKa pKa 2.586 3.751 4.765 (khỏi cần tra)

Lưu ý: Như trong bài viết trước kia về tính acid-baz, Scooby-Doo có đề nghị cuốn “LANGE’S HANDBOOK OF CHEMISTRY” để tra các số liệu Ka, Kb và pKa, pKb. Các bạn nên sưu tầm cuốn này để làm tài liệu. Không biết trong diễn đàn có còn đường dẫn để tải cuốn này không nữa? Khi làm về acid-baz bí quá mở ra coi trước các giá trị thực nghiệm.

Ngoài ra cuốn handbook này còn rất nhiều trị số hữu dụng như về moment lưỡng cực, giá trị phổ các loại NMR, IR … của nhóm chức và nhiều thứ khác nữa.

Spam: Sorry Bluemonster nhe, thấy Amour kêu khóc quá nên nãy giờ ngồi giải thích, hông biết là Bluemonster đã post lên.

4-chlorobutanoic acid mạnh hơn acetic acid anh Scooby-doo ui ! Em đưa số liệu ở trên gòi ! :hocbong (

Thành ra mấy bài tập acid-baz nguy hiểm lắm. Khi làm phải tra số liệu, chủ quan là chết. he he. Hồi trước khi ra bài tập, lúc nào mình cũng phải kiểm tra trị số thực nghiệm trước.

Scooby-Doo không hiểu rõ lắm câu hỏi này của em! Không biết trả lời như sau có hợp lý hay không?

Gốc tự do cũng như carbocation là những mảnh thiếu điện tử nên những nhóm cung cấp điện tử sẽ giúp an định gốc tự do và carbocation tức là làm cho chúng bền. Nên phần trăm hiện diện của gốc tự do bền (hay carbocation bền) trong hỗn hợp gốc tự do (hay carbocation) sẽ là cao nhất. Vì vậy sản phẩm chính sẽ sinh ra từ gốc tự do (hay carbocation) bền này.

Nhóm phenyl có tác dụng như một cái “Kho chứa” chuyên doanh mặt hàng điện tử e.
Khi gặp carbanion có nhiều e, nhóm phenyl sẽ nhận điện tử của carbanion để an định carbanion. Khi gặp carbocation hay gốc tự do thiếu e, nhóm phenyl lại cho điện tử để an định chúng. Trong trường hợp này sản phẩm chính của phản ứng sẽ là sản phẩm bền (nhiệt động học) và thường là sản phẩm chính.

Khi gắn trực tiếp vào gốc tự do, nhóm chloro rút e bằng hiệu ứng cảm âm (-I), và sự cộng hưởng giữa gốc tự do (nếu ở dạng sp3) và điện tử p của nhóm chloro thường không hiệu quả như của carbon sp và sp2 nên tóm lại thường nhóm chloro làm cho gốc tự do kém bền vì vậy gốc tự do này thường có năng lượng cao. Vì nó có năng lượng cao nên sẽ gần với năng lượng hoạt hóa của phản ứng vì vậy phản ứng sẽ nhanh chóng xảy ra tạo sản phẩm động học nhưng thường không là sản phẩm chính.

Oái, em thấy trong handbook có nói là Cl lại làm bền hơn cho gốc tự do? Mà hình như cũng nói là gốc phenyl có 2 ảnh hưởng ngược nhau đến gốc, mà vừa làm tăng lại vừa làm giảm khả năng pứ của gốc. Anh giải thích giúp em với! Em còn 1 câu nữa: Tại sao thế cơ chế gốc vào toluen thì Br2 lại nhanh hơn Cl2 nhưng thế vào xiclohexan thì Cl2 lại nhanh hơn Br2?