Thông thường em thấy ít ai đề cập đến hiệu ứng này trong khi giải thích các tác dụng của hiệu ứng đến tính chất của một số chất nhất định. Em cũng không tìm được tài liệu gì về phần này(vốn sách em có hiện tại). Mong các anh các chị cho em được biết một cách tổng thể về vấn đề này. À sẵn tiện cho em hỏi luôn về sự xuất hiện của hiệu ứng siêu liên hợp ở các trường hợp phức tạp. Vì em có nghe nói rằng hiệu ứng cảm ứng thường không tách rời khỏi siêu liên hợp. Mà phần hiệu ứng sách vở viết sơ sài quá thì phải.:nghe (
Hi bro.
Trước hết bro hãy vào đây đọc xem có giúp ích gì được ko nhé: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=627
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=117
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=113
Đây là những bài viết của mình từ khi còn bé. Bi giờ đã tích lũy thêm được khá nhiều … Mình cũng xin trả lời sơ cho bạn các thắc mắc như sau:
Hiệu ứng trường (field effect or direct effect) là loại hiệu ứng yếu, truyền tương tác nội phân tử qua không gian chứ ko phải qua liên kết trực tiếp. Tương tác này thường mang bản chất tĩnh điện (Coulombic interaction) giữa tâm hoạt tính đang xét với các đơn cực (unipole) hay lưỡng cực (dipole) nào đó trong câu trúc.
Độ lớn của hiệu ứng trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như moment lưỡng cực, định hướng lưỡng cực, hay khoảng cách từ tâm hoạt tính đến đơn cực và lưỡng cực. Ngoài ra còn bị chi phối bởi hằng số điện môi (dielectric constant).
Tác dụng của hiệu ứng này là làm bền tâm hoạt tính, giúp phản ứng tại tâm này ưu thế hơn.
Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng, hiệu ứng này là một hiệu ứng yếu, chỉ xuất hiện trong một vài cấu trúc đặc biệt cụ thể. Nếu đặt vào một hệ thống, ta nên ưu tiên xét các hiệu ứng điện tử lẫn lập thể điện tử mạnh hơn, như inductive effect, resonance effect, và có thể là hyperconjugation effect …
À sẵn tiện cho em hỏi luôn về sự xuất hiện của hiệu ứng siêu liên hợp ở các trường hợp phức tạp. Vì em có nghe nói rằng hiệu ứng cảm ứng thường không tách rời khỏi siêu liên hợp. Mà phần hiệu ứng sách vở viết sơ sài quá thì phải.:nghe (
Bản chất của hiệu ứng cảm (inductive effect) và hiệu ứng siêu liên hợp (hyperconjugation effect) hoàn toàn độc lập và khác biệt. Nên khẳng định câu nói trên không căn cứ.
Nói một cách nôm na, đơn giản hiệu ứng siêu liện hợp là sự liên hợp của orbital pi của một nhóm (group) với một hệ pi, hoặc một tâm hoạt tính. Vấn đề là làm sao để tổ hợp được orbital pi của group, thì ít nhất bạn phải có kiến thức về phương pháp Vân đạo hợp phần, hay đại loại các mô hình đơn giản giới thiệu ở những link trên.
Vài lời góp ý. Thân ái.
Hiệu ứng trường : là hiệu ứng cảm ứng đặc biệt, truyền lực tĩnh điện qua khỏang không gian giữa các nhóm nguyên tử ở gần nhau mà không có liên kết hóa học trực tiếp. Hiệu ứng trường đóng vai trò wan trọnng trong việc giải thích tính axit cao bất thường khi nhóm thế đính ở vị trí ortho- trong vòng benzen ( axit đang xét là axit benzôic chẳng hạn ). Em trích dẫn từ một bài viết của anh. Chắc hẳn anh đang nhắn đến hiệu ứng ortho xảy ra ở axit benzoic. Em chưa định hìnih ra được hiệu ứng trước góp phần gì ở đây vào việc giải thích tính axit tăng bất thường bất kể tính chất nhóm thế? Anh có thể sơ lược hướng để em hình dung được không?<Vì em vẫn chỉ giải thích sơ đẳng vào các hiệu ứng thông thường thôi> À sẵn tiện cho em hỏi một ít về vấn đề này. Tính bazo của amin bậc ba là gần như không có vì bản chất lập thể đã chi phối gần như hoàn toàn. Tuy nhiên em có thắc mắc với thầy em và nhận được câu trả lời không thỏa đáng lắm. Cụ thể là việc so sánh tính bazo của (C6H5)3N với tính bazơ của :(Em quên mất tên) : miêu tả vậy :là nguyên tử nitơ gắn vào cái vòng giống ben zen lắm ý ạ. Vì sao amin bậc ba kia lại có tính bazơ mạnh hơn “chất” em vừa nói được?
Không biết chất bạn miêu tả có phải là vòng piridin (C5H5N) không, vòng thơm này có nguyên tử N hút e mạnh nên làm giảm tính bazo. Cũng chưa rõ là bạn gắn Nito vào vị trí nào của vòng nên mình chưa dám so sánh.
Cái gọi là hiệu ứng trường ít được xét trong chương trình hiện hành nên tài liệu mập mờ là điều tất yếu. Nói sơ quát thì nó thể hiện ảnh hưởng qua không gian dựa trên sự cứng nhắc của cấu dạng, các ví dụ có thể xem thêm ở March, Thái Doãn Tĩnh. Hiệu ứng trường luôn đi kèm với hiệu ứng cảm ứng nên hiện nay người ta gọi chung nó là Hiệu ứng F (Field Effect) chứ không tách rời ra nữa Còn hiệu ứng H trong các trường hợp phức tạp nữa ? Thế nào là trường hợp phức tạp ? Em định nghĩa anh xem nào ?