Các anh(chị) trong diễn đàn cho em hỏi Diện tích Pic sắc ký trong phần tích HPLC có đơn vị diện tích không ??
Em thấy phần lớn các phần mềm khi xử lý ra diện tích Pic thường hay ghi là mAU*phút. Đó có phải là đơn vị diện tích của Pic Sắc ký không?
Em chạy HPLC để phân tích chất, Detector UV-VIS, hệ thống sắc ký Breeze của hãng Water, phần mềm xử lý Breeze. Em thấy trong sắc ký đồ : Cột dọc là AU, cột ngang là Minutes. Nhưng khi phần mềm xử lý lại ra diện tích Pic là µVsec, trong khi thông thường là mAUphút. Cho em hỏi 2 cái đó khác nhau thế nào vậy ?? Tại sao trên sắc ký đồ có 2 cột như vậy mà khi ra diện tích Pic lại ghi là µVsec. Có đổi qua lại giữa µVsec và mAU*phut được không ?
Bạn thử tưởng tượng peak sắc ký là 1 hình tam giác xem, diện tích tam giác sẽ là gì? 1/2 chiều cao nhân đáy? Như vậy là bạn đã rõ đơn vị diện tích peak là gì chưa :D?
Tín hiệu ra của detector sẽ được chuyển thành tín hiệu điện rồi chuyển đến bộ phận lấy tín hiệu. Và cổng ra thông thường là 1 V, 1 AU sẽ được chuyển thành 1 V đến bộ phận lấy tín hiệu, còn µV hay seconds thì chỉ là quy đổi ra thôi.
Tiện đây em cũng xin hỏi có cách nào cho cái diện tích Pic của mình lớn hơn không ạ ?? Em hỏi về cách chỉnh ở máy sắc ký để có được diện tích lớn hơn ấy. Không nói đến việc tăng thể tích bơm mẫu hay tiêm mẫu có nồng độ cao hơn.
Nếu thay đổi thang chia ==> Pic nhìn cao và rõ hơn nhưng diện tích không đổi (tất nhiên)
Có thay đổi được đáp ứng của máy để diện tích lớn hơn không?? Nếu được thì thay đổi cái gì ạ?
Thực ra độ lớn của peak sắc ký tùy thuôc độ nhạy của detector,ngoài ra chúng cũng tùy thuộc chút ít vào tốc độ khí mang, makeup gas và chương trình nhiệt. Tuy nhiên điều bạn lưu ý để tối ưu nên là độ phân giải và S/N (signal to noise). Bạn nên kiểm tra độ nhạy và đường nền (của mẫu thực), từ đó đề ra phương án xử lý mẫu và chạy mẫu cho phù hợp. Trước khi định lượng, bạn phải định tính được tức là peak phải có S/N>2 (tùy yêu cầu).
Thân ái
mình xin đính chính lại 1 chút.
ở đây các bạn “laogia_03” đang nói về HPLC chứ không phải GC. không nên đi lạc chủ đề.
về phần muốn tăng diện tích peak của sắc ký lỏng: Diện tích peak nếu cùng chạy trên 1 hệ HPLC với pha động và đường ống, cột như nhau, phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng đèn (REF: Reference Energy Efficiency) do vậy trong 1 số hệ HPLC (VD Hitachi D-7000 với phần mềm HSM có thể tăng năng lượng đèn bằng cách tăng hiệu điện thế của đèn lên nhưng sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn) có thể tăng năng lượng đèn từ đó sẽ tăng được diện tích peak, một số hệ HPLC sau này không cho phép thay đổi mà luôn để năng lượng đèn ở chế độ cực đại (maximum REF) nên không cần thiết phải có thêm chức năng tăng hay giảm diện tích peak nữa. do vậy khi lựa chọn HPLC bạn nên chú ý vào giá trị REF của từng hệ thống theo mình biết hiện 1 số hãng đã thiết kế Detetor với giá trị REF rất cao >25000, một số hệ cũ vẫn có REF ~ 400 - 2000.
Chào bạn Tuân,
Nếu dùng detector UV thì việc tăng năng lượng đèn có tăng độ nhạy hay không? Trong khi tín hiệu đầu ra của detector là độ hấp thu tức dựa và định luật Lambert Beer, tức là A không phụ thuộc vào năng lượng đèn!
Vậy có gì trái nguyên tắc chỗ này không?
Thân ái
về lý thuyết độ hấp thu dựa trên định luật Beer lambert là chính xác.
nhưng trong các thiết kế hầu hết các hãng đều dựa trên nguyên lý sau: “mình trích nguyên văn trong thiết kế của 1 hãng nhé”
ABS = K x (A/D - A/D Zero) -+ A
K = 4/(A/D Span - A/D Zero)
A/D … A/D Switchover Value Enegry.
A/d Zero … A/D Zero Conversion Enegry.
A/D Span … A/D Span Conversion Enegry.
A … O ABS Conversion value Enegry.
tín hiệu A/D (A/D Span, A/D Zero rất quan trọng, phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng đèn (REF)) do vậy khi đèn kém (tức năng lượng đèn thấp) thì ảnh hưởng rất rõ rệt đến diện tích peak. nếu trong thiết kế chỉ dựa trên Beer Lamber thì chẳng bao giờ phải thay đèn mà cứ dùng mãi mãi vì đèn vẫn còn sáng (đây là mặt trái khi đem áp dụng thực tế)
vì vậy trong khuyến các của các hãng khi phân tích gặp trường hợp độ lặp lại không đạt, diện tích peak thay đổi không ổn định, … luôn có mục xem lại năng lượng đèn, thời gian sử dụng đèn, … để thay thế mới.