Em đang viết về đề tài chiết tách các hợp chất hữu cơ, em xin hỏi có bao nhiêu phương pháp tách các HCHC, quy trình, ứng dụng trong thực tiễn.
Theo mình biết là chạy cột, lóng, chưng cất phân đoạn, chạy HPLC. Mình biết có nhiêu đó thôi. Hihi
Bạn có thể cho mình biết rõ hơn là các phương pháp này được thực hiện ra sao và người ta ứng dụng nó vào thực tế để tách những chất gì??
Cái này không chắc lắm, mình chỉ nói những gì mình biết thôi. Sai thì thông cảm. Chạy cột thì mình thấy thường dùng cho ly trích các hợp chất thiên nhiên từ cây cỏ bằng 1 hệ dung môi giải ly phù hợp. Khi chạy qua cột (silicagel hoặc alumin) thì những chất khác nhau sẽ tách ra (nếu có được hệ dung môi phù hợp). Ta chỉ cần hứng lấy chất chảy ra dưới cột. Mình thấy cái này làm lâu lắm. Lóng là phương pháp mà mình dùng định luật phân bố để tách chất. Vd chất của bạn nằm trong 1 hỗn hợp, bạn muốn lấy nó ta, thì bạn phải chọn 1 dung môi phù hợp để hòa tan chất của bạn mà không (hoặc ít) hòa tan các chất khác, sau đó bạn cho vào bình lóng, lắc, rồi để cho cân bằng. Sau đó lấy ra cô quay đuổi dung môi là được chất. Chương cất phân đoạn thì dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất để tách. Có bộ chưng cất phân đoạn, bạn cho hỗn hợp chất vào, sau đó đun lên, đến nhiệt độ sôi của chất bạn cần lấy thì hứng. Cần chú ý là chất của bạn không bị phân hủy bởi nhiệt độ nhé. HPLC thì là dùng máy, để tách những chất khi mà lượng mẫu của bạn ít. Cái này trả tiền nên bạn sẽ có KTV làm. Trên đây chỉ là hiểu biết của mình thôi, bạn nên tham khảo thêm.
Mua cuốn cô lập các hợp chất tự nhiên của cô Phi Phụng mà đọc. Bảo đảm có đủ tất cả những tư liệu cần thiết.
việc tách các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào chất cần tách và nền (dung môi, các hợp chất khác cùng có mặt trong hỗn hợp), thông thường người ta dựa vào tính tan (độ phân cực) để tách trong dung môi khác nhau hoặc kết tinh.