Chào Zozo
Như petiti đã nêu, Mình muốn đưa thêm một số thông tin về các thiết bị MS.
Về MS tứ cực thì có loại cho GC và LC. Hầu như là riêng biệt không kết hợp một MS kết nối với cả GC và LC.
Thiết bị Hai Tứ cực (MS/MS) có ưu điểm về độ nhạy cao, khả năng định lượng có thể nói là tổt nhất trong các thiết bị MS. Nhược điểm làm định tính không tốt, độ phân giải và chính xác khối kém.
Thiết bị Iontrap cũng có nhiều loại, Ưu điểm giá rẻ( tương đương với một lần MS). Nếu mua LC/MS một lần thì mua LC trap thì có vẻ là hơn. Tuy nhiên kỹ thuật để chạy máy cũng yêu cầu khá cao, khó để đạt được hiệu năng và độ ổn định. Ai có kinh phí lớn thì không nên mua loại này.
Kỹ thuật TOF: Đây là kỹ thuật bùng nổ trong thời gian qua với nhu cầu phân tích về protein, peptit… cũng như các bài toán về cấu trúc trong các sản phẩm thiên nhiên, nghiên cứu chất mới… Hiện nay có rất nhiều loại kỹ thuật TOF khác nhau như Tof; Q-TOF; TOF-TOF hay Ion Mobility TOF cho từng loại ứng dụng khác nhau. Ưu điểm của TOF là dải khối lớn lên tới vài chục nghìn Dalton, Độ phân giải cao: lên tới 40.000 FWHM;Độ chính xác khối cao: <2ppm. Hiện nay có một số thiết bị Q-TOF có khả năng phân tích định lượng cũng rất tốt, độ nhay cao tương đương với một số Triple quad trung bình, hiện nay một số labo trên thế giới đã sử dụng Q-TOF để phân tích định lượng. Thiết bị Ion Mobility Q-TOF có khả năng đặc biệt là phân tích dựa theo lý thuyết các Ion di chuyển để xác định các hợp chất dựa theo kích thước, hình dạng, điện tích( Các hợp chất sinh học đa điện tích) cùng với việc xác định dựa trên số khối. Giá thành đa dạng: từ 300K đến 900K. Nhược điểm của TOF ở Việt Nam có lẽ là chưa có nhiều nơi sử dụng hiệu quả để tìm hiểu và so sánh. Kỹ năng của người sử dụng cũng được đòi hỏi cao.
Về kỹ thuật cung tử thì chủ yếu ứng dụng cho GCHRMS và một số thiết bị cung từ xác định đồng vị C, H, N. Ưu điểm của cung từ là độ phân giải cao 80.000 FWHM, độ nhạy cũng ok để phân tích một số hợp chất khó phân tích như Dioxin, PCB, PBDEs, doping, các chất này chỉ có thể confirm trên thiết bị GCMS phân giải cao( sử dụng cung từ). Nhược điểm là đầu tư lớn, yêu cầu về kỹ năng sử dụng cao.
Thiết bị FTMS, Quả thực với Việt Nam thì xa xỉ quá. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc biến đổi chuỗi fourier. Các ion được đưa vào vòng quay Cyclotron (ion cyclotron resonace ICR). Cyclotron được đặt trong môi trường siêu dẫn( 0 độ K- được làm lạnh bằng Heli lỏng). Thiết bị FTMS có độ phân giải cực cao có thể lên đến > 1.000.000FWHM; độ chính xác khối <1ppm; độ nhạy cung ok có thể phân tích ở fmol. Nhược điểm thiết bị giá thành cao >1.000K, chi phí hoạt động đắt tốn hely lỏng và duy trì điện cho các bơm chân không(10-10 torr), thiết bị phức tạp, đòi hỏi người sử dụng có chuyên môn rất tốt. Mình nghĩ là các nghiên cứu của Việt Nam còn sơ đẵng chưa cần thiết đến thiết bị như vậy. Nhưng muốn hướng đền một giải Nobel về hóa học thì chắc là cũng cần đền nó.