Hội nghị Khoa Học: Trong nước/quốc tế

Hội nghị khoa học là nơi các nhà khoa học báo cáo, thảo luận những công trình đã và đang nghiên cứu. Giúp các nhà khoa học có điều kiện trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong nghiên cứu khoa học. Mình mở thread này lên để mọi người có thể giới thiệu về những hội nghị sắp diễn ra, người nào có cơ hội thì đăng ký tham gia.

Trước tiên là Gặp gỡ Việt Nam lần 6. Hội nghị này khoảng vài ba năm tổ chức một lần (ở VN). Lần 1 bắt đầu năm 1993, lần 5 vào năm 2004. Hội nghị do chính phủ Pháp tài trợ, chi phí cho mỗi lần tổ chức khoảng 1 triệu USD. Hội nghị tập trung các nhà vật lý lý thuyết, vật lý hạt, vật lý thiên văn… hàng đầu thế giới. Hội nghị do GS. VS Nguyễn Văn Hiệu (nhà khoa học hàng đầu VN) và GS. TSKH. Trần Thanh Vân (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) làm chairmen.

Gặp gỡ Việt Nam lần 6 tổ chức tại Hà Nội, từ 6-12/8/2006. Hội nghị lần này tập trung vào Vật lý Nano Vật lý hạt Thiên văn. Hội nghị tập trung các nhà khoa học hàng đầu từ Mỹ, Nhật, Pháp, Canada, Thụy Sĩ, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc, Israel, Thụy Điển, Đài Loan, Anh, Úc tham gia báo cáo.

Các chủ đề chính

Trong Nanophysics:

Quantum Information,
Quantum Detection and Noise
Quantum Dots and Wires,
Spintronics and Hybrid Structures,
Molecular Electronics,
NEMS and Nanodevices,
Quantum Hall effect.

Trong Particle astrophysics:

A. Ultra High Energy Cosmic Rays B. Dark Matter and Dark Energy C. Cosmology D. Neutrinos E. Gravitational Waves

Website: http://vietnam2006.lpa.ens.fr về Nanophysics

http://vietnam.in2p3.fr/2006/ về Particle astrophysics

Hội thảo quốc tế về Functional Materials lần 1 và Nanophysics and Nanotechnology lần 3 tại Hà Nội và Tp. Hạ Long. Hội nghị do Viện Khoa học Vật liệu VN Hội Nghiên cứu Vật liệu VN tổ chức, diễn ra từ ngày 3-9/12/2006. Hội nghị tập trung các nhà khoa học từ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Úc tham dự.

Các chủ đề:

Về Functional Materials:

[b]Photonic and optoelectronic materials

Biomedical materials

Magnetic materials

Catalytic materials

Nanoparticle materials

Thin and thick films

Organic, hybrid and composite materials[/b]

Về Nanophysics and Nanotechnology:

[b]Micro/Nano ElectroMechanicalSystems (MEMS/NEMS) technology and applications.

Physics and technology of nanostructured semiconductors and superconductors.

Physics and technology of carbon nanotubes and carbon-based materials.

Industrial applications of nanotechnology.[/b]

Website: http://www.ims.vast.ac.vn/conf/iwofm1-iwonn3/Index.htm

Hội nghị Xúc tác Châu Á Thái Bình Dương lần 4 tổ chức từ 6-8/12/2006 tại Singapore. Hội nghị bắt đầu năm 1997, tổ chức 3 năm một lần ở châu Á và Châu Đai Dương, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Các chủ đề chính của hội nghị lần này:

Nanotechnology in Catalysis Catalytic reaction engineering Biocatalysis Catalysis for energy, fuels & environment Catalysis for fine chemicals & pharmaceuticals Theoretical catalysis

Các báo cáo lần này sẽ được publish thành một special issue trên tạp chí Catalysis Today.

Website: http://www.ntu.edu.sg/scbe/cbe/APCAT4/index.htm

Hội nghị quốc tế về Solar Energy lần thứ 16 tổ chức tại Uppsala-Thụy Điển, diễn ra từ 2-7/7/2006. Hội nghị tập trung báo cáo của các nhà khoa học trên toàn thế giới, đặc biệt có mặt cha đẻ Dye solar cell, Prof. Michael Grätzel (Thụy Sĩ); người phát minh ra hệ water-splitting trên TiO2-Pt, Prof. Akira Fujishima (Japan); Nhà khoa học đoạt giải Nobel về Supramolecular chemistry, Prof. Jean-Marie Lehn (Pháp)…

Các chủ đề chính của hội nghị:

Photoinduced electron and energy transfer Solar Hydrogen Biomimetic Systems Molecular and Nanostructured Solar Cells Photocatalysis and Environmental Chemistry Photosynthesis and Hydrogenase Photoelectrochemistry and New Materials

Trong hội nghị cũng diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm đầu tiên trên Thế giới về Artificial Photosynthesis (Quang hợp nhân tạo) tại Uppsala.

Website: http://www-conference.slu.se/IPS16/index.htm

PS. Khoa Hóa mình có 3 thầy cô tham dự Hội nghị này với 1 báo cáo poster.

IPS 16 là viết tắt của 16th International Conference on Photochemical Conversion and Storage of Solar Energy (Hội nghị quốc tế lần 16 về Biến đổi quang hóa và Lưu trữ năng lượng mặt trời). Hội nghị diễn ra từ 2-7/7/2006 tại Uppsala University, Thụy Điển. Uppsala University là đại học lâu đời nhất tại Bắc Âu, thành lập năm 1477. Trường có tổng cộng 8 nhà khoa học đoạt giải Nobel.

Hội nghị tập trung 455 người tham dự từ hơn 40 nước trên thế giới. Đông nhất là Nhật, Thụy Điển, Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Ý, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ, Israel,…Việt Nam có tổng cộng 5 người: 3 từ khoa Hóa DHKHTN TpHCM, 1 NCS tại Anh, 1 mang quốc tịch Thụy Điển. Khoa Hóa ĐHKHTN có một báo cáo poster của Thầy Nguyễn Thái Hoàng về phân hủy Dye trong dye solar cell.

Hội nghị có 20 Báo cáo toàn thể, 60 báo cáo oral, 330 báo cáo poster trong 7 section.

1, Photoinduced electron and energy transfer: Báo cáo về các nghiên cứu quá trình chuyển năng lượng và chuyển điện tích trong solar cell, hệ quang hóa, quang hợp…

2, Solar hydrogen: báo cáo về các nghiên cứu trong việc tạo H2 từ nước (H2O->O2 + H2)

3, Biomimetic systems: báo cáo nghiên cứu về các hệ xúc tác mô phỏng từ quá trình quang hợp trong tự nhiên để tách nước tạo H2 và khử CO2 tạo carbonhydrate.

4, Molecular and Nanostructured solar cells: báo cáo về các nghiên cứu liên quan đến tất cả các dạng solar sells (semiconductor, dye, electrolyte, electrode, substrate…), các loại solar cells mới…

5, Photocatalysis and Environmental chemistry: báo cáo các ứng dụng quang xúc tác TiO2, các hệ quang xúc tác mới, dùng vi khuẩn xử lý môi trường…

6, Photosynthesis and Hydrogenase: Các nghiên cứu về quá trình quang hợp, các xúc tác enzyme cho quá trình tách nước tạo H2…

7, Photoelectrochemistry and New materials: Báo cáo về các quá trình quang điện hóa (trên TiO2 và các hệ khác), Các vật liệu quang xúc tác mới, vật liệu mới cho solar cells và tách nước tạo H2.

Hội nghị tập trung các nhà khoa học hàng đầu trong solar cells (Micheal Crazel, Martin Green, Anders Hagfeldt…), Quang xúc tác (Akira Fujishima,…), Quang hợp nhân tạo (Leif Hammarstrom, Daniel Nocera… ),…

PS.Qua đây ko có thời gian nhiều, và lên mạng cũng tốn tiền nữa gần 50.000vnd / 1 h híc…,ko có thời gian viết nhiều. Anh em có gì hỏi, tui trả lời cho nhé.

Mình mới nhận được thông báo tham gia hội thảo về Nanotechnology do PTN Công nghệ Nano, Đại học QG TPHCM tổ chức. Hội thảo diễn ra từ 19-22/12/2006 tại Hội trường B4 ĐH BK TpHCM, với sự tham gia của 22 Trường Đại học, Viện nghiên cứu và Công ty nghiên cứu & triển khai trong lĩnh vực Nanotechnology đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Úc.

Các bạn muốn tham dự có thể đăng ký:

Xin vui long dang ky truc tiep tren trang web: www.hcmlnt.edu.vn hoac lien he Le Thi Thanh Tuyen qua dien thoai 08-7.242.160, Ext: 4997, email ltttuyen@vnuhcm.edu.vn . Han chot dang ky vao ngay 14-12-2006

Hội nghị Hóa học châu Á lần thứ 12 diễn ra từ ngày 23-25/8/2007 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hội nghị Hóa học châu Á 2 năm tổ chức 1 lần. Lần 10 tại Hà Nội, Việt Nam; lần 11 tại Seoul, Hàn Quốc. Hội nghị lần này có 6 Planery Lectures của các nhà khoa học đoạt giải Nobel:

[b]

Hội nghị do Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Khoa học Công nghệ và Quỹ giáo dục VN (VEF) tổ chức, từ 25-28/07/2007 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Website hội nghị: http://projects.vef.gov/yvsm/

Hội nghị lần 1 tổ chức tại Nha Trang năm 2005, Khoa hoá KHTN HCM có 6 báo cáo poster. Chuyến đi rất thú vị vì có sự góp mặt báo cáo của rất nhiều GS từ Mỹ và các nước trên thế giới. Đặc biệt rất nhiều VEF fellow tham gia hội nghị này.

Thanks bạn nhé. Lần trước ở Nha Trang không đi được chỉ gửi poster. Lần này sân nhà sẽ cố gắng tham dự. Có ai ra HN chơi không ? tớ dẫn đi chơi :smiley:

Hội nghị Xúc tác và Hấp phụ toàn quốc lần 4 tổ chức tại Viện Công nghệ Hoá học, số 1 Mạc Đĩnh Chi, Q1, TpHCM từ 1-3/8/2007.

Hội thảo quốc tế về Công nghệ nano và ứng dụng lần 1 do Phòng Thí nghiệm Nano, ĐHQG HCM tổ chức tại Vũng Tàu từ 15-17/11/2007. Hội thảo tập trung các nhà khoa học từ Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Anh, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Trung Quốc… và các nhà khoa học Việt Nam trong các lĩnh vực Vật liệu, Hoá, Vật lý, Sinh, Khoa học tính toán…

Website Hội thảo: http://www.hcmlnt.edu.vn/conference/IWNA2007/index.htm

Không phải có ngẫu nhiên hay không, nhưng đồng chí này toàn post thông báo hội nghị khi hết hạn nộp asbtract :quyet (

Không có sao đâu, toàn người nhà cả… đồng chí cứ gởi email tới cho anh chàng thư ký hội thảo là xong ngay mà. Bên này đôi khi biết thông tin chậm thì cũng làm cách đó thôi, người ta in thành cuốn rồi còn nộp bổ sung được nữa là… Chúc đồng chí vào SG vui vẻ.

Theo nhu toi biet hien nay Hoi nghi da doi dealine lai den 31 July, 2007. Cac ban quan tam cu gui bai nhe. Ngoai ra con co school danh cho Sinh vien 12-14/11/2007 tai TpHCM.

http://www.hcmlnt.edu.vn/conference/IWNA2007/index_files/CallforPaper.htm

Tren home page cua Hoi nghi thi chua thay sua!!! http://www.hcmlnt.edu.vn/conference/IWNA2007/index.htm

Xin thong tin cho cac ban biet la cac Invited speaker cua Hoi nghi nay toan la cac “Cay da cay de” cua nghanh Vat lieu. Ngoai cac Giao su VN thi con co cac Giao su rat noi tieng VD nhu GS Robert BAPTIST (Carbon nanotube)

Đăng ký tham dự: http://www.hcmlnt.edu.vn/index_files/Registration.php Thông tin về lệ phí: http://www.hcmlnt.edu.vn/index_files/FeePayment.htm Hội nghị công nghệ nano First Announcement IWNA 2007 Tiếng Anh: http://www.hcmlnt.edu.vn/data/First%20Annoucement%20IWNA%202007.pdf Tiếng Việt: http://www.hcmlnt.edu.vn/data/Thong%20bao%20I%20IWNA%202007.pdf Lớp học Công nghệ Nano: http://www.hcmlnt.edu.vn/data/Thong%20bao%20I%20lop%20hoc%20CN%20Micro-nano.pdf Các bài abstract http://www.hcmlnt.edu.vn/index_files/AbstractFON.htm http://www.hcmlnt.edu.vn/index_files/AbstractNNA.htm (có bài của thầy Hoàng, cô Thoa bộ môn Hóa Lý). http://www.hcmlnt.edu.vn/index_files/AbstractNMP.htm (so many many…!)

Hội nghị Hóa học hữu cơ lần IV tổ chức tại hội trường Ngụy Như Kon Tum ( 19 Lê Thánh Tông , Hà Nội) 8h00 thứ bảy , ngày 20 tháng 10 năm 2007. :tantinh ( :tantinh (

:nhacto ( :nhacto (

Seminar của PGS.TS Torben Land (Đại học Roskilde, Đan Mạch): 9 giờ sáng thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2007 tại phòng I23 : Các phương pháp phân tích LC-MS. 9 giờ sáng thứ 6 ngày 2 tháng 11 năm 2007 tại phòng C23 : Pin mặt trời gắn lớp nhuộm nhạy quang trên lớp TiO2 nano (DSC).

Giao su ten la Torben Lund. Chung ta nen goi la Prof. Torben

Thời gian: sáng thứ hai 10/12/2007

Địa điểm: Hội trường nhà I

Có 1 số bài đáng chú ý cho ngành Hoá: Tương quan cấu trúc và tính chất của polymer kết tinh; Nanocomposite clay-PVC, clay - cao su tự nhiên; Vật liệu mới cho solar cell hiệu năng cao; Hệ vi cơ điện tử (MEMS).

PS: Những hội nghị như thế này là cơ hội để sv học thêm kiến thức mới và trao dồi thêm khả năng ngoại ngữ. Các thầy cô rất khuyến khích sv đi nghe. It is open to everyone.