mới đi học hóa phân tích 2 có mấy buổi mà bị thầy đông hăm dọa dữ quá. thấy cũg ớn lạnh cả người anh em khóa 06 lên đây :nhau ( nha có ai biết câu này thì giải thích cho Nghĩa với nha ở trang 63 giáo trình hóa phân tích định lượng của thầy cù thành long có đặt vấn đề dùng chất gốc chuẩn là NaCl cho phép chuẩn độ acid và baz ở đây việc chuẩn độ thực hiện trên nguyên tắc nào vậy ạ? :nhanmat(
Hê, có nhầm không vậy NaCl làm sao là chất chuẩn cho chuẩn độ acid-bazo được
vậy mà có đó thầy Đông nói về nha nghiên cứu đó
sáng mới học môn hoá PT2 thấy trong sách ghi chuẩn độ Na0H và HCl bằng NaCl ,thấy thầy bảo chuẩn độ cái đó cũng tốt vậy ai biết chuẩn nó như thế nào ko chỉ mình vợi Thanks :sep (
theo tôi vì NaCl phân li tạo Na+ và Cl- chắc Na+ tác kích vào nhóm OH- và Cl- của acid và bazo ai có ý kiến nào hay nói cho moi người hiếu thêm nhé
Không thể có nào có phản ứng ở đây được, NaOH + NaCl –>??? HCl + NaCl —>??? Các bạn có thể nói cho mình biết sách hóa phân tích nào viết thể được không Còn các chất trên khi vào nước thì đương nhiên là phân ly rồi, nhưng chỉ có sự hòa lẫn vào nhau thôi chứ là sao lại có thể có pứ đc nhỉ. NaOH + HCl (chuẩn) = NaCl + H2O vậy 1 chất là sản phẩm của phản ứng làm sao lại tác dụng ngược lại với chất ban đầu khi pứ này không thuận nghịch, rất dễ xảy ra Không thể hiểu nổi thày có ý gì, hay thầy hỏi mẹo??? Nhưng sách viết thế thì???
trời ơi sách để học mà sao ghi tầm bậy vào đc với lạicó sự khẳng định của thầylà "nó là chất chuẩn gốc rất tốt " thế mới hay chứ ai giải thích dùm đc ko các cao thủ phân tích đâu hết rồi help chúng tôi đi tuần sau thầy cho bài kiểm tra chắc hỏ câu này wé >.<
Ừ, đúng rồi, mình cũng là khóa 06 đây. Thầy Đông nổi tiếng là khó tính mà, cho đề thi khó chết mồ. Nhìn cuốn phân tích 2 mà thấy chóng mặt quá. NaCl là chất chuẩn rất tốt cho p/ư chuẩn độ acid-base, lên google tìm mà chẳng thấy gì cả. Tụi mình add nick nhau trên YM để lập room rao đổi học tập đi. Mình cũng giới thiệu cho các bạn một vài sách về phân tích 2 mà các bạn có thể tham khảo :
- HÓA HỌC PT ĐỊNH LƯỢNG - NGUYỄN TINH DUNG - NXBGD
- CƠ SỞ HÓA HỌC PT - HOÀNG MINH CHÂU - NXBGD
Mình mới check thấy chất chuẩn gốc cho acid là Na2CO3, và dùng acid này chuẩn độ baz. Còn NaCl là chất chuẩn cho phản ứng tủa AgNO3. Không biết sách có ghi nhầm không. Chuyện các thầy biên soạn chính xác nhưng khi đưa lên nhà xuất bản ĐHQG-HCM hay Ban xuất bản trường KHTN TPHCM, biên tập và đánh máy lại, thì chuyện sai sót là chuyện thường ngày ở huyện, ko có gì đáng ngạc nhiên.
Hôm nay thầy có hỏi cả lớp là các em có thấy gì lạ không ? Thẩy không ai phát hiện, thầy mới nói là NaCl. Thầy còn nói là cái này đặc biệt, về nhà tìm hiểu thêm, em lên google tra mãi chẳng thấy gì cả. Mặt khác, cái này không phải đánh máy mà là chính chữ của thầy CÙ THÀNH LONG.
vậy dựa trên độ dẫn điện của dung dịch xem sao. độ dẫn điện của dung dịch NaCl rất khác so với dung dịch acid hay baz.
Đồng ý với bạn các chất được dùng để xác lập độ chuẩn của dd acid là Na2CO3 , Borax , Na2C2O4 , oxit thủy ngân Nhưng (lại 1 chữ nhưng) đúng là có dùng NaCl để chuẩn độ bazo thật các bạn a. Cái này mình toàn làm để xác định dung lượng trao đổi của nhựa cation hoặc anion mà lúc chiều lại quên béng đi mất. Thầy Đông của các bạn hỏi khó thật, cái này chỉ những ai từng làm qua TN này mới biết chứ hỏi SV bụt 1 câu như vậy thì khó quá. Nguyên tắc là thể này các bạn ạ Hoạt hóa nhựa trao đổi ion CATION hoặc ANION (cái này phải biết chính xác) Cho 1 lượng cx NaCl (hoặc KCl) vào khi đó với nhựa K sẽ đấy ion H+ ra còn nhựa A sẽ đẩy ion OH- ra (lượng acid hoặc bazo tuong đương với lượng NaCl đã lấy) R-H + NaCl <–> R-Na + HCl Thu dung dịch và Binh định mức và thêm nc tới vạch Lấy dung dịch ra và tiến hành chuẩn độ axit - bazo với chất chỉ thị phenolphthalein
Cơ bản là thế còn nếu thầy hỏi pp này ưu việt hơn các pp khác ntn thì mình thua luôn
À sách hpt các bạn nên tìm cuốn Cơ sở hóa học phân tích (tập 2) của AP.Kreskov do Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu dịch Cuôn của thầy Hoàng Minh Châu viết chung với thầy TVNghi, TV Mặc các bạn chú ý sách đấy có nhiều chỗ chế bản sai đó nhe
Gợi ý ở đây là dùng “ionit”, hay nhựa trao đổi ion!
mình ko hiểu khi qua cột trao đổi thì cột có giữ lại ít sẩn phẩm ko hay thu được 100% sản phẩm
Nó là quá trình trao đổi trên nhựa nên chắc không giữ lại H+ hoặc OH- khi ta tiến hành rửa nhiều lần bằng nước cất
ai cần phần mền đáng công thức toán học để làm tường trình phân tích thì có file nè có vài bạn đã hỏi tui cách đánh công thức toán trong word bằng chức năng Equation Editor tui thấy nó thường là đòi đĩa CD. nên thôi đã vậy thì cài cái Math type này luôn đi http://www.dessci.com/en/products/mathtype/trial.asp chúc các bạn làm tốt bài tường trình nhé.
cái chuẩn độ này thì dùng phương pháp như huy_hpt là đúng rồi sau khi dùng thì chỉ cần ngâm nhựa lại với dd acid và baz là cột nhựa sẽ no lại ngay có thể dùng tiếp được. đây hình như cũng là cách nhận biết dung dịch có 2 ion coban và niken thì phải ?
phép tính này lấy mấy chữ số có nghĩa?
10exp-2*9.73/10.00=0.00973
độ lệch chuẩn của pipet là 0.02 nên lấy là 0.020 hay 0.02 trả lời nhanh cho mình nha. thank’s much!
số CSCN của phần mũ ( trong đây có thể xét là 9.73) được xác định tùy thuộc vào xuất xứ của nó là số tự nhiên (số đo được từ thực nghiệm) hay số logarit. trường hợp là số tự nhiên thì kết quả sẽ là 0.00973 (3CSCN) trường hợp nó là số logarit kết quả sẽ là 0.0097 (2 CSCN) bạn có thể xem trong sách Phân tích định lượng 2 của thầy Cù Thành Long, thầy viết rất rõ!!!
Cho em hỏi tý, cái R-H mà anh sử dụng là acid yếu hả anh. Và lượng H+ được tách ra là hoàn toàn kô?