Hỏi đơn vị

Mình sinh viên Đại học Sư Phạm . Trong phân tích trắc quang, mình làm một số bài tập định lượng ion kim loại có đơn vị là MKg. Mình không biết nó là gì và bằng bao nhiêu gam. Ai biết giúp mình nữa nhé. Mình cảm ơn mọi người

- 1 mkg (1 millikilogram) = 10^-3 kg. - 1 µkg (1 microkilogram) = 10^-6 kg. - 1 Mkg (1 Megakilogram) =10^6 kg.

Cái thứ nhất và cái thứ 3 dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, với điều kiên trong câu hỏi của bạn thì câu trả lời là cái thứ nhất rồi :). Thân! (SVHHMHNNSY)

  • Theo hệ quốc tế SI (xem [u][b]Ở đây[/b][/u]) thì khối lượng được đo với tiền tố của gam, chứ không phải của kilogam. Vì vậy không có đơn vị MKg (mega kilogam) = 10^6kg mà chỉ có đơn vị Gg = 10^9g = 10^6kg.
  • Tiền tố là bội số được ghi bằng chữ In hoa. Tiền tố là ước số được ghi bằng chữ in thường. Theo như 2 ý trên thì bạn dinhthuongpham đã viết MKg là không chính xác. Vì là phân tích trắc quang (phân tích hàm lượng bé) nên mình đoán đây là mkg (tức microgam) và 1mkg = 10^-6g. Bạn thử kiểm tra lại xem có đúng không, nếu bạn đã viết đúng thì vui lòng hỏi ý kiến của giảng viên hướng dẫn nhé! Chúc bạn học tốt!

AQ viết gì mà lủng củng thế. Đơn vị khối lượng luôn đi với hậu tố gram (or gam) [không phải tiền tố gram (or gam) nhé]. Nhưng mà gram có thể được phép gắn với một hoặc hơn một tiền tố bạn ạ. Xưa giờ học chỉ thấy gram gắn với một tiền tố nên nhìn quen mắt rồi, giờ thấy những cái mkg hay µkg lạ lạ mắt, nhưng thực ra chỉ cần thay đổi vị trí các tiền tố là ra được chúng thôi. Mềnh đưa ra ba ví dụ, bạn AQ chịu khó động não ngó qua cái là thấy ngay thôi, hị hị.

Cảm ơn bạn đã! Có lẽ bạn đã tự “động não” ra mấy cái trên, còn tôi thì vẫn theo Quốc tế cho lành, chứ không dám tự suy nghĩ ra mấy cái không ai hoặc rất ít người dùng như bạn (Có lẽ do trình độ còn hạn chế:cuoimim ()

Và cuối cùng là bạn nên đọc kĩ bài viết của người khác đã nhé! (thiếu chữ của là một vấn đề khác đấy!) Chúc bạn học tốt! :cuoimim (

  1. Ờ, coi thiếu. Xin lỗi. Nhưng mà kéo áo thêm phát, diễn đạt vậy cũng chưa ổn đâu nhé. “KL đi với tiền tố của gam”, khá là tối nghĩa, hị hị.

Có lẽ bạn đã tự “động não” ra mấy cái trên, còn tôi thì vẫn theo Quốc tế cho lành, chứ không dám tự suy nghĩ ra mấy cái không ai hoặc rất ít người dùng như bạn (Có lẽ do trình độ còn hạn chế)

Quốc tế cái gì. Biết 1 mà không chịu khó tìm hiểu 2. Thế chưa nhìn thấy cái cân nào có đơn vị là Mkg hả? Không phải hạn chế mà là NR, tinh vi.

Chào các cậu! mấy cái đơn vị này đối với mình lạ quá, hihi chắc có lẽ là mình không đọc sách nhiều hay những cuốn sách có ghi đơn vị đó, mình làm phân tích trắc quang cũng nhiều tham khảo tài liệu của thầy cô trong trường điều sử dụng đơn vị là mg/lit hay ppm. Hôm nay biết đc đợn vị này thì âu cũng là mai mắn. thanks các Bạn!

Tốt nhất là bạn dinhthuongpham nên hỏi lại Thầy cô, nếu có tin tức mới thì nhớ vào đây thảo luận nhé

Đúng là đơn vị thường dùng trong các phương pháp phân tích công cụ (phân tích hoá lí) thường là mg/l (ppm) hay µg/l (ppb). Còn đơn vị mkg (hay mcg) đó thực ra chính là [b]µg /b, một số người muốn Việt hoá mà thôi.

Còn cái mkg này mà bạn hoamo nói là milikilogam thì thật tức cười! Ở chỗ cụm từ milikilogam có chữ miliước số, còn chữ kilobội số…:24h_081: Rõ ràng ta thấy sự phức tạp trong đó là thế nào! (Đối với đơn vị µkg cũng tương tự)

Cuối cùng, có phải là:

  • 1 mkg (1 millikilogram) = 10^-3 kg = 1 g - 1 µkg (1 microkilogram) = 10^-6 kg = 1mg Nếu vậy người ta đưa thêm kí hiệu mới làm gì nhỉ?:24h_081: Đôi lời trao đổi thêm!

Heheheheh, thật sự những kí hiệu này hôm nay mình mới gặp, nếu thật sự những kí hiệu trên là đúng, thì mình thấy những tác giả soạn ra kí hiệu này cũng đúng rảnh:bole ( Khì khì !

Chú ncaothach không biết giề thì nín đi.

Đúng là đơn vị thường dùng trong các phương pháp phân tích công cụ (phân tích hoá lí) thường là mg/l (ppm) hay µg/l (ppb). Còn đơn vị mkg (hay mcg) đó thực ra chính là µg (microgam), một số người muốn Việt hoá mà thôi.

AQ xem cái này đi, không có Việt hóa ở đây nhé. Xem hai bài đầu ấy, người ta sử dụng song song mkg và mcg như hai đơn vị khác nhau.

Còn cái mkg này mà bạn hoamo nói là milikilogam thì thật tức cười! Ở chỗ cụm từ milikilogam có chữ mili là ước số, còn chữ kilo là bội số… Rõ ràng ta thấy sự phức tạp trong đó là thế nào! (Đối với đơn vị µkg cũng tương tự)

Không có gì tức cười cả, AQ ạ. Kilogram vốn là đơn vị SI chính thống, gram chỉ là đơn vị suy ra thôi. Ngày xưa người ta lý luận là kg là đơn vị cơ sở của SI, nên việc thêm tiền tố vào trước Kg vẫn hợp lý, tương tự như các đơn vị cơ sở khác. Sau này họ lý luận là do bản thân kg mang sẳn tiền tố kilo rồi nên thêm nữa sẽ rối. Vậy là họ bỏ, thay vào đó các tiền tố sẽ thêm vào trước gram. Điều này cũng là sự bất bình thường đấy, nếu so sánh với các đơn vị cơ sở khác, nhưng lại ngắn gọn và hiệu quả hơn so với cách cũ.

Vậy nhé, có gì mình nhận sai hết, coi như cũng có thêm chút kiến thức cơ sở. Stop.

Ông bạn này có lẽ hơi hack đấy. làm anh em mất cả hứng