Trong hoá học 11 có chất SiH4. số oxi hoá của Si trong hợp chất trên là -4 nhưng độ âm điện của silic lại nhỏ hơn của hidro. Bạn nào biết chỉ mình vơi.<nag n=“” hh=“0,24/0,1=2,4<4<br”><t><t><x=><vco2=><v2> </v2></vco2=></x=></t></t></nag>
1.Tích số ion của nước ở 25 độ C là [H+][OH-] = 10^-14 a)Độ điện ly của nước ở 25 độ C là : A.1.8 . 10^ -7 B.0.018 C.10^-5% D.Tất cả đều sai. b)Trung bình trong bao nhiêu phân tử nước thì sẽ có một phân tử nước phân ly ở 25 độ C? A.Khoảng 10 triệu phân tử B.Khoảng 555 triệu phân tử C.Khoảng 1 tỉ phân tử D.Khoảng trên 5555 phân tử. 2.Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56.86 ml dung dịch NH3 16% ( có khối lượng riêng 0.936 g/ml) ở 20 độ C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch dịch A về 0 độ C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22.9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là: A.2.515g B.2.927g C.3.014g D.3428g Em hơi chậm 1 tí mong mấy anh chị giúp em Em thanks truớc
Câu 2 bạn tự làm được.
Câu 1 có thể là 1 số khái niệm mới. Bạn xét trên 1 lít nước nguyên chất. ==> nồng độ H+ trong 1 lít nước đó tại 25C là 10^-7 M==> tính được số mol H+ ~ chính bằng số mol phân tử nước đã phân ly. Trong 1 lít nước, ta tính được số mol nước tổng. Từ đây tính được độ phân ly alpha theo định nghĩa!
Câu b thì được khai thác luôn từ câu a.
Nhân tiện cho mình hỏi(Mình không muốn thêm topic nhiều): 1.Độ dài liên kết C là gì? có thể cho mình ví dụ chăng? 2.DD MgCl2, Ca(NO3)2 có đổi màu quỳ tím không vậy?(màu gì ạ) Thanks.
“Độ dài liên kết C” ? ko hiểu câu này! với 1 liên kết bình thường thì độ dài liên kết tính bằng khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử.
ddMgCl2 và Ca(NO3)2 không làm đổi màu quì tím.
1.Cái " Độ dài liên kết" mình xin đưa ví dụ cụ thể lun: Có bao nhiêu trị số độ dài liên kết giữa C với C trong phân tử C3H7 C6H4 CCH ( Mình không biết đánh công thức trong này Srr) A.3 B.4 C.2 D.1 2.Còn cái bạn nói là không đổi màu hén có vấn đề chút( Thực ra mình cũng nghĩ như cậu).Còn câu hỏi hén thực ra như thế này: Dung dịch muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch muối Y làm đổi màu quỳ tím hóa xanh. Đem trộn 2 dung dịch với nhau thì thu được kết tủa, X , Y có thể là A.BaCl2 , CuSO4 B.MgCl2, Na2CO3 C.Ca(NO3)2 , K2CO3 D.Ba(NO3)2 , NaAlO2 Nếu bạn đừng nghĩ cái mình hỏi cậu thì cậu trả lời cho này là câu gì? 3.Mình hỏi lun vấn đề này: Ví dụ nhé mình tính được đồng vị Cl35 và Cl37 rồi. Chừ họ bảo tính Cl35 trong 1 hợp chất nào đó cậu tính sao? Mình thanks trước
Câu 1 nó hỏi số trị số độ dài liên kết C-C, hãy tìm xem trong phân tử đó có các dạng liên kết nào giữa các dạng lai hóa của C. Cụ thể: ta thấy có 5 trị số độ dài liên kết. Kô có đáp án hợp lý! Csp3-Csp3 ; Csp3-Csp2 ; Csp2-Csp2; Csp2-Csp ; Csp-Csp.
Câu 2: Có tới 2 đáp án hợp lý.
Câu 3: bước 1: tính phần trăm Clo triong hợp chất đó bước 2: lấy đáp số của bước 1 nhân với %Cl35 mà bạn đã tính được. ôkê?
PS: đề bài đâu phải bao giờ cũng đúng :)) “Hóa học là môn khoa học thực nghiệm”, cái gì đúng với thực nghiệm thì ta chấp nhận, thực tế mình đã thử và qùi tím ko đổi màu với cả chất MgCl2 hay cũng như Ca(NO3)2.
Đề trắc nghiệm, in sai 1 vài đáp án là chuyện bình thường - đề thi đại học còn sai nữa là :))
Câu 2: B và C đều đúng Câu 3: 35Cl=( số nguyên tử . số nguyên tử có trong phân tử).100%/M Ví dụ trong KClO3, 35Cl=(x. 1).100/122,5
Dẫu sao cũng thank hai bác trên đã giúp đỡ mình @minhduy2110: Cách tính vấn đề 3 của cậu có chút vấn đề thì phải ( giống ý của mình nhưng không giống ý của thầy mình đã dạy => mình không chắc nên mới hỏi)
@kuteboy109: Cách tỉnh của cậu có vẻ giống của thầy mình (nhưng hình như là bạn thiếu cái khối lượng chính đồng vị thì phải)
Bây giờ thế này nhé: Ví dụ Cl35=75 Cl37=25.Tính %Cl35 trong hợp chất HClO4 là bao nhiêu? Mấy cậu tính thử? Thanks
Đầu tiên là bạn nên xem lại sách GK 10 thật kỹ, lấy ví dụ phía trên thì không khó để tính lắm đâu: M(trung bình của Cl)=(35.75+ 37.25) /100=35,5 (đvC) —>M (HClO4)=1+ 35,5+ 16.4=100,5 –>m 35Cl= (35 .1. 75)/100,5=26,12
giúp tớ làm mấy bài hóa này với mọi người ơi!!!
1/ Đun nóng a g một hợp chất hữu cơ X có chứa C,H,O mạch ko phân nhánh với dd chứ 11,2g KOH đến khi pứ xảy ra hoàn toàn đc dd B. để trung hòa hết lượng KOH dư trong B ta dùng 80ml dd HCl 0,5M. Làm bay hơi hh sau khi trung hòa cẩn thận ta thu đc 7,36g hh 2 rượu đơn chức và 18,34g hh 2 muối. Xác định CTCT của X và các chất hữu cơ trong dd B.
2/Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol este A dùng 200ml dd NaOH 1,25M, cô cạn dd thu đc 14,2 g chất rắn khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A rồi cho sp cháy lần lượt qua bình 1 đựng 171g dd H2SO4 98% thì nồng độn H2SO4 giảm 3%, bình 2 đựng dd Ba(OH)2 thu đc 19,7g kết tủa. Thêm tiếp NaOH dư lại thu đc 19,7g kết tủa nữa.
a,este là đơn chức hay đa chức b,Xác định CTCT của A
3/ chia hh 2 este mạch hở chứa C,H,O là đồng phân của nhau thành 2 phần bằng nhau. Cho bay hơi hoàn toàn phần 1 thu đc một thể tích hơi bằng đúng V của 0,96g O2. Đem xà phòng hóa hoàn toàn phần 2 bằng 400ml dd NaOH 0,1M rồi tiến hành chưng cất thì đc 1,11g hh 2 rượu là đòng đẳng kế tiếp. Cô cạn dd còn lại sau chưng cất thu đc 3,14g chất rắn A. Xác định CTCT 2 este.
Công thức của rượu 2 có thể tính như sau : Ta tính được số gam este từ tổng khối lượng của rượu và khối lượng của phần axit. Biết số mol este là 0,08 mol ta tính được M este. Gọi công thức este là CxHyOz thì 12x + y + 16z = M. Biết M và biết z = 4 ( vì có 2 chức este ) ta tính được 12x +y. dùng phương pháp chọn lọc kết quả khi thay các giá trị thích hợp của x và y ta xác định được giá trị x và y phù hợp, từ đó xác định được công thức phân tử của este và suy ra được công thức của rượu còn lại. Mình chỉ đưa quy trình thôi còn bạn tự tính toán nhé!
Bài 2 : Từ số mol của este và NaOH ta có tỉ lệ số mol este : NaOH là 3:5, vì người ta không nói dùng vừa hết nên trong trường hợp này NaOH sẽ dư và este là đơn chức. Ta tính được M phần axit của este dựa vào lượng chất rắn thu được ( gồm muối Na của este và NaOH ). SP cháy cho qua H2SO4 ta tính được lượng H2O, từ lượng kết tủa thu được 2 lần tính được lượng CO2 ( tổng lượng kết tủa là BaCO3 ) -> xác định được công thức phân tử của este -> CTCT
haha đang dọc đề bài cuốn hút, tơi khi thu được 0.448l DKC thì bó tay, hok biết khí gì cả
Ag tác dụng với HNO3 chỉ có thể cho NO2 thôi, tính khử Ag rất yếu.:cam (
Bài này nhìn sơ qua nhận thấy có 6 ẩn là tối đa và có đủ 6 số liệu để giải quyết 6 ẩn này! Tất cả chỉ còn dựa vào biến đổi toán học.
Bài này ko có gì khó. Chỉ cần suy luận ngược là OK. Từ lượng NO2 tính được lượng Ag (mol ) -> số mol axit -> số mol aldehyde (D) -> số mol ancol (C) -> M ancol. Từ số mol NaOH tính được tổng số mol axit và este -> số mol ancol, biết số mol ancol ( tổng của este và ancol) tính được số mol este và suy ra số mol axit. Từ đây quay trờ lại dữ kiện của phần 1 đốt cháy ta có thể xác định được công thức của axit ( do đã biết số mol của từng chất và xác định được công thức của rượu, gọi công thức của axit là CxHyO2 ta lập được 2 PT từ số mol của CO2 và H2O).
Từ 1 tấn quặng pirit chứa 72% FeS2: 18,4% CuFeS2và 9,6 tạp chất ko cháycó thể điều chế được bao nhiêu lít dd H2SO4 98(d=1,84g/ml).Biết hiệu suất thu hồi SO2khi đốt cháy đạt 95,5%,hiệu suất oxi hoá đạt 90%và lượng axit bị mất mát là 5%. Mình nghĩ mãi mà ko ra ! các bạn giải thích hộ mình hiệu suất thu hồi và hiệu suất oxi hoá là gì nhé! cảm ơn các bạn trước nhờ các bạn mà mình cũng mở mang ra nhiều:010:
Mình còn muốn hỏi về kinh nghiệm học tốt hoá của các bạn nữa! Những công thức toán lý mình còn nhớ được nhưng mấy pt hoá học dài dài thì khó nhớ quá ! mong các bạn chỉ bảo:24h_021:
Em thân mến, bài này em viết phương trình rồi từ từ giải ra.
Trong trường hợp này thì hiệu suất oxi hóa có thể là hiệu suất khi đốt cháy FeS2 và CuFeS2, và cả khi oxi hóa SO2 thành SO3 (đề không nói rõ). Ví dụ trong trường hợp SO2 -> SO3, HS oxi hóa là 90% nghĩa là 1 mol SO2 chỉ thu được 0.9 mol SO3 mà thôi. Thực chất đó là hiệu suất phản ứng.
Hiệu suất thu hồi là khái niệm dùng trong hóa học thực nghiệm và công nghiệp. Ta luôn bị tổn hao hóa chất và ít khi thu được hoàn toàn lượng chất sinh ra (trong trường hợp này là SO2). Giả sử ta thu được n mol SO2 với hiệu suất phản ứng là h1, hiệu suất thu hồi là h2 thì cuối cùng, ta sẽ được n thực tế thu được = h1.h2 x số mol SO2 trên lý thuyết.
Thân!
Cái này làm bằng tay thì hơi lâu nên phải áp dụng toán học cho nó nhanh, công thức như thế này, các bạn tự chứng minh nha: Số công thức=C (k-1)/(n+k-1) +k là số đồng vị. +n là chỉ số.
Cách làm trên chính là bảo toàn rồi đó bạn: FeS2–> 2H2SO4 CuFeS2–>2H2SO4 -Đây là bảo toàn S