Bạn ơi Fe2+ tại sao có cấu hình …3s2 3p6 3d6 mà không là …3s2 3p6 3d5 4s1 để lợi về năng lượng . Cu có cấu hình …3s2 3p6 3d10 4s1 Cu+ có cấu hình …3s2 3p6 3d10 (lợi về năng lượng) Cu2+ có cấu hình …3s2 3p6 3d9 (không lợi về năng lượng) nhưng Cu2+ bền hơn Cu+ Nhờ các bạn giúp tôi hiểu thêm nhé . Cám ơn các bạn nhiều .
- Thứ nhất bạn nên nhớ nguyên tắc cho nhận e: Cho e phải từ ngoaì vào trong; nhận e chỉ nhận vào lớp ngoài cùng.
- Vậy Bạn đã hiểu vì sao Fe2+ lại là…3d6.
- Với Cu2+ vấn đề có khó hơn, nếu dùng định tính thì nên hiểu e cuối của 3d10 mới ở 4s bão hòa gấp vào nên không ổn định kém bền vững dễ bị tách để tạo Cu2+ và khi đó hệ trở nên bền hơn khi tách e chưa ổn định đi.(Bạn có thể có cách giải thích khác)
Em nghĩ chúng ta không nên xác định Cu+ và Cu2+ cái nào bền hơn chỉ dựa vào cấu hình thế ạh !!!.. phải xét nó vào trong hợp chất nào đó… và xét nhiều yếu tố để kết luận …!! vd dụ như trạng thái liên kết, nhiệt động v…v…
Xét theo cấu hình thì Cu+ bền hơn, nhưng thực tế vì sao Cu2+ phổ biến hơn Cu+ thì còn phải xét đến nhiều yếu tố khác.
Để xét độ bền của 2 ion cùng 1 nguyên tố thì phải xét tới năng lượng ion hóa, khả năng solvat hóa. Cấu hình Cu+ bền hơn Cu2+ chỉ nói lên yếu tố năng lượng ion hóa thôi, Cu2+ có khả năng solvat hóa mạnh hơn Cu+ nên có thể bù đắp lại. Hem biết đúng không?
Cu có cấu hình …3s2 3p6 3d10 4s1 Cu+ có cấu hình …3s2 3p6 3d10 (lợi về năng lượng) Cu2+ có cấu hình …3s2 3p6 3d9 (không lợi về năng lượng) nhưng Cu2+ bền hơn Cu+
CuO sau khi nhiệt phân tới nhiệt độ rất cao (khoảng 1000 độ C) thì bị phân hủy tạo ra Cu2O. Vậy theo bạn cái nào bền hơn cái nào 1 số muối của Cu cũng có hiện tượng tương tự.
Cấu hình Cu+ bền hơn Cu2+ chỉ nói lên yếu tố năng lượng ion hóa thôi, Cu2+ có khả năng solvat hóa mạnh hơn Cu+ nên có thể bù đắp lại. Câu này của nobitu23 rất đúng, trong dung dịch thì Cu2+ bền hơn so với Cu+ nhưng trong dạng tinh thể rắn thì Cu2+ khi bị nhệt phân mạnh sẽ thu được Cu+.
Bạn ơi Fe2+ tại sao có cấu hình …3s2 3p6 3d6 mà không là …3s2 3p6 3d5 4s1 để lợi về năng lượng .
Có thể dùng công thức kinh nghiệm của Slater để kiểm chứng lại xem cái nào hơn bạn nhé. Ở Cr có dạng d5s1 và Cu là d10s1 bởi vì chúng đều ở dạng nguyên tử trung hòa về điện và e nhảy từ 4s vào 3d. Còn ở đây là cation Fe2+ 3d64s0, cớ gì e lại phải nhẩy lên 1 lớp khi mà không có năng lượng kích thích mà nguyên tử lại đang ở trạng thái ion (+) hút e rất mạnh?
về cấu hình e của các ion sắt thì bạn nên dựa vào công thức gần đúng slater để xác định. Cu+ có cấu hình bền hơn Cu2+ nhưng các hợp chất của đồng thường gặp ở trạng thái Cu2+ là do nhiệt hidrat hóa của Cu2+ âm hơn Cu+,và năng lượng được bù trừ bởi năng lượng mạng lưới