hix, em đợi mãi mà ko thấy ai học Chemistry/Chemical Engineering ở UK cả … em đang học AS và muốn biết thêm chi tiết về apply vô uni của 2 ngành này … có phải là học uni theo Chemistry mất 3 năm xong rồi có thể apply PhD ở Chemical Engineering ko ạ? hay là phải học lại uni của CE? với lại hướng nghiên cứu là mình tự chọn hay là nó có list các hướng rồi mình chọn ạ? nếu có list thì các anh có thể post lên đc ko ạ? thanks mọi người trước
Mình đã sang Anh được gần 1 năm và học A-lvls. Post bài này để bạn nào có interest trong việc học A-lvls ở Anh tìm hiểu đc kĩ hơn cách học tập và ăn ở.
Đầu tiên là về việc học. Nếu bạn đã được nhận vào học ở A-lvls thì tốt nhất là nên chọn trước cho mình 4 môn sẵn, khi sang sẽ có người điều hành giáo dục của trường hỏi bạn chọn môn nào. Có gần 60 môn để chọn trong đó có khoảng 40 môn academic. Các môn này sẽ được chia vào 5 blocks A, B, C, D, E. Các bạn phải chọn môn sao cho ko bao giờ có 2 môn trong 1 block.
Nếu bạn đi về ngành business thì những môn sẽ đc respect cao nhất của Uni là: Business, Economics. Nếu theo về khoa học thì sẽ là: Further Maths, Physics and Chemistry (1 điều đáng chú ý là ở 1 số trường nếu bạn chọn Further Maths thì bạn phải học thêm cả Pure Maths nữa). Theo các ngành khác có rất nhiều lựa chọn nhưng mình nghĩ là chủ yếu các bạn du học thì 1 là theo tài chính, 2 là theo khoa học :D.
Phân bố giáo dục của Anh có 1 số điểm đáng chú ý như sau: ở các thành phố lớn như London, Cambridge, Manchester, … và các trường tư lập, thời gian học các môn khoa học được cho phép nhiều hơn là ở các trường công lập ở thành phố nhỏ hoặc thị trấn. Tuy nhiên tiền học ở các trường này lại thấp hơn so với các trường kia. 1 điểm nữa ở các trường tư lập các bạn sẽ chỉ được học đúng 4 môn mà ko đc học nhiều hơn … nếu muốn phải đóng thêm tiền. Còn đối với trường công lập các bạn có thể học nhiều nhất là 5 môn mà ko phải thêm tiền j` cả. Ở UK, thay vì việc giáo viên phải đi đến từng lớp, học sinh sẽ phải di chuyển. Vì vậy ko có 1 lớp học nhất định nào, classmates sẽ khác nhau theo từng môn học, cũng có thể giống nếu như người đó học y hệt môn của bạn =)).
Ở Anh, sách giáo khoa dạy học sẽ do trường chọn. Có tất cả 6 boards sách giáo khoa khác nhau các trường có thể chọn: AQA, City and Guilds, CCEA, Edexcel, OCR, WJEC. Trong số này có 3 boards phổ biến nhất là AQA, Edexcel và OCR. Theo mình, AQA là board dạy kiến thức và định nghĩa tốt nhất, OCR là board dạy các kĩ năng thí nghiệm và phân tích tốt nhất, Edexcel có thêm 1 số kiến thức nâng cao cho học sinh. Dù theo board nào thì tất cả cũng sẽ có chung 1 respect giống nhau nên việc apply vào Uni của các board khác nhau cũng ko cách biệt nhau lắm :D.
Tiếp nói về việc chấm điểm và thi. Sẽ có 2 bài thi trong 1 năm và chỉ đúng 2 bài thi này là lấy điểm. Các bạn chả phải lo gì thi 15', thi 45' hay kiểm tra miệng gì cả =)), chỉ cần đc điểm cao ở 2 bài thi là ok. Thông thường các kì thi sẽ kéo dài từ 75' đến 105'. Bài thi kéo dài bao nhiêu thì điểm tổng bằng từng đó. "Therefore it's like one minute for one mark". Đối với việc thi ở UK, dễ hơn ở VN rất nhiều. Ở VN đề thi học kì ko có 1 format nhất định nào nhưng đối với UK, đề thi ra chắc chắn sẽ phải theo 1 format, chỉ cần practice làm những past papers - những đề thi trước, là các bạn có thể tự tin khi vào phòng thi. Bài thi thứ nhất thường sẽ chiếm 30% điểm tổng, bài 2 là 50%. Có ai thắc mắc 20% ở đâu ra ko? Ở A-lvls dù học môn nào thì 20% còn lại sẽ là điểm coursework. Với business, accounting, eco ... thì coursework sẽ là viết luận còn với khoa học thì là thí nghiệm. Mình học về khoa học nên lúc đầu mình tưởng coursework sẽ khá là struggling mình vì kĩ năng thí nghiệm học sinh VN đâu có nhiều :)), tuy nhiên đấy ko là vấn đề bởi chỉ cần 2 hoặc 3 buổi thí nghiệm là các bạn đã có thể biết hết các dụng cụ + tên, cách viết report, table, graph. 1 việc nữa phải làm nếu học khoa học là phải làm Key Skills. Cái này sẽ có trong hồ sơ apply Uni. Key Skills bao gồm tất cả các kĩ năng cơ bản của việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Về timetable, các bạn sẽ được ngủ nướng tới tận khoảng 8h30 vì 9h15 mới bắt đầu vào học. Tuy nhiên sẽ ko được ngủ trưa :(. Học ca sáng từ 9h15 đến 12h15, nghỉ trưa 1 tiếng for lunch, ca chiều từ 1h15 đến 4h15 tùy vào số tiết học. Bài tập về nhà bên này được giao khá ít nhưng cũng đủ để làm và hiểu bài :). Mỗi học sinh sẽ có 1 tutor - như kiểu giáo viên chủ nhiệm. Mỗi 1 tháng phải gặp 1 lần để check student's progress.
Kết quả thi cử của năm học đầu tiên AS sẽ là cái để các bạn apply vào uni. A-lvls 2 năm thì sau năm đầu tiên là phải làm UCAS để apply rồi. Sau khi apply nếu trường nhận thì họ sẽ gửi cho mình yêu cầu là năm A2 phải đạt được kết quả bao nhiêu để vào trường của họ. Năm AS nên là năm các bạn phải có nhiều nỗ lực và cố gắng nhất để đạt kết quả cao.
Giờ đến phần ăn ở. Chắc mọi người có ý định sang cũng biết hết các kiểu ở rồi mình ko nói thêm nữa. Về ăn thì phải nói là rất ổn :)). Nếu bạn ở thành phố lớn thì ko phải lo ko có đồ Việt vì ở Chinatown có hết, nhưng ở thành phố nhỏ thì có khi phải vài tháng mới đc ăn 1 lần. Ăn bên này là dùng dĩa, thìa và dao ... ko có đũa đâu nhé :)). Các shop thực phẩm lớn nhất bên Anh gồm có TESCO, ASDA, Sainbury's, Iceland, Mark & Spencer ... Mình highly recommend TESCO, Sainbury's và Iceland =)) vì mình toàn mua đồ ăn vặt ở đây =)). Những món ngon bên này khuyến khích 2,3 ngày làm 1 bữa : pasta, pizza, cheesecake .... 1 món mà các bạn ko thể tránh được trong 2 ngày liên tiếp đó là CHIP - i.e POTATO CHIP :D. Lifestyle thì tùy các bạn nhưng bên này các trang thiết bị và vật chất để hoạt động thể thao rất nhiều và cost rất là reasonable hoặc là free nên là bên cạnh việc học, hoạt động thể chất để đảm bảo sức khỏe là điều nên làm.
Nào, bây giờ bạn ốm ... Báo ngay cho tutor để người ta báo nghỉ cho bạn ko thì bạn sẽ mất attendance, cái này mà rớt khỏi 80% là việc renew visa khá khó. Nếu bạn cảm thấy thuốc thang mang từ nhà sang chữa đc thì cứ thử. Nhưng nếu nặng quá phải nói ngay cho host family nếu ở host hoặc self-catering hoặc bảo warden nếu ở KTX. Các bạn đừng ngại tốn tiền chữa vì sức khỏe là trên hết. Vả lại nếu các bạn mặc ấm với hoạt động thể chất ok thì ko ốm đc đâu mà.
An ninh bên Anh thuộc vào loại an toàn nhất ở Europe, ko như ở Nga, hay các nước khác. Tuy nhiên để an toàn, tốt nhất là về nhà trước 10h hoặc phải có nhiều người đi cùng. Về chuyện đi lại thì taxi ở đây là thuộc hạng xa xỉ, vé tàu ở đây rất rẻ, nếu bạn đặt trước thì rẻ nhất là 3 bảng, sau đó dao động từ 5 bảng đến 50 bảng :-SS. Xe bus cũng rẻ nếu như đi vé tháng, còn như trên London thì 2 bảng là 1 ngày đi xe buýt thoải mái, 5 bảng để đi tàu điện ngầm thoải mái :P.
1 số Chinatown ở các thành phố như sau: London, Manchester, Portsmouth, Southampton ... liệt kê ra để các bạn khi nào thấy nhớ nhà thì lên những chỗ này mua đồ châu Á về ăn cho đỡ nhớ.
Mình viết xong rồi :D. Có thể nhiều quá mình ko viết đủ nhưng như trên là gần như bao quát hết cuộc sống học tập và ăn ở tại UK rồi. Hiện mình đang học ở Chichester College, Chichester, West Sussex - phía Nam của Anh :D. Các bạn muốn thêm chi tiết cứ hỏi, mình sẽ reply ASAP :D.
Hi, cũng quan tâm đến du học ở UK nên hỏi bạn 1 chút Đầu tiên là về việc học. Nếu bạn đã được nhận vào học ở A-lvls thì tốt nhất là nên chọn trước cho mình 4 môn sẵn, mình sẽ chọn như thế nào, có danh sách sẵn hay tìm kiếm thông tin để chọn lựa ở đâu? khi sang sẽ có người điều hành giáo dục của trường hỏi bạn chọn môn nào. Có gần 60 môn để chọn trong đó có khoảng 40 môn academic. Các môn này sẽ được chia vào 5 blocks A, B, C, D, E. Các bạn phải chọn môn sao cho ko bao giờ có 2 môn trong 1 block. block là gì và tại sao không nên trùng block. có phải giờ học không?
Nào, bây giờ bạn ốm … Báo ngay cho tutor để người ta báo nghỉ cho bạn ko thì bạn sẽ mất attendance, cái này mà rớt khỏi 80% là việc renew visa khá khó. Nếu bạn cảm thấy thuốc thang mang từ nhà sang chữa đc thì cứ thử. Nhưng nếu nặng quá phải nói ngay cho host family nếu ở host hoặc self-catering hoặc bảo warden nếu ở KTX. Các bạn đừng ngại tốn tiền chữa vì sức khỏe là trên hết. Vả lại nếu các bạn mặc ấm với hoạt động thể chất ok thì ko ốm đc đâu mà.
Nghe đồn bên UK miễn phí y tế trừ mắt và răng, té gãy xương cũng được mổ miễn phí!
Hỏi thêm 1 chút về những phút đầu tiên, đặt chân xuống sân bay rồi ta làm gì nữa? :24h_012: Overall, thanks loccachua thật nhiều về những thông tin hữu ích
Về phần chọn môn học thì khi đại diện của trường sang phỏng vấn họ sẽ đưa cho mình danh sách những môn học và tùy lựa chọn. Đúng chóc là các blocks là giờ học, thường thì những môn nhiều học sinh học sẽ được xếp ở các blocks khác nhau, VD: toán được đặt ở ít nhất 3 blocks, để cho nếu có trùng với môn nào có thể chuyển sang block khác được. Để có thể được miễn phí thì bạn phải làm bảo hiểm y tế :D. Khi bạn sang sẽ có tổ chức y tế của Anh gửi giấy báo đến tận nhà và hướng dẫn cách đi làm bảo hiểm, bảo hiểm này ko hề mất tiền vì vậy nên các bạn ko cần phải lo. Còn vế vấn đề mổ thì mình ko biết vì tiền sử là hình như chưa có ai bị nặng đến thế :P. Sau khi bạn đặt chân xuống máy bay, bạn phải trình visa cho 1 hải quan ở đó rồi đi kiểm tra y tế ngay tại sân bay. Thủ tục kiểm tra và quá trình kiểm tra khá nhanh gọn, chỉ có chụp X-quang với tim phổi bình thường thôi :D. Nếu là lần đầu tiên lạ nước lạ cái, thì trước khi sang ở nhà phải nhờ trung tâm tư vấn liên hệ với trường tìm phương tiện đưa bạn từ sân bay tới hẳn nơi ở. Mong là bài trả lời trên đáp ứng được thắc mắc của bạn.
Em sắp đi trường chichester vào tháng 9 tới. Định học kinh tế Nhưng cũng không rõ về trường này lắm chỉ nghe thông qua các công ty tư vấn nên không mấy an tâm về chất lượng. Nên em muốn hỏi kỹ hơn về chất lượng trường này. Em biết trường công lấp không thể tốt hơn trường tư thục vì trường tư chăm sóc sinh viên rất kĩ, Nhưng nếu em chăm chỉ học thì liệu có cơ hội vào các trường hàng đầu như Cambridge, Oxford, LSE,… hay không? Em thấy rằng một khi ai có ý chí thì trong môi trường nào cũng có thể học được và em rất tự tin vào khả năng tự học của em, cái em quan tâm vẫn cứ là chất lượng của nhà trường. Em đăng kí ở homestay có share phòng. Còn sách bên Anh em thấy rất đắt, nên đa số em định đến thư viện, quyển nào quan trọng em mới mua, nhưng em thấy học sinh ở trường chichester rất đông liệu có đủ sách mượn ở thư viện không? Em có được mượn sách về nhà không? Nếu được thì được quyền mượn bao nhiêu quyển? Em học kinh tế nên định chọn bốn môn: toán, toán cao cấp, kinh tế, kế toán như vậy liệu có ổn không? Một lớp trung bình bao nhiêu học sinh? Sinh viên Việt Nam mình hiện tại là bao nhiêu? Giáo viên có nhiệt tình không ạ? Em thắc mắc chỗ nào không hiểu hoặc có bài khó hỏi nhiều hoặc hết giờ học ở lại hỏi liệu có sao không? Là sinh viên quốc tế thì các bạn bên trường có chơi thân được không? Em sợ vì mình là sinh viên quốc tế nên sẽ không được hòa đồng. Em chưa có bằng IELTS, nhưng IELTS hiện tại của em khoảng 5.5. Được học bổng 50% sang bến đấy em nghe chị tư vấn bảo vì chưa có bằng IELTS nênsẽ kiểm tra trình độ tiếng anh nếu không đủ điểm phải học học tiếng anh đúng không ạ. Nếu chăm chỉ làm bài tập, đến lớp đủ tăng cường khả năng giao tiếp thì một năm trình độ IELTS có thể lên được bao nhiêu. Em lo lắm, lần đầu tiên xa nhà, không biết bên đấy thế nào, có nhiều thắc mắc có gì xin các anh chị chỉ bảo cho. Em cám ơn À còn hoạt động ngoại khóa có những môn gì? Nhà trường có tổ chức đi tham quan không. Em ở homestay phục vụ 2 bữa sáng tối còn trưa ở trường, tiền ăn trưa khoảng bao nhiêu. Em định mua xe đạp bên đấy có đắt không?, laptop thì em mang sang. Bên đấy có những ngày nghỉ gì kéo dài trong bao lâu? Ở bên Anh có tổ chức học thêm như ở việt nam không?
Hi,
Rất nhiều bạn khác như bạn đã bị sốc khi ngày đầu đặt chân tới xứ sở sương mù này.
Sốc về văn hóa , sốc về tốc độ học tập và thảo luận trong lớp, giảng đường, sốc vì cách học theo nhóm, sốc vì chuyện đi lại , sốc vì các thủ tục an ninh, sốc vì chuyện đi làm thêm kiếm tiền trang trải,…
Trường hợp của bạn, vẫn còn mù mờ về chuyện đăng ký học/ sinh hoạt nên bạn cần:
Hỏi bên tư vấn tại VN/ phòng đào tạo của trường đó tại Anh về:- các chương trình học một cách cụ thể cho từng semester (học kỳ)
-
Đồng thời hỏi : Thủ tục đăng ký (visa, nhập học, nơi ở, thư viện, thực nghiệm, chương trình cộng đồng,các loại thẻ mà sinh viên sẽ cần phải có để trình diện khai báo, đóng phí học tập…) –> mẫu đơn, nơi liên hệ, người liên hệ, thời gian định kỳ.
-
Về chuyện ăn ở: quy định của nhà trọ, ký túc xá, quy định nấu ăn tại phòng hay tại bếp tập thể, hướng dẫn về khu giặt giũ.
-Vấn đề share phòng: bao nhiêu người ở một phòng, quốc tịch? Các tiện nghi trong phòng (có bàn tự học? đường truyền wifi hay internet? lò sưởi?)
- Về di chuyển: Bản đồ từ nơi ở đến nơi học, bản đồ khuôn viên trường, tuyền xe buýt, giá vé, trạm ghé, quy định sử dụng xe -loại xe trong khuôn viên trường, vị trí chợ, nhà thờ gần nơi ở hoặc gần trường, các khu phục vụ sinh viên trong trường.
Phải biết chắc rằng qua trao đổi trực tiếp ( với nhà tư vấn) và e-mail ( với phòng Đào tạo- quản lý sinh viên bên trường đó), bạn có các bằng chứng cụ thể bằng văn bảng bảo đảm cho bạn về các điều kiện/chất lượng dịch vụ tư vấn thông tin, và các hướng dẫn cụ thể.
Các bạn trong diễn đàn nếu có trải qua và kinh nghiệm khi học ở trường này thì cũng nên giúp bạn này thông tin như bạn ấy cần và như đưa ra thêm ở trên.
Chuyện bạn học giỏi, chứng tỏ khả năng thì đương nhiên việc xin học bổng và đăng ký lên tiếp các ĐH danh tiếng tại Anh là không khó. Cái chính là bạn cần phải biết mình đang ở đâu, khả năng như thế nào và cách bạn thích nghi với môi trường mới.
Thân,
Teppi
Mình thấy hỏi như thế thì kỹ quá! Bạn đi bên công ty tư vấn nào? Mình đi bên Sunrise Do mình chưa làm xong visa nên tình hình nhà ở homestay bạn share phòng … Nhà trường chưa gửi giấy chi tiết. Mình có liên hệ với 1 số anh chị bên đấy thì bảo cái đấy không cần thiết: Sang bên đấy rồi sẽ biết hết đường, chương trình học cũng vậy,… Cái quan trọng là học tốt tiếng anh. Nhân tiện hỏi luôn IELTS mình 6.0 đã đủ học chưa? mình sang sớm 1 tuần để làm quen trước (yêu cầu bên trường) À chichester có dạy Economics và Furthermath không? Thấy người bảo có, người bảo không chẳng biết đường nào mà lần.
Hi, mình không phải du học sinh, cũng chưa ra nước ngoài bao giờ nhưng cũng biết chút chút về du học Anh nên xì pam chút xíu. nếu em chăm chỉ học thì liệu có cơ hội vào các trường hàng đầu như Cambridge, Oxford, LSE,… hay không? Em thấy rằng một khi ai có ý chí thì trong môi trường nào cũng có thể học được và em rất tự tin vào khả năng tự học của em, cái em quan tâm vẫn cứ là chất lượng của nhà trường. Bạn nói bạn có ý chí và tự tin, nếu điều này kèm theo kiên trì và giữ vững phong độ, tinh thần tốt, là bệ phòng tốt cho bạn vào các trường hàng đầu nước Anh. Mọi cây đại thụ đều bắt đầu từ mầm non yếu ớt, đừng quá lo lắng về những chọn lựa ban đầu, những nỗ lực sau đó là cần thiết hơn, chút bạn thành công! Còn về chất lượng trường thì bạn cứ tham khảo rank, ở Anh có hệ thống xếp hạng và đánh giá giáo dục, kèm theo kiểm tra rất nghiêm ngặt, có thể tin tưởng vào điều này. Tham khảo thông tin về sinh hoạt, trường học, … mọi thông tin đều có ở Hội đồng Anh, 20 thụy khuê hà nội hoặc 35 lê duẩn tpHCM Những thắc mắc thông tin bạn liệt kê bên dưới có thể hội đồng Anh cũng giải đáp được, nhưng không rõ ràng, nếu đã có trường học thì bạn cứ liên lạc trực tiếp với họ, hoặc khi vừa đến nơi, những tutor ở đó có nhiệm vụ giúp đỡ bạn, tất nhiên free, chỉ có điều nếu bạn nhiệt tình với họ thì họ sẽ cởi mở lại, bạn đóng tiền học chứ không học free nên không có lý gì họ làm khó bạn. 1 người bạn của tôi nói rằng bạn ấy hỏi thầy nhiệt tình quá, sợ thầy phiền, ai dè sáng hôm sau ông thầy chạy xuống tận căntin ngồi giảng bài cho nó, còn tình nguyện photo tài liệu, hướng dẫn sách ở thư viện để đọc thêm, làm nó cảm động suýt khóc Về chuyện IELTS thì nó là thi cử thôi ^^ nói như vậy vì mình có nghe 1 người nói rằng dù có IELTS 9.0 thì qua đó 5 tuần đầu tiên bạn cũng chẳng nghe được người ta nói gì. Mà thầy mình nhận xét rằng cái này cũng đúng, vì đi thi bạn chỉ làm học thuật và đánh giả kĩ năng, còn đời thường thì nó khác, giao tiếp hằng ngày đâu có ai lôi văn phong trịnh trọng ra mà nói, những cái slang phải học từ từ, nhưng yên tậm, nói như vậy không phải điểm IELTS vô nghĩa, nó đã chứng minh bạn đủ năng lực học tập tại Anh, chỉ là bạn phải cố gắng thêm thời gian đầu để thích nghi, đừng quá lo lắng nếu ban đầu chưa giao tiếp tốt. Mình kiếm thấy website trường bạn học, nó có ghi số điện thoại liên lạc ở trang đầu, bạn căn cứ vào đó gọi hỏi nó thử, trong course có Accounting and Finace, chắc là thuộc economics :D, còn furthermath thì mình không biết http://www.chichester.ac.uk/Courses/Course-Browsing/ btw, 5.5-6.0 IELTS với college mình nghĩ là uki, nhưng nếu chưa có bản hardcopy của trường gửi sang thì hơi khó xin visa, theo thông báo thể lệ tính điểm xin visa mới của hội đồng anh, bạn liên hệ để biết thêm chi tiết.
Hỉ! Cảm ơn bạn rất nhiều. Mình cũng đã hỏi chị tư vấn rồi. Tùy từng năm, năm nào ít học sinh đăng kí thì môn đó nhà trường không dạy nữa nhưng năm vừa rồi thì không biết thế nào? Còn economics là một môn học, không phải là accounting hay finance đâu
Nhà trường đã gửi giấy nhập học chính thức của trường sang rồi. Lịch appointment là 15/7 chị tư vấn bảo không có vấn đề gì.
uki, congratulation, hope for new and bright prospect for you! :24h_094:
Có tài liệu hay về kinh nghiệm du học Anh, post lên cho các bạn nè
UK Alumni Talk - cuộc trò chuyện trong tháng 6 của Hội đồng Anh sẽ giúp học sinh tìm hiểu về học tập tại Vương quốc Anh. Chương trình có sự tham gia của giáo sư Dave Burnapp từ trường đại học Northampton, Anh quốc.
Giáo sư Dave Burnapp đã có rất nhiều dự án nghiên cứu về sinh viên quốc tế, sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn đa dạng về cuộc sống và học tập tại nước Anh. Phần chia sẻ kinh nghiệm của các cựu du học sinh Anh sẽ đem lại những minh họa thực tế nhất.
Tại buổi nói chuyện, giáo sư Dave Burnapp sẽ đem đến những thông tin thú vị liên quan đến những tìm hiểu của ông về sinh viên quốc tế tại Anh: những mong đợi của sinh viên, những khó khăn họ thường gặp để hoà nhập với phong cách sống và học tập tại Anh và bí quyết để vượt qua. Các phương pháp đào tạo cơ bản mà các trường đại học ở Anh áp dụng: bài giảng, hội thảo, tự học, thảo luận, phương pháp luận…cũng sẽ được giáo sư trình bày với sự minh hoạ thực tế từ kinh nghiệm chia sẻ của các cựu du học sinh Anh.
Giáo sư Dave Burnapp đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực phát triển giáo dục tại nhiều nước trên thế giới như Algeria, Trung Quốc. Vì vậy ông có những hiểu biết sâu sắc về sinh viên quốc tế. Các công trình nghiên cứu của ông được chính phủ Anh đánh giá cao và ông được bổ nhiệm là National Teaching Fellow (Giảng viên cấp Toàn quốc). Cuốn sách “Getting Ahead as an International Student” của ông sẽ sớm được Open University Press xuất bản trong năm nay.
Các cựu du học sinh Anh tham gia vào buổi nói chuyện tháng này là Chu Minh Tâm, đã từng học tập tại Anh từ bậc dự bị đại học lên đến đại học và tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài chính và ngân hàng quốc tế của trường đại học Reading; và Nguyễn Xuân Dương, tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài chính quốc tế tại trường đại học Westminster. Những phương pháp học tập đã được hai bạn áp dụng trong quá trình học tập tại Anh, những kỹ năng đã giúp ích cho các bạn để đạt được thành công trong nghề nghiệp hiện tại… sẽ được Tâm và Dương chia sẻ tại buổi nói chuyện này.
chào các bạn, mơ ước của mình từ nhỏ là được du học ở bên Anh đó, giờ mình đã đi làm và đang muốn thưc hiện ước mơ của mình, muốn học thạc sỹ quản trị kinh doanh nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép nên mình muốn tìm trường đại học nào đó của Anh đặt tại Việt Nam để theo học theo kiểu du học tai chỗ đó, hihi, ( chi phí sẽ đỡ hơn), bạn nào biết giúp mình với nha, TKS
có trường hợp nào thi rồi, đậu rồi, nhưng ngành học đó không nhiều người học, rồi mình lại không được học không nhỉ? Rơi vào hoàn cảnh đó thì đúng là …digital