Các bạn ơi , học môn Phân tích 2 ( thầy Long)dễ lắm, chỉ cần sưu tầm đề của các năm trước rồi học thuộc là ổn. Đề thi thì các anh chị thi rồi nhiều người có, mình khéo mượn là xong thôi. Học thuộc đề rồi đi thi thì không dưới 8 điểm. Lưu ý câu không biết làm thì không nên đánh đại để bị trừ điểm. Ai mà không có đề thì coi chừng học nhiều mà thi rớt bịch bịch đó nha. Thầy ra nhiều câu lạ lắm, mình thấy đây không phải là vấn đề chính mà thầy lại hỏi mới kỳ chứ. Chúc các bạn sưu tầm đề thành công.
Nghe bạn nói vậy chắc bạn là chuyên gia sưu tầm đề rồi, vậy bạn post lên vài cái cho mọi người tham khảo luôn nha.:quatang(
Học như kiểu bạn có thể điểm rất cao nhưng kiến thức của bạn tôi kg biết tới đâu nữa. Dù sao cũng cảm ơn bạn giúp thầy cô nhìn ra những gì cần thay đổi để sinh viên mình học tốt hơn.
Nhiều bạn học Phân tích 2 cảm thấy có quá nhiều công thức không thể nhớ hết đươc. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì không cần nhớ công thức làm gì Nếu các bạn hiểu được bản chất của hệ số F thì có thể chứng minh công thức rất dễ dàng Mình cũng đã truyền đạt kinh nghiệm này cho nhiều bạn cùng khoá 2002 và kết quả khá tốt Khi còn học mình có thể chứng minh ra công thức bất kỳ trong vòng khoảng 10giây Thời gian còn lại dư sức để tính toán và trả lời trắc nghiệm Nên nhớ học là để hiểu nha các bạn
Đúng đấy, phải có cách học sao cho phù hợp chứ kg phải học đối phó.
quanph nói như vậy là không đúng rồi, phải nói là “kiến thức hóa phân tích 2” của bạn không biết tới đâu mới đúng. Bạn này chỉ bàn tới môn Hóa Phân Tích 2 thôi, không tin quanph cứ hỏi minhtruc (trực tiếp ở Phân tích) xem có cách nào khả thi hơn để đạt điểm 9-10 môn này mà không phải học trước các câu không-thể-suy-luận-được trong đề thi không?
Không những môn Hóa Phân tích 2, Hóa Chất Rắn, Hóa môi trường nữa…
Thầy Long có một nhược điểm là: đề thi năm nay vẫn lấy lại đề thi năm trước, thành ra đã có nhiều trường hợp các bạn sinh viên học theo kiểu “Hi sinh đời bố, củng cố đời con”, nghĩa là học kì này vào thi môn của Thầy Long nhưng không làm bài mà chép đề về nhà, năm sau thi lại nhằm kiếm điểm 10 !! Vấn đề ở đây nằm ở chỗ cả người ra đề lẫn người đi học. Chuyện người ra đề như thế nào ta hãy khoan bàn tới, mà bây giờ ta bàn chuyện người đi học đã. Tâm lý sinh viên ai cũng thích điểm cao, nhưng có người lại thích điểm cao bằng chính nỗ lực học tập của mình, nhưng có người lại thích điểm cao mà chẳng cần tốn nhiều công sức bỏ ra cho lắm (có chăng chỉ tốn công sức sưu tầm đề). Đánh giá chất lượng một sinh viên nhìn vào điểm học tập của sinh viên đó chỉ đúng được 50% (và lại nhất là trong tình hình hiện nay). Một người có khả năng làm việc tốt không chỉ đòi hỏi các kiến thức gói gọn trong sách vở nhà trường và đòi hỏi một tổng hợp các kiến thức tự nhiên, xã hội và kỹ năng sống. Mô hình giáo dục ở nước ta muốn đạt được điều ấy, song cách thực hiện,xét ở khía cạnh này hay khía cạnh khác lại không được như vậy (Nhưng tôi xin phép được dừng lại việc bàn luận vấn đề này ở đây). Sinh viên mình đi học chỉ chú tâm đạt được điểm cho cao mà không nghĩ đến những cách làm việc, không rèn luyện cho mình kỹ năng sống thì không thể nào thành công được. Thực tế đã cho thấy có nhiều bạn sinh viên học giỏi (thể hiện qua điểm tổng kết cao) nhưng ra trường làm việc rất khó. Những kỹ năng sống và làm việc thì làm sao những môn như Hóa Phân Tích 2 cho các bạn được. Vậy các bạn tự hỏi mục đích học tập của mình là gì? Là điểm cao chăng? Nếu thế thì mình đã trả lời sai trong câu hỏi mà thời cuộc đặt ra. Tất nhiên, muốn làm việc được mình phải có vốn kiến thức chuyên ngành nhất định, đó vẫn là nền tảng quan trọng nhất. Rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, khả năng làm việc tập thể, không ngại khó và chủ động trong học tập thì có lẽ ra trường bạn đủ cứng cáp lắm rồi đó, những điều đó được các Thầy cô đánh giá cao hơn là điểm số nhiều (các bạn yên tâm học tập rồi nhé). Rồi sau này, trong công việc các bạn sẽ thấy phần lớn các kiến thức mình học dường như không ăn nhặp gì cả, như vậy nếu mình không có kỹ năng làm việc từ việc học các môn học trong nhà trường thì khó có thể làm việc lắm. Nói như vậy không có nghĩa là mình xem thường các môn học ấy, mà nó chính là cái gốc để mình vươn xa hơn nữa đó. Ai đã ra trường đi làm rồi thử ngẫm lại xem có đúng không. Trước đây, mình cũng có ý nghĩ giống nguyencyberchem về kiến thức mà đề thi môn Hóa Phân Tích 2, tuy nhiên sau này, có điều kiện học tập chuyên sâu hơn mình nhận thấy trong đó có những câu hỏi ẩn chứa những hàm ý sâu xa mà mình không nghĩ tới. Bản thân mình cũng có nhiều điều kiện tiếp xúc và gần gũi với Thầy Cù Thành Long, cũng hiểu ra nhiều ý nghĩa sâu xa mà Thầy không viết trong giáo trình (Và mình cũng hay nói với sinh viên của mình là quả thực đây có thể nói là một giáo trình qúy khó có thể tìm được giáo trình nào tốt hơn thế nữa). Nhưng chính vì thế mà mình cũng lo, bởi vì cách học và cách dạy của Thầy Long như vậy trong tình hình hiện nay có lẽ lại không còn phù hợp nữa, các sinh viên rất khó tiếp thu. Một khi đã khó tiếp thu thì khó có thể tránh khỏi sự hiểu lệch lạc, hoặc không thấy được bản chất vấn đề, hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều này giải thích tại sao các bạn vẫn than phiền về đề thi của Thầy Long khó là như vậy. Học giỏi thì điểm sẽ cao, nhưng không có nghĩa điểm cao là học giỏi. Nói đến đây hẳn Hoang08032006 cũng đã ngầm hiểu ý minhtruc muốn nói gì rồi. Đến một lúc nào đó Hoang08032006 sẽ cảm thấy điểm số cao rồi cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa, mình đừng để lãng phí thời gian sinh viên đẹp nhất trong đời của mình. Hy vọng mình chỉ nói vài lời như vậy, nhưng nó chứa đủ những hàm ý mà mình muốn nói. Chúc Hoang08032006 và các bạn nhiều thành công. PS: Cho mình gửi lời khen tặng tới ngoctukhtn: học phải như vậy chớ.
ngoctukhtn ơi, đã giúp thì giúp cho trót. Bạn chỉ mọi người cách chứng minh công thức khi hiểu bản chất hệ số F đi. Mình học lâu quá nên quên hết rồi. Vả lại hồi đó mình học quá trời mà thi được có 7 điểm, may mà không rớt. Phải chi lúc đó gặp hoang08032006 thì tốt quá rồi…hehe…
Thông thường nếu chứng minh công thức theo kiểu của thầy Long sẽ rất dài Mình sẽ làm một thí dụ về chuẩn độ đơn acid để các bạn có thể hiểu cách suy luận: Với đơn acid yếu HA, ptpu: HA+ OH -> A +H2O Khi F=0 có nghĩa là chưa chuẩn độ gì cả [H]= căn bậc hai (KaCo) tức là pH=1/2(pKa+pCo); Co là nồng độ acid ban đậu Đây là công thức cơ bản cho học sinh cấp 3 Khi F=0.5 nghĩa là đã chuẩn độ được một nửa thì [HA] =[A], từ pt Ka= ([H].[A])/[HA] suy ra [H]=Ka nên pH=pKa Khi F=0.99 tức là đã chuẩn độ được 99%, [HA]=0.01[A], tương tự suy ra [H]=0.01Ka suy ra pH=pKa+2 Khi F=1.01 tức là chuẩn độ dư OH, [OH]= 0.01[A] và nên nhớ là [A]=CoD (D là hệ số pha loãng, đây là cái cần nhớ) nên pOH= pA+2=pCo+pD+2 Muốn tính pH tại F=1 thì chỉ cần cộng hai pH ở F=0.99 và 1.01 rồi chia đôi là ra Khi F= 2 tức là chuẩn độ dư OH 100%, [OH]=[A] suy ra pOH= pCo+pD Có thể tính sai số chỉ thị như sau: Khi chuẩn độ với Fcuối<1 (tức là F cỡ 0.99 hay 0.98 gì đó) thì lý luận như trên ta sẽ thấy là [HA]/[A]=1-F mà [HA]/[A] thì bằng [H]/Ka suy ra Delta = F-1 = -[H]/Ka = -10(E-pT)/Ka, Delta%= số đó *100. Khi chuẩn độ với Fcuối>1 (tức là dư OH) thì [OH]/[A]=F-1 suy ra delta=[OH]/CoD, thế số vào tính ra tương tự như trên Các bạn xem lại có chính xác không nhé Nhưng nói trước là phải tự làm ít nhất một lần cho mỗi công thức để nhớ cách suy luân. Đối với phần chuẩn độ tạo phức hay kết tủa thì làm cũng theo phương pháp như vây.
Uả, các công thức trên thầy Long không dạy trong lớp ah, mình nghĩ các bạn được thầy Long dạy hết rùi chứ. @Minh Trúc: đúng là cuốn Phân Tích Định Lượng của thầy Long soạn rất hay, độc đáo và chính xác. Tuy nhiên không phải ai cũng nhìn ra được điểm này. Ví dụ như mấy công thức tính sai số, thầy luôn kèm theo công thức là tính cho chất nào dư. He he, dù gì thì mình cũng thích học thầy Long nhất.
uh, sách thầy viết khá đầy đủ rồi, ở nhà đọc sách cũng đủ rồi vì trên lớp thầy cũng nói trong sách cả thôi. Nhớ năm xưa, thầy toàn dạy vào sáng thứ 7, hic, lúc đó mình phải về quê nhà mất rồi, nên mới chỉ được học thầy có 2 tiết thôi. May mà có giáo trình đầy đủ.
Tất nhiên là công thức thầy Long đều ghi trong sách cả rồi nhưng mà đi thi thì thầy đâu có cho đem sách vô Nếu ai có trí nhớ tốt thì nhớ hết mấy cái công thức loằng ngoằng đó chứ mình thì chịu thôi Mình chỉ muốn nêu ra một cách học đơn giản, không cần vận dụng trí não nhiều mà vẫn có thể nhớ lâu
Không biết nhớ mấy cái công thức này để làm gì, mình nghĩ phải thay đổi cách dạy thôi.
Việc thay đổi thì ngay cả đến minhtruc ở bộ môn phân tích cũng biết là phải tiến hành rồi. Vấn đề là ai có thể góp ý với thầy Long thôi
Thực ra khi mình dạy bài tập cho các bạn sinh viên năm 2, mình đâu có dạy học thuộc công thức đâu. Nó có cách học cả đấy chứ. Nếu ngoctukhtn chỉ mất 10 giây thì mỉnh chỉ mất khoảng 5 giây để tính xong một F và khoảng 15 giây để vẽ xong đường loga. Hehe, không phải là học thuộc công thức đâu nha.
Mình thấy, ở trình độ ĐH, nên giảm bớt cường độ tính toán sẽ hay hơn. Ví dụ việc tình F này, hoàn toàn có thể lập trình rất đơn giản bằng các hàm IF AND OR…, nên cũng không cần thiết lắm phải nhớ. Mình nghĩ nên dành nhiều thời gian cho kiến thức hơn. Giống như mình làm việc với tụi Pháp nè, PhD rồi postDoc mà mỗi khi tính khối lượng phân tử của các khí như N2O, C3H8, tụi nó phải lấy máy tính rồi bảng tuần hoàn ra xem, rồi quy tắc tam suất thì phải viết ra 2 dòng chứ không tính luôn như mình. Nhưng bù lại, khả năng suy luận, tổng quát vấn đề thì tụi nó rất giỏi. Mình nghĩ đây cũng là 1 hướng giáo dục hay, cái gì cần nhớ thì nhớ, cái gì có thể ghi vào bộ nhớ ngoài thì không nên nhớ.
Yeah Yeah. Anh Nguyên nói đúng rùi. Mình học theo kiểu nhồi , học nhiều nhớ ít , suy nghĩ cũng ít nốt. Tuy nhiên vẫn có những người học rất giỏi và suy nghĩ cũng tốt. ^^