Câu này để trả lời chung cho một số bạn có hỏi riêng minhtruc:
Để học môn phân tích điện hoá cần đọc một số sách sau:
Giáo trình phân tích điện hoá của BM. Hoá phân tích
Ngoài giáo trình trên, cần đọc thêm trong các tài liệu về điện hoá cơ bản (tiếng Việt cũng có, tiếng anh cũng có)
Học trên mạng với các tử khoá: “Potentiometry”, “Ion selective electrode”, “pH glass electrode”, “Reference Electrode”, “pH titration”, “Coulometry”, “voltammetry”, “polarogaphy”
Như vậy thôi… Chúc mấy em học tốt.
Em tới trường ĐH KHTN Tp.HCM 227 Nguyễn Văn Cừ Q.5 Tp.HCM, gặp các sinh viên chuyên ngành hoá phân tích mượn photo, giáo trình này lưu hành nội bộ trong BM, không có nhà xuất bản.
Thầy có thể giới thiệu một số địa chỉ mail của các bạn học chuyên ngành hóa phân tích để cho em giao lưu trong việc học tập vì em ở Cần Thơ muốn lên Sài Gòn photo tài liệu học tập chuyên ngành là cả một vấn đề. Vì vậy, nên em mong muốn các bạn giúp qua đường thông tin và bưu điện. Thanks.
bài tập điện hoá : phần cực phổ ai giải giúp cái
Định lượng Zn2+ trong hỗn hợp của Zn2+ và Ni2+ theo phương pháp cực phổ
a) để ghi được sóng cực phổ của Zn2+, có thể chon nền cực phổ nào trongcác nền cực phổ dưới đây (giải thích):
nền NaNO3, pH=7 với [NaNO3] =1M
nền NaCN dung dich đệm pH=7 với [NaCN]=1M
biết rằng nền trung tính , thế bán sóng của Ni2+ =- 1.05 V ; của Zn2+=-1.02 V
b) định lượng Zn2+ dựa trên sóng cực phổ trên nền thích hơp băng phương pháp thêm chuẩn, cân 5.000g mẫu rắn, hoà tan thành 200ml dung dịch mẫu :
dung dịch M1 : 5.00ml dung dịch mẫu pha thành 100.00ml dung dịch đo
dung dịch M2 : 5.00ml dung dịch mẫu , thêm 4.00ml dung dịch chuẩn Zn2+ = 0.5 mg/ml pha thành 100.00ml dung dịch đo.
kết quả đo chiều cao sóng cực phổ như sau:
-dòng dư : ho=2.0cm
-dung dịch M1 : h1=7.0cm
Dung dịch M2 : h2=12.0cm
Tính hàm lượng ZnO trong mẫu rắn ?
Cho em hỏi câu b) dùng công thức nào trong 2 công thức sau :
với x là chất cần khảo sát:
h1=k Cx
h2=kC’ = k(Cx +Cch)
vậy ta lập tỉ lệ :
h2/h1 = (Cx +Cch)/Cx
hay :
Cx = Cch * h1/(h2 – h1)
với Cch : nồng độ chất chuẩn ta thêm vào
Cx : nồng độ dung dịch mẫu ứng với bước sóng Idx
Công thức 2)
độ cao sóng h1 của 1 thể tích xác định chất phân tích (Vx).
Sau đó thêm 1 thể tích chính xác Vch dung dịch chuẩn có nồng độ Cch và ghi cực phổ có chiều cao h2.
Cx = Cch / [ (h2/h1*(Vx + Vch)/Vch ) – Vx/Vch ]
(nếu được chứng minh công thức 2 dùm em cái) cần gấp lắm
nhanh dùm em cái nhe ! cần gấp
Ion Zn2+ bị khử ở E1/2 = -1.1 V so với điện cực calomen bão hoà.
Hoà tan 0.321 g đồng thau rồi pha loãng thành 100 ml (dd X)
lấy 5 ml dung dịch thu được thêm dung dịch đệm NH3-NH4Cl cho tới 100 ml và ghi phổ đồ.
Dòng khuyếch tán Id= 4.25 micro A
Trong 1 thí nghiệm khác ng ta lấy 5 ml dung dịch X, thêm 10 ml dung dịch ZnSO4 1,25.10-2 (M) , pha loãng bằng dung dịch đệm NH3-NH4Cl cho tới 100 ml và ghi phổ đồ.
Dòng khuyếch tán Id đo được = 19,13 micro A.
Theo đệ tham khảo sách “ một số vấn đề chon lọc của hoá học, tập 3 “
Thì người ta giải theo công thức 2 mà huynh đã chứng minh.
ở đây em thắc mắc là :
bài trước người ta cũng đem pha loãng thành 100 ml
bài này người ta cũng pha loãng bằn dung dich đệm thành 100 ml
1/ tại sau 2 cách giải này lại khác nhau, khi cùng là pha loãng
2/ huynh có tài liệu tham khảo về bài tập cực phổ này ko ? tập hay sách hay file cũng được. nếu huynh có thì gởi dùm cho đệ , tham khảo nhe huynh, kiếm bài tập về phần cực phổ này hiếm quá, nên còn hơi bị mù mờ…
Cám ơn huynh nhiều.
để chuẩn độ ampe nhôm(Al) bằngdung dịch KF 0.01 N ( để tạo thành phức (AlF6)3- ) người ta dùng ion Fe 3+ làm chất chỉ thị. Kết quả đo dộ cao sóng cực phổ trong quá trình chuẩn độ ampe như sau :
hãy tính số mg nhuôm có trong dung dịch. thank
thầy Trúc ơi! tụi em có mật mã của phantich2004@yahoo.com nhưng sao vô hoài không được vậy?
em muốn tham khảo thêm về phân tích điện hoá trong đó nhưng không mở được
Mình chỉ biết sơ sơ mong góp ý:quyet (
Ứng dụng các phương pháp điện hóa trong phân tích định lượng
Dòng chuyển chất quyết định tốc độ phản ứng, nên:
Phương trình (1)
Trong quá trình phản ứng thì nồng độ gần bề mặt điện cực giảm dần (CS giảm dần)-> dòng khử tăng dần.
Khi CS=0-> dòng khử đạt giá trị cực đại giới hạn ký hiệu là iL (dòng khuếch tán giới hạn).
phương trình (2)
iL tỉ lệ với C0 ( nồng độ trong bề sâu dung dịch). Ứng với từng nồng độ xác định sẽ có iL tương ứng đo được. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích định lượng.
Phương pháp cực phổ:
Phương trình Ilkovic đối với dòng trung bình bằng:
Phương trình (3)
Với Id cường độ dòng khuếch tán trên điện cực giọt Hg
D: hệ số khuếch tán.
M: tốc độ chảy của thủy ngân (g/giay)
là chu kỳ rơi của giọt thủy ngân.
C0: nồng độ chất.
Một trong những ứng dụng thực tế của phương trình Ilkovic là phương pháp cực phổ do Heyrovsky đề ra năm 1924. Theo phương trình này, dòng khuếch tán giới hạn tỉ lệ thuận với nồng độ chất phản ứng: id= const*C0, nghĩa là nhờ dòng khuếch tán giới hạn ta có thể biết được nồng độ chất trong dung dịch. Muốn xác định nồng độ chất phản ứng theo phương pháp cực phổ ta phải vẽ đường cong phân cực bằng máy cực phổ. Khả năng xác định C0 trong dung dịch chất điện ly rất lớn: chỉ cần một thể tích nhỏ dung dịch và trong thời gian ngắn ta có thể biết nồng dung dịch chính xác đến 10-6M.