Ai cũng biết là H2SO4 loãng thể hiện tính axit nhờ vào H+ và H2SO4 đặc thể hiện tính oxi hóa nhờ vào SO4 2- vậy mà thầy hỏi 1 câu không hiểu gì hết trơn: khi nào biết trong phản ứng là H2SO4 loãng hay đặc. Nhờ đồng bào giup dùm , thứ 2 phải có câu trả lời rồi, đặc biệt xin nhờ lớp anh chị của thầy Phú Đức giúp dùm Xin đa tạ:24h_061:
em cho tác dụng với Cu. Nếu H2SO4 loãng : Cu + H2SO4 -> không xảy ra. hiện tượng là Cu không tan ra. Nếu H2SO4 đặc: Cu + H2SO4 đặc -> CuSO4 + SO2 + H2O. hiện tượng có thoát sủi bọt khí và Cu tan ra=> tạo dung dịch màu xanh.
Lee nói đúng đó. Chỉ cần xem sản phẩm phản ứng là gì là biết liền à. Sản phẩm của h2so4 đặc thường có SO2, nói như Lee đủ để ông thầy cho 9 rồi
bỏ vô 1 tờ giấy, nó bị hóa đen là acid đặc, nó trơ trơ là acid loãng, rẻ tiền hơn xài đồng, hoặc nhỏ 1 giọt nước vô, nó tan ra là acid loãng, nó bắn tung tóe là acid đặc, còn đơn giản nhất là nhìn dung dịch, nó sóng sánh như dầu là đặc, nó loãng le như nước là acid loãng . Thân!
“khi nào biết trong phản ứng là H2SO4 loãng hay đặc.” Theo mình thì câu hỏi như vầy có nghĩ là cho 2 hay nhiều phản ứng rồi xác định xem là H2SO4 trong phản ứng là đặc hay loãng. Theo mình thì sự khác nhau của H2SO4 đặc và loãng chỉ thể hiện khi tác dụng với kim loại < Mg, khi tác dụng với các kim loại này thì H2SO4 đặc sẽ sinh ra các khí có chứ S, còn H2SO4 loãng thì chỉ sinh ra khí H2 (dĩ nhiên kim loại phải mạnh hơn H).
Theo mình đoán thì thầy bạn hỏi câu này vì muốn bạn nắm rõ hơn tính chất của dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc thôi. Bạn có thể tham khảo bài viết của anh tigerchem phía trên. Tuy nhiên có 1 điều cần lưu ý bạn lẫn là H2SO4 loãng cũng thể hiện tính oxi hóa của H+ chứ không chỉ H2SO4 đặc mới thể hiện tính oxi hóa đâu nhé :24h_016:
Phần bôi xanh hình như ý bạn là “có chứa S” phải không ? Phần bôi đỏ để bạn xem lại nhé, hổng ở nhiều điểm đấy :lon (
Mình biết tính chất khác nhau giữa H2SO4 đặc và loãng khác nhau ở nhiều điểm, là tính hóa nước và tính oxi hóa, nhưng mình nghĩ nội dung câu hỏi ở trên thì có nghĩa là , cho các phương trình có H2SO4 tác dụng sau đó hãy phân biệt pt nào là của H2SO4 đặc hoạc loãng từ đó suy ra thì chỉ có thể là phương trình về tính oxi hóa khử vì phương trình về tính háo nước thì không phổ biến. Tiếp theo, về phản ứng oxi hóa khử thì H2SO4 đặc có thể tác dụng với phi kim và kim loại, và sẽ sinh ra các khí có chứa S và các khí của phi kim, còn nếu tác dụng với kim loại thì khi mình nói rằng kim loại < Mg là mình nói một cách ngắn gọn vì mình tin là tất cả điều biết H2SO4 đặc chỉ tác dụng với kim loại yếu hơn Mg và mạnh hơn Ag, còn H2SO4 loãng chỉ tác dụng với kim loại < Mg và mạnh hơn H. Ý mình là vậy, cám ơn bạn đã chỉnh sửa giùm lỗi chính tả, và hãy cho mình biết rõ điểm mình sai khi nói “các khí có chứa S”.
trời lần đầu đặt câu hỏi đã có nhiu` người giúp vậy rùi vui ghê mặc dù ko ưa gì môn Hóa nhưng học cũng thấy vui lém nhưng có 1 chỗ mình ko hiểu về tính háo nước của h2so4 đ,vd : CuSO4.5H2O–H2SO4d làm xúc tác–CuSO4+H2O vậy H2O đi đâu ? đâu có thấ hơi nước thoát ra đâu? Mà vì nguyên nhân gì mà nó háo nước vậy?
nước thoát ra đã pha loãng acid đặc chứ không bốc hơi do lượng nhiệt không nhiều, còn nó háu nước do nó hòa tan được nước, cái này thuộc về nồng độ, nước sẽ đi từ nơi có nhiều đến có ít, muối đồng đã bão hòa không hấp thu thêm nước nhưng acid thì có thể nên nước chuyển qua đến khi nồng độ nước 2 bên cân bằng, sở dĩ muối đồng không hút ngược lại vì acid cho nhiều hơn. thân!
ơ… minh hiểu được sơ sơ nhưng cậu bảo axit cho nhiu` hơn la sao? nó cho cái gì? cậu làm ơn nói kĩ hơn mình cùi hóa le’m
Phân biệt axit đặc với loãng sao ko dùng Fe hay Al nhỉ. axit đặc nguội thì bị thụ động, loãng thì sủi bọt khí ngay :nghi (
CuSO4 và H2SO4 đặc đều là 2 đứa hút ẩm ác, nên khi cho CuSO4 ngậm nước vào H2SO4 đặc thì 2 thằng tranh nhau số lượng nước trong muối ngậm nước. tuỳ tỉ lệ, nhưng thường thì H2SO4 đặc hút nước ác liệt hơn sẽ tranh hết H2O của CuSO4.5H2O :24h_104:
cho mình hỏi 1 câu nữa để nhận biết CO2 và SO2 người ta cho tác dung với dd Br2 cái nào làm mầt màu vàng của dd là SO2 nhưng S và C có tính phi kim ngang nhau vậy tại sao chỉ có SO2 tác dụng với dd Br2
Phản ứng hóa học thì bạn phải liên hệ nhiều đại lượng lý thuyết lắm cơ! Nhìn số oxi hóa ấy, không thì tính thế phản ứng và …
??? số oxi hóa của C và S giống nhau mà -2, 0,+4, +6 còn ji` nửa ko nhỉ???
S có số oh trung gian, nó là chất khử trong phản ứng vởi brom. C trong CO2 đã đạt được số Oh tối đa, vì vậy có pứ cũng sẽ cho ra COBr, CO2Br, CO2Br2 … là các thằng tồn tại trong “khoa học viễn tưởng” :)) vì cực không bền ( Coi cấu hình e của C thì biết)
uhm đúng rùi S có số oxh +6, còn C lại ko vì thế SO2+Br2+2H2O ->2HBr+H2SO4 nên CO2 ko thể phản ứng được nhưng mà mấy cái chất bạn nói có chắc ko vậy, sao chưa thấy bao h vậy???
Hóa học có vô số chất nhìn chẳng giống ai, nếu là người đam mê và chịu khó nghiên cứu, học hỏi thì sẽ thấy thôi. Bọn nó cũng bình thường, thực tế không tồn tại tuy nhiên cũng đôi lúc được dẫn ra để chứng minh lý thuyết. Đơn cử như tại sao tồn tại COCl2 (photgen) mà lại không có COI2 … À, nhận SO2 thì dùng cách hoa hồng là tiện nhất ^^
uhm ha ông thầy có nói SO2 làm mất màu như khi tác dụng với thuốc tím, nhưng khi hỏi tại sao làm mất màu hoa thì thầy nói sơ sơ là cái gì đó liên wan đến cấu trúc gì đó ko hiểu gì hết trơn, vậy rốt cuộc trong hoa có gì??? và tính làm mất màu của SO2 còn thể hiện ở đâui nữa ko ???
Bạn đang sưu tầm phản ứng à, thế thì chọn chất rồi viết phản ứng ra, quan sát màu thì sẽ được vài phản ứng đấy. ( Qui định của diễn đàn mình là không trả lời mọi thông tin mà cần người hỏi tự suy nghĩ nữa). Về phần cánh hoa bạn lục lại forum đi (Cũng là cách để quen với kết cấu của forum mình :D) có bài viết hỏi và đã có trả lời rồi đó. Tuy nhiên không nên quá đi sâu làm gì biết chơi thôi ^^
uhm đúnng là rắc rối thiệt, mún hiểu phải có kiến thức môn Sinh, cágì mà hợp chất tạo màu:010:dáng sợ thiệt Nhưng mình thắc mắc tại sao Hoá, Sinh< Văn thì có forum còn Lý thì chẳng thấy thắc mắc wá trời mà ko bít hỏi ai