Hóa học vui Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao có hiện tượng đó?
Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxyt (nhiệt độ từ 40 đến 150 độ C). Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, phân bố đều đặn trên bề mặt vật phẩm, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, sau đó lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dàu nóng mấy phút. Nhờ đó các chi tiết sẽ được khoác một tấm áo màu lam, người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn, sau khi nhúng dầu, xà phòng, còn có thể cho vào dầu máy (dầu máy số 10) ngâm 5 phút.
Các bạn nhìn kỹ các kim chỉ trên đồng hồ đo ở các cỗ máy có màu lam đen óng ánh, giây cót đồng hồ cũng có mày lam đen đều được khoác một tấm áo như nhau.