Hóa Học trong cuộc sống-Lợi hay Hại ?

Hóa học trong cuộc sống- Lợi hay Hại

Hóa học ra đời rất lâu, có thể nói Hóa học phôi thai từ thời “khoa giả kim thuật”, đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước ở Trung Hoa, Châu Âu và Ấn Độ. Tuy nhiên lịch sử của hóa học tạo ra cột mốc lớn đánh dấu sự truong thành của mình bắt đầu từ lúc Robert Boyle tách hóa học từ khoa giả kim thuật trong tác phẩm The Skeptical Chemist (Nhà hóa học hoài nghi) vào năm 1661 nhưng thường được đánh dấu bằng ngày Antoine Lavoisier tìm ra khí ôxy vào năm 1783.

Từ lúc ra đời đến nay không riêng gì ngành hóa học mà các ngành khoa học tự nhiên khác cũng đã tạo ra được nhiều sản phẩm ứng dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người.

Trong cuộc sống hằng ngày tất cả những vật chất xung quanh chúng ta từ vật dụng hằng ngày cho đến thức ăn đều cấu thành từ những hơp chất hóa học, và ta bắt gặp được rất nhiều và rất nhiều phản ứng hóa học thí dụ như trong lúc nấu ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng trong các quá trình phân hủy trong cơ thể (hóa sinh). Sự đốt cháy cũng là một phản ứng hóa học có thể được quan sát dễ dàng. Nhuộm tóc, động cơ đốt trong, màn hình của điện thoại di động, bột giặt, phân bón, dược phẩm,… là các thí dụ khác cho ứng dụng của hóa học trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, đi đôi với những nguồn lợi mà hóa học mang đến, chúng ta cũng không tránh khỏi nhận được nhiều và rất nhiều những bất cập mà Hóa học mang đến cho con người, hay cho cá thể chạm đến nó.

Topic này sẽ bàn đến một vấn đề nóng bỏng của việc sử dụng hóa chất bừa bải cũng như những tác hại của Hóa học lên sự sống của chúng ta.

Hàn The- có phải là chất không thể thiếu trong thực phẩm

[b]Có lẻ hóa chất đầu tiên mà ai trong chúng ta cũng một lần gặp hoặc ăn phải là hàn the. Đặc biệt trong kỹ nghệ thực phẩm, muốn cho thực phẩm sau khi chế biến có độ dai, giữ độ dòn bảo quản được lâu thì một trong những hóa chất duoc dùng nhiều nhất là Hàn the. Vây Hàn the là gì, nó như thế nào mà “nổi danh đền như thế”.

Borax và sản phẩm từ Borax trong cuoc sống

Hàn the còn gọi là Borax. Đó là tên thương mãi của hóa chất sodium tetra borate decahydrate, có công thức là Na2B4O7 ngậm 10 phân tử H2O. Borax là một loại bột trắng dẽ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước ngoài tính hòa tan, chất nầy còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tử nước. Chính vì tính chất sau cùng nầy mà hóa chất trên được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm.[/b]

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

[b]Hàn the cũng là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ. Trong kỹ nghệ bột giặt, borax được dùng như một chất phụ gia để chống ẩm và không biến bột giặt đóng cụt theo thời gian vì đỗ ẩm cao trong không khí. Borax còn được dùng để khử nước “cứng” vì chứa nhiều calcium carbonate (vôi) và magnesium carbonate (thạch cao).

Vì đây là một loại thuốc sát trùng cho nên tính độc hại của nó cũng ảnh hưởng lên con người. Khi tiếp xúc với borax qua đường thực quản, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu như bị dị ứng và có thể đưa đến tử vong khi hấp thụ một liều lượng lớn. Qua đường khí quản, da hoặc mắt, cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn.

Tùy theo liều lượng của borax xâm nhập vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn tiến như sau từ nhẹ đến nặng: nhức đầu - cơ thể bải quải - mạch đập nhanh - áp suất máu giảm - có thể bị phong giựt (seizure) và đi đến bất tỉnh.

Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression), và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì hóa chất nầy sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Chính nhờ tính ngậm nước và khử trùng của borax mà còn người đã lợi dụng trong nhiều dịch vụ không chính đáng. Trong giai đoạn sau 1975, kỹ nghệ làm xà bông cây và kem đánh răng đã xử dụng borax để độ cứng của xà bông tăng và vì hấp thụ thêm nước cho nên cân lượng của xà bông nặng hơn nhưng độ sủi bọt và độ tẩy rửa rất kém so với trọng lượng. Trong kỹ nghệ kem đánh răng cũng thế, borax làm kem không bị “chảy nước” và nhờ đó có thể thêm vào nhiều vôi và magnesium vào để tăng trọng lượng của kem mà không có tác dụng gì đến việc làm sạch răng; đôi khi còn làm lở nướu răng nữa.

Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tránh, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn. Còn các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo va lâu thiu cũng nhờ borax. Đối với các loại thự c phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Đại khái trên đây là những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lạc thị hiếu của người mua.

Theo Ông Lê Thanh Hải, giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thành phố Saigon, cho biết chả lụa là sản phẩm có chứa hàn the nhiều nhất, kế đó là mì sợi. Đây cũng là hai sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng thường xuyên, đặc biệt là ở những đám cưới, đám tiệc. Trong số mẫu kiểm tra chả lụa, mì sợi được bày bán ở những chợ có hàn the khá cao, trung bình từ 70 đến 74%, riêng giò sống bán ở những chợ, tỷ lệ chứa hàn the là 45.7%.

Còn chả lụa, giò sống, mì sợi được bày bán ở những quán ăn uống bình dân, xe bánh mì thì 68% có chứa hàn the. Chả lụa bán rong tỷ lệ hàn the còn cao hơn nữa là 77%. Mục đích sử dụng hàn the, formol là để thực phẩm giòn, dai, tạo cảm giác mà người tiêu dùng thích. Hàn the khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể khoảng 15%, tập trung nhiều nhất là ở gan và não, kế đó là tim, phổi, dạ dày, thận, ruột… Khi ăn nhiều hàn the sẽ có biểu hiện khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, gây thoái hóa cơ quan sinh dục, làm suy yếu khả năng sinh sản và gây tổn thương bào thai. Formol là loại phụ gia thì có tính sát trùng mạnh, thường dùng trong y tế để ướp xác người hay xác thú vật để giữ cho lâu, loại thuốc này có thể gây ra viêm loét dạ dày và gây ung thư.[/b]

Có 1 ứng dụng rất hay của Borax là : Dung dịch Borax không màu nhưng khi chiếu đèn cực tím vào thì sẽ phát quang. Do đó, nó được dùng làm mực của viết tàng hình. Có ai thử điều này chưa? :quatang(

em có cây bút cũng để viết tàng hình, cái nắp của nó có một bóng đèn nhỏ khi muốn đọc thì chiếu đèn vào. Ra nó là hàn the à!

Formol là loại phụ gia thì có tính sát trùng mạnh, thường dùng trong y tế để ướp xác người hay xác thú vật để giữ cho lâu, loại thuốc này có thể gây ra viêm loét dạ dày và gây ung thư.

Trong các chất tẩy rửa, keo dán cũng có một lượng nhỏ formaldehyl. Formaldehyd là chất dễ dàng kết hợp với các protein trong thực phẩm tạo thành một hợp chất bền khó phân hủy, nhờ đó thực phẩm giữ được độ tươi lâu hơn. Tuy nhiên, nó đã ko còn sử dụng nhiều vì những tính chất quá độc hai. Thế nhưng Hàn the vẫn luôn tồn tại trong một số thực phẩm, mặc dù trên thị trường đã có nhiều sản phẩm thay thế hàn the (Hàn the khi vào cơ thể chỉ đào thải được khoảng 70%, phần còn lại sẽ ở trong người vĩnh viễn, cứ như thế cơ thể tích tụ ngày càng nhiều và ung thư là tất nhiên)

Chất thay thế Hàn The an toàn ??

[b]Khi sử dụng Hàn the cái lợi nhiều hơn cái hại và đặc biệt là việc sử dụng hóa chất hàn the bừa bải trong thực phẩm đã là tổn hại đến sức khỏe con nguoi. Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cấm sử dụng hàn the vào mục đích chế biến thuục phẩm. Năm 1997 nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Thị Ngọc Tú chủ trì và đã nghiên cứu thành công chế biến sảm phẩm có tên gọi là PDP ( chế biến từ võ tôm cua) . PDP có tác dụng giống như hàn the, làm tăng độ giòn, dai, sựt, mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Nó còn giúp bảo quản tốt thức ăn và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Đặc biệt, PDP có khả năng loại bỏ các kim loại nặng độc hại trong đồ uống giải khát.

Từ vỏ của thủy hải sản có thể trich và điều chế PDP

Qua kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy là PDP không gây độc tính cấp và độc tính tích luỹ, không gây dị ứng, không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, trọng lượng gan, chức năng của gan, thận, lách, cơ quan tạo máu, cơ năng tim, các chỉ tiêu sinh hóa trong máu và nước tiểu. Không những thế, nó còn có lợi cho quá trình chuyển hóa protein ở động vật thực nghiệm. Kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định bột PDP an toàn cho con người khi được dùng theo đường.[/b]

Mời các viewers tham gia gởi thông tin về điều chế PDP, và thảo luận vấn đề đang nóng bỏng này.

hoan hô Yugi, bầu Yugi làm mod cua box này quả không uổng phiếu đó nghen. Nhiệt liệt hoan hô Yugi nào. Mà ông nè, ông chỉ đưa có 3 ký tự PDP thì cũng không biết làm sao mà lần cả, nó là viết tắt của cái gì?.. đưa thêm thông tin thì mọi người mới tham gia được chứ!

Hehe…PDP là viết tắt của Polyme Dược Phẩm đó ông, tên một phòng TN ở Viện Hóa học ngoài HN. Cái này ông search từ chitosan là ok.

Cơm Nguội mô tả thử xem cây viết nó như thế nào, ở đâu bán để mình đi mua thử xem. Mình đang tò mò vế viết này quá

Mực tàng hình thì có nhiều loại và hiển thị bằng nhiều tác nhân khác nhau: nhiệt, hóa chất, ánh sáng… Các bạn có thể xem thêm ở link sau: Invisible ink - Wikipedia

Mình chưa thể nào tìm được mực tàng hình bằng dd borax. Các bạn tìm giúp với.

Nhỏ nhỏ thôi khong để người ta nói là “chạy chút” thì chết đấy.

Anyway mời ACE có thông tin thêm gì về huong nghiên cuu này cung cấp cho anh em đuoc biết

Borax còn được dùng để khử nước “cứng” vì chứa nhiều calcium carbonate (vôi) và magnesium carbonate (thạch cao).

Thank to M-K nhé, cái này nên viết lại cho đúng hơn là: Borax còn được dùng để khử nước “cứng” vì nước cứng chứa nhiều ion calcium và magnesium.

Xâm nhập “thế giới ngầm” hóa chất thực phẩm

Chứng kiến cảnh ngâm vỏ tỏi bằng muối diêm, pha cà phê cùng chất tạo bọt xà phòng, làm cọng bún trắng hơn bằng chất tẩy…thì chắc rằng không ít người phải lắc đầu vì kinh hãi!

Nghề “đạp tỏi” bỏ…muối diêm

Tại hẻm 266 đường Tôn Đản, quận 4, người địa phương gọi là “hẻm đạp tỏi” hỏi cơ sở của chị Hà (biệt danh là Hà tỏi) ai cũng biết. Chị Hà là đầu mối cho 5 hộ gia công lột múi tỏi khác. Trong vai người mở nhà hàng, cần lượng tỏi lớn, chúng tôi tới tìm hiểu cơ sở để đặt mua lâu dài…

Tỏi được ngâm muối diêm để bóc vỏ, chỉ nửa ngày sau đã chuyển sang màu vàng đục.

Bước vào nhà chi Hà, mùa tỏi trộn lẫn mùi muối diêm nồng nặc bốc lên. Dị ứng với mùi này, chúng tôi lấy tay che mũi, chị Hà nói:“Mùi này khó chịu lắm, nhưng làm riết cũng quen. Ở đây tôi bỏ mối cho nhiều nhà hàng, cơ sở với số lượng 500 kg/ngày, các anh cứ yêu cầu, bao nhiêu chúng tôi cũng đáp ứng được.”

Các thức bóc vỏ tỏi ở đây khá công nghiệp, ban đầu dùng nguyên liệu tỏi Trung Quốc tách ra từng múi cho vào một chậu nhôm có đường kính cỡ hơn 1 mét, đổ nước và pha muối diêm (hoá chất gốc Nitric - NO2 và Nitrat - NO3), ngâm khoảng 15 phút thì vỏ tỏi bong ra. Lúc này một người đàn ông mang ủng ni lông bước vào và cứ như vậy anh ta dùng chân đạp một hồi đến khi vỏ tỏi bung ra nổi kín cả mặt nước.

Múi tỏi được vớt ra trắng nõn, nhưng lúc này công đoạn bóc vỏ tỏi vẫn chưa dừng lại, tỏi được vớt ra cho vào các rổ, thau nhỏ cho 5 nhân công khác (chủ yếu là người già) ngồi tẩn mẩn gọt sạch đầu tỏi còn sót lại.

Chúng tôi hỏi có ngâm hóa chất để bóc tỏi hay không, chị Hà quả quyết: “Nhân công phải mang bịch ni lông vì sợ dầu tỏi ngấm vào chân, ở đây chúng tôi không dùng hóa chất, người ta nói chỉ là đồn thổi thôi”!

Chợ Kim Biên, đầu mối kinh doanh hóa chất tại TPHCM, trong đó không ít hóa chất công nghiệp cấm sử dụng được mua bán lén lút.

Khi bước ra cổng, hai phụ nữ ngồi trước cửa đang gọt đầu tỏi, thấy một cục muối diêm to bằng nắm tay đang để cạnh, chúng tôi hỏi đó là hóa chất gì, người phụ nữ giải thích đó là “phèn chua”? Chúng tôi đòi cung cấp tỏi sạch cho nhà hàng, không được ngâm muối diêm và phải rửa sạch bằng nước, chị Hà nói yên tâm vì cơ sở của chị đang cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn; thậm chí cả một xí nghiệp sản xuất mì ăn liền, hàng ngày tiêu thụ cả trăm ký tỏi/ ngày?

Ra về, chúng tôi được “biếu” 1 ký tỏi về làm hàng mẫu trong khi giá bỏ mối là 11.000 đồng/kg, nếu bóc vỏ tỏi nhỏ là 12.000 đồng/ kg, tỏi lớn là 13.000 đồng/ kg. Thế nhưng để qua buổi chiều, tỏi bóc vỏ bằng muối diêm từ màu trắng ngả màu vàng đục và có bốc mùi khó chịu, phải vứt bỏ.

Cà phê, mỳ, bún…cũng bị pha hóa chất

Đội trưởng Đội QLTT 5B (phụ trách địa bàn quận 5) - Ông Quang Thanh cho biết nghề “đạp tỏi” pha hóa chất khá phổ biến tại địa bàn quận 4 (các hẻm trên đường Tôn Đản) khu vực cầu chữ Y (quận 8)…Muối diêm là tên gọi dân dã, còn thực chất đây là loại hóa chất công nghiệp bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, nó là phụ chất trong chế biến phân urê, nếu dùng lâu dài sẽ nguy hiểm cho cơ thể người.

Theo ông Thanh, thực tế kiểm tra tại các điểm bán hóa chất tại khu vực chợ Kim Biên (chợ kinh doanh hóa chất lớn nhất tại TPHCM – P.V) của 51 hộ kinh doanh ở trong và ngoài chợ Kim Biên, có 14 loại hóa chất dùng trong công nghiệp và 2 loại hóa chất dùng để phân kim, xi mạ đã được bán để dùng chế biến thực phẩm.

Chất tạo bọt, tạo men đắng trong cà phê Lợi dụng tâm lý khách hàng có thói quen hay uống loại cà phê đen, đặc quánh, nhiều bọt, một số cơ sở sản xuất cà phê đã cho thêm hóa chất tạo bọt (chất Lauryl sunfate) dùng trong sản xuất xà phòng vào hỗn hợp cà phê để bán ra thị trường. Phát hiện hóa chất pha trong cà phê rất dễ, chỉ cần quấy đều ly nước, bọt cà phê sẽ nổi lên và lâu tan (trong khi cà phê nguyên chất uống ngọt, ít bọt, nhanh tan).

Sáng 22/08, chúng tôi đã thử ra chợ Kim Biên để hỏi mua hóa chất này, rất dễ dàng, một chủ cửa hàng bên hông chợ đồng ý bán với giá 32.000 đồng/kg. Nhưng khi chuẩn bị cân hàng thì ông chủ này tỏ thái độ nghi ngờ, hỏi tới lui rồi chối bán hàng cho chúng tôi.

Theo các chuyên gia y tế, chất tạo bọt này là một dạng chất độc, không được dùng trong thực phẩm, nếu dùng có thể gây tổn hại đường ruột, gan. Kết hợp với một số hóa chất khác về lâu dài có thể gây ung thư.

Đội trưởng QLTT 5B, Ông Quang Thanh còn cho biết thêm, mới đây khi Đoàn kiểm tra y tế quận 5 đi kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các quán ăn, phát hiện hầu hết các loại mì sợi, bún đều có formon (chất chống ôi thiu). Nhiều quán còn sử dụng chất Tinopal (chất tẩy trắng, làm sáng trong bột giặt) cho vào bún tươi để cọng bún trắng sáng, có độ trong hơn. Các quán này đều bị nhắc nhở, bị phạt hành chính.

Đó là kể theo phát hiện của QLTT, người sản xuất còn dùng “muối diêm” tạo màu đỏ tươi, chống hư trong lạp xưởng. Một số hộ kinh doanh thịt heo cũng sử dụng để ướp vào thịt không bán hết trong ngày. Còn trong kem đá, chất Titan cũng được dùng bỏ vào để tạo màu cho kem; chất Borax, Boric acid - tên thông thường của hàn the cũng được sử dụng để tạo độ dai, giòn cho giò, chả…

Ông Thanh nói: “Dù đã mở các đợt đấu tranh chống buôn bán, kinh doanh trái phép các loại hóa chất công nghiệp trên địa bàn, nhưng vẫn còn nhiều hộ kinh doanh buôn bán lén lút, rất khó phát hiện, xử lý”.

Theo ông, cách tốt nhất là người tiêu dùng có ý thức khi sử dụng các loại thực phẩm, chẳng hạn bỏ thói quen uống cà phê đắng, nhiều bọt…Đối với các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, khi phát hiện cần xử lý nghiêm, ngoài phạt tiền cần truy cứu trách nhiệm hình sự, như vậy mới bảo đảm đạo đức trong kinh doanh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

[RIGHT] vnn[/RIGHT]

Đây là hình cây bút tui đã mua ở một tiệm bán quà lưu niệm. Cái nắp của nó đồng thời cũng là một cái đèn phát tia cực tím. Tờ giấy trắng đó đã được viết chữ lên.(Nhưng nhìn không thấy gì đâu)

Còn đây là hình khi rọi đèn cực tím vào tờ giấy. (Cái nền đen thui là do tui chỉnh Brightness- Contrast lại cho dễ thấy đó mà, ở ngoài thì nhìn rõ lắm nhưng khi chụp hình nó lại bị chóa)

Phòng thí nghiệm thì Borax đầy nhóc, thử pha rồi chiếu đèn cực tím lên xem. Mua 1 cây viết tàng hình ở SG khoảng 20.000đ. Nếu tiết kiệm thì pha Borax vô cây viết lông nào hết mực rồi viết (nhớ rửa sạch bằng aceton trước nhé). Nhưng vấn đề là phải kiếm một cái đèn cực tím. Sáng kiến: Mua 1 cái đèn soi tiền giả, tiết kiệm được -30.000đ. Vì cái đèn soi tiền giả hình như giá tới 50.000đ lận. Ha ha…

Cậu Hoàng mua viết để đi “thi” à. Cũng nhanh tay thật hén, thi cử bây giờ phải công nghệ cao mới mong đậu được. Thiệt là…

Tìnhtrạng sử dụng hóa chất như thế này thì bênh là cái chắc rồi, chỉ tội cho nguoi dân không biết mà lần

cây viết đó ở trường em bán có 8000 hà, cũng tiện dụng lắm…

Thêm một chất nữa: Dexamethasone: có tính chất giữ nước, được dùng trong thức ăn gia súc, gà vịt để kích thích sinh trưởng, giúp tăng trọng rất nhanh (giữ nước trong tế bào cơ thể nhờ đó thịt bóng và đẹp). Lợi dụng tính chất này, có trường mẫu giáo đã trộn dexanmethasone vào thức ăn cho em bé mau “tăng cân” (ác quá)

Thịt gia súc, gia cầm qua xử lý và chế biến vẫn tồn đọng lại một phần denxanmethasone, gây tích tụ mỡ trong cơ thể dẫn đến cao huyết áp, nguyên tố flo trong dexanmethansone làm mòn xương, và nhiều tác dụng khác như rối loạn sắc tố da, giảm khả năng miễn dịch…

Thêm một số thông tin về Dexamethasone

Cong thức và tên gọi : 9-fluoro-11β,17,21-trihydroxy-16a- methylpregna-1,4-diene-3,20-dione

Dexamethasone is a synthetic member of the glucocorticoid class of hormones. It acts as an anti-inflammatory and immunosuppressant. Its potency is about 40 times that of hydrocortisone.

Dexamethason

[b]Dexamethason với tên thương mại là DECADRON và dạng bán trên thị truong dạng Viên nén 0,25mg, 0,5mg, 0,75mg, 1,5mg, 4mg, 6mg.

Nó là một corticosteroid tuyến thượng thận tổng hợp. Corticosteroid là những chất tự nhiên do tuyến thượng thận sinh ra. Corticosteroid có đặc tính chống viêm mạnh, và được dùng trong nhiều chứng viêm khác nhau như viêm khớp, viêm ruột, hen, viêm phế quản, một số phát ban trên da, các chứng dị ứng hoặc viêm của mũi và mắt.

Các corticosteroid có nhiều dạng, bao gồm viên nén uống, viên nang, dịch lỏng, kem và gel bôi tại chỗ, thuốc hít, thuốc nhỏ mắt, dạng dung dịch tiêm và tiêm tĩnh mạch. Mục này đề cập đến dexamethason được kê đơn ở dạng viên nén.

Yêu cầu về liều lượng corticosteroid rất khác nhau giữa các bệnh nhân và giữa các chứng bệnh được điều trị. Nói chung, người ta thường dùng liều thấp nhất có tác dụng. Dùng corticosteroid nhiều lần trong ngày có hiệu quả hơn, song cũng độc hơn cùng liều đó dùng một lần/ngày, hoặc vài ngày/1 lần.

Dexamethason được dùng để ức chế viêm trong nhiều chứng bệnh, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus hệ thống, viêm khớp gút cấp, viêm khớp vẩy nến, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Nhiều bệnh dị ứng nặng không điều trị được bằng các biện pháp cổ điển có thể đáp ứng với dexamethason, ví dụ hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da do thuốc, viêm da dị ứng và tiếp xúc. Các bệnh da mạn tính được điều trị bằng dexamethason bao gồm viêm da dạng herpes, chốc lở (pemphigus), bệnh vảy nến nặng và viêm da tǎng tiết bã nhờn nặng. Các chứng viêm và dị ứng mạn tính màng bồ đào, mống mắt, kết mạc và dây thần kinh thị giác của mắt cũng được điều trị bằng dexamethason.

Dexamethason cũng được dùng điều trị ung thư tế bào máu (bệnh bạch cầu) và ung thư tuyến lympho (u lympho). Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát và thiếu máu tan máu tự miễn cũng được điều trị bằng dexamethason. Một số chứng bệnh khác được điều trị bằng thuốc này là viêm tuyến giáp và bệnh sarcoid. Cuối cùng, dexamethason được dùng làm liệu pháp thay thế hormon cho những bệnh nhân mà tuyến thượng thận không thể sản sinh đủ lượng corticosteroid.[/b]

suutam va trich luoc

Dexamethasone cũng không hoàn toàn có hại đâu. Nó là một thành phần trong thuốc nhỏ mắt, trị các chứng nhiễm trùng mắt. Nó có tác dụng làm tan máu bầm, làm các bệnh nhân đau mắt đỏ mau khỏi. Dexamethasone thường dùng kèm với các chất kháng sinh khác offloxacin hay tobramicin rất hiệu quả đó.