Do phèn chua thực chất là một nhân keo, có khả năng hấp phụ các chất bẩn trong nước, bản thân của nhân keo sẽ trôi nổi trong lòng nước, nó gặp các phân tử “chất bẩn”, sẽ gây hiện tượng keo tụ, đóng thành các phân tử lớn rồi chìm xuống dưới. Đó là tác dùng làm trong nước của phèn chua.
Do thành phần chính của thuốc chuột là Zn3P2, khi chuột bị “dính” thuốc, một là nước trong người con chuột, hai là nước do chuột uống ở nguồn nước, sẽ làm thủy phân Zn3P2, tạo ra PH3. Pứ: Zn3P2+6H2O –> 3Zn(OH)2 + 2PH3 PH3 là một chất độc và chuột chết.
Cây thông có khả năng tạo ra khí ozon với hàm lượng thấp trong không khí. Khí ozon có tác dụng làm trong lành không khí, tạo cảm giác thỏai mái, dễ chịu cho con người dồng thời cung cấp thêm oxi trong không khí, tốt cho sức khoẻ. Đây là những yếu tố cần thiết cho người bệnh nên cây thông được trồng nhiều ở các bệnh viện. Tuy nhiên phải xét đến yếu tố mỹ quan, kinh tế… vì vậy không nhất thiết bất kì bệnh viện nào cũng phải trồng thông.
Sau cơn mưa thì lượng nước mưa rơi xuống đã cuốn theo bụi bặm trong không khí. Bên cạnh đó lượng muối nitrat sinh ra tốt cho cây cỏ, giúp cây sinh ra nhiều khí oxi hơn.
theo như mình học hồi lớp 12 thì trong phèn thường chứa muôí Al, khi tan trong nước thì ion Al 3+ sẽ kết hợp vơí OH- cuả nước, mặc dù lượng naỳ rất nhỏ nhưng cũng đủ để có thể tập trung được các hạt cát lơ lửng trong nước xuống đáy hồ nước, đồng thơì sẽ khiến cho Al(OH)3 kho phân ly trở laị, khiến cân bằng dịch chuyển sang hướng taọ thêm Al(OH)3 và cuôí cùng tèn…ten…ten…ten…ten…tén…ten…ten…nước sạch (dù ko được đảm bảo).hehe
sao mình laị nghe noí thêm rằng, sau cơn mưa thì có một lượng ozon được sinh ra, chính lượng ozon naỳ sẽ diệt khuẩn trong không khí, giúp không khí trong lành hơn…à mà thâý caí naò cũng đúng, vâỵ thôi biết cả hai cho đâỳ đủ…
mình có câu hỏi này muốn đố các bạn: Tại sao khi ximăng gặp nước lại đóng rắn? Mong nhận được câu trả lời của các bạn sớm!
Bm không chắc lắm nhưng cũng xin trả lời bạn như sau. theo BM, nếu giải thích theoquan điểm của Hoá keo ( vì mình đang học mà nên cái gì cũng qui về hoá keo cả ), những hạt xi măng là những hạt nhỏ, mịn, nên diện tích bề mặt của nó lớn, khi bị thấm nước, lập tức, lực thập ướt, cũng như sức căng bề mặt của nó, làm cho các hạt tự động kết lại với nhau, thành những hạt lớn, làm giảm thiểu sức căng. Đó chỉ là nhữn suy nghĩ của mình, ngoài ra, các yếu tố về cấu tạo chất BM chưa xét. Các bạn có thể cho biết một lời giải khác được không??? Chúc vui!!! :welcome ( :spam ( :rockon (
Nếu các hạt xi măng nhỏ mịn, thì bề mặt lớn, khi gặp nước, các phân tử nước sẽ bám lên bề mặt hat. Tương tự như sự hydrat hóa các ion. Như vậy thì lớp nước này sẽ phải giữ các hạt xi măng rắn tách khỏi nhau trong môi trường nước chứ BM?
À, BM hỉeu ý bạn rồi tựa như sự solvat hoá của dung môi đối với các ion chất tan chứ gì! Nhưng theo BM, hiện tượng solvat hoá chỉ xảy ra khi chất tan và dung môi có cùng bản chất phân cực, xi măng BM không biết độ phân cực của nó thế nào nhỉ? Có thể hiện tượng trên lực solvat hoá kém, do lượng nước thấm vào chỉ đủ để thấm ướt hệ các hạt ximăng thôi, ngoài ra, giữa các phân tử nước có các tương tác phụ ( như lực hút liên phân tử, hay liên kết hidro chẳng hạn) nên các hạt keo sẽ kết dính với nhau!!! Đây chỉ là suy nghĩ BM, mong các bạn góp ý thêm!!! Chúc học tốt!!! :noel6 ( Tác giả câu này cũng cho biết ý kíen đi chứ!!!
Việc các hạt xi măng thấm ướt được đã chứng tỏ tương tác giữa nước và bề mặt hạt xi măng lớn hơn tương tác giữa phân tử nước. Nếu bề mặt hạt rắn không thấm nước thì chúng ta sẽ thấy nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước tương tự như bỏ lưu huỳnh bột vào trong nước. Ngoài ra còn một điều quan trọng nữa là hệ keo không để keo tụ đến mức tạo thành một khối vững chắc như xi măng được. Các pha rắn chỉ có thể liên kết với nhau thành khối vững chắc ở nhiệt độ thường với điều kiện xảy ra phản ứng hóa học tại bề mặt giữa các hạt rắn tạo thành pha mới liên kết chúng lại với nhau. Thật ra chúng ta chỉ toàn bàn chuyên không có gốc khi chưa tìm hiểu thành phần xi măng là gì? Mời BM và các bạn khác qua box vật liệu vô cơ, mình sẽ sớm post 1 bài xi măng để các bạn tham khảo
trong noc ong đốt có chứa ion H+ khi chúng ta cho vôi vào trong vôi có ionOH- gây ra pứ trung hòa sau
H++OH----)H2O
SẼ LÀM GIẢM ĐAU
trong phèn có công thức sau:K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O khi cho phèn vào trong nước thì một phần ion Al3+ sẽ tạo kết tủa Al(OH)3 kết tủa này láng xuống kéo theo hạt bẩn làm cho nước trong.Hơn nữa ion Al3+ là ion có màu tráng dẫn tới người ta thường sử dụng nó để làm trong nước
Coi lại chỗ “có màu trắng” nhé long!!!
Máu có màu đỏ vì trong máu có "hồng cầu".Cỏ có màu xanh vì trong cỏ có chất "diệp lục" :lon (
Ý của câu hỏi là bạn phải đưa ra công thức cấu tạo của hồng cầu và diệp lục, rồi chỉ ra xem ngyên tố nào trong cái công thức đó tạo ra những màu đặc trưng như rứa!
Trả lời : Hồng cầu có thành phần chính là hemoglobin, là một đại phân tử hữu cơ có hơn 10000 nguyên tử. Chất diệp lục là chlorophyll. Chúng nó thuộc nhóm porphyrins, do 4 vòng pyrolle tạo thành, ở giữa là một nguyên tử kim loại. Ở hemoglobin, nguyên tử đó là Fe, do vậy nó có màu đỏ. Ở chlorophyll, đó là Mg. Thêm một cái nữa : hồng cầu không phải là hóa chất…
angel! bạn hỏi quá trời vậy! câu thứ 1:vì để bớt tanh phải không? hình như mùi tanh của cá là do amin phản ứng với axit phải không? Câu 2:nọc độc kiến là axit foocmic sẽ phản ứng với kiềm(nước vôi) Câu 3:có lẽ do nhựa thông bị oxi hóa sinh ozon. mà nè!bệnh viện tỉnh mình không trồng thông. ở việt nam hình như đâu phải bệnh viện nào cũng trồng thông! mình chỉ biết sơ sơ thôi trả lời đại vài câu hồi đó cô dạy.
Theo mình hồng cầu đỏ do có ion sắt 3 trong hemoglobin còn diệp lục hình như là mangan
Nhân dịp mới đọc được một câu hỏi khá thú vị nên thảo luận cùng mọi người: Tại sao máu thì đỏ và cỏ thì xanh. Tại vì trong cỏ và máu động vật đều có chung 1 loại phức hữu cơ (ai post được giùm công thức thì thanks nhiều, nó cũng khá đơn giản). trong có thì nó tạo phức với Mg còn trong máu người nó tạo phức với Fe nên tạo nên hai loại màu khác nhau. Mình muốn hỏi 1 câu: phức Fe và Mg kể trên, cái nào là phức nội, cái nào là phức ngoại, hai phức này có đồng phân hay không. phức Mg là phức với nguyên tố không chuyển tiếp (s,p) còn phức sắt là phức với nguyên tố chuyển tiếp (d) nên có thể dựa vào điều này để giải thích màu hai phức này không?