Em có đọc sơ lược wa và hiểu được chút chút về thuyết VB và VSEPR nhưng hiện em vẫn chưa có 1 tài liệu nào cung cấp chính xác về tác giả , năm ra đời cũng như nguyên nhân ra đời của các thuyết trên ! Các anh chị nào có tài liệu xin post cho em cụ thể về : -Năm ra đời -Các tác giả -Luận điểm chính -Ưu nhược điểm -Sự tương quan giữa các thuyết CỦa 2 thuyết VB và VSEPR được ko ạ ! Xin cám ơn rất nhiều !
cho em hỏi vấn đề này cái: như ta biết là HCl có tác dụng với FeS2, em muốn hỏi là HCl có tác dụng với FeS không. Bởi vì em thấy HCl không tác dụng với CuS, PbS, HgS, AgS mặc dù H2S yếu hơn HCl nhiều. Một câu hỏi ngược lại là FeCl2 có tác dụng với H2S không, và đối với FeCl3 thì thế nào. Cảm ơn mọi người trước.
FeS tác dụng với HCl bình thường, còn phản ứng ngược lại không xảy ra đâu. Còn mấy phản ứng tê xảy ra được do tạo kết tủa bền trong môi trường axit. Và FeCl3 cũng thế.
em nhớ rằng phản ứng tạo ra một chất kết tủa bay hơi hay 1 chất điện li yếu H2S là khí nên có HCl+FeS còn HCl làm sao phản ứng dc với kim lọa sau H FeCl2 +H2S ra cái gì hả bạn…tạo ra muối và axit sao…làm sao được ! chỉ có feCl3+fe=>FeCl2
hi hi ! giả sử nếu có phản ứng xảy ra nhe thì tạo thành FeS và HCl mà HCl là acid mạnh hơn H2S vậy sẽ xảy ra pư tạo FeCl3 phải ko nè vậy cuối cùng là ko xảy ra? đúng ko nè
vì chỉ một số trong mấy thằng muối trung hòa của đám đó tan trong nước thoai
2FeCl3 + H2S —> 2FeCl2 + S + 2HCl
Em đọc trong tài liệu thấy O2 lỏng hoặc rắn bị hút bởi nam châm có đúng ko ạ?
Đúng. Cách giải thích thì hình như dựa vào tính thuận từ của oxi theo MO
cho mình hỏi: các phân tử hợp chất IF7 và SiF6 (2-) có cấu trúc hình học như thế nào? chúng là phân tử phân cực hay không phân cực?
mình nghĩ là: IF7 là lưỡng tháp ngũ giác và SiF6(2-) là bát diện đều. Cả 2 đều không phân cực. Mình thực sự muốn hỏi các bạn để chắc chắn câu trả lời. Vì mình không có tài liệu nào sâu về mô hình VSEPR cả. mong các bạn giúp đỡ.
Tại sao trong phân tử H2S, S ko lai hóa. Còn có phân tử nào như thế ko :phuthuy (
Cho em đưa ra ý kiến thử nhé IF7 theo các tài liệu thì là lai hoá sp3d2f hoặc sp3d3 cái này theo như sách thầy Thiềm thì nó dạng khúc khúc nên các moment sẽ ko triệt tiêu nhau được nên sẽ là phân tử phân cực ! SF6 2- thì nếu theo qui tắc kinh nghiệm thì có lẽ lai hoá sp3d2 và đương nhiên phân tử này không phân cực rồi
Mình xin có ý kiến thế này , đây là vấn đề đã được thảo luận… và topic này sẽ bị xoá sau <Khánh vào thì delete giùm cái> Còn sau đây do bạn đã hỏi thì mình sẽ trả lời… H3P cũng là trường hợp điển hình về việc không lai hóa ^^
H2S có tài liệu nói lai hoá sp3 còn có tài liệu nói không lai hoá , nhưng theo như những bài viết của các thành viên có tên tuổi thì S của H2S đúng là không hề lai hoá Và việc giải thích tại sao thì có lẽ nó không cần phải tiêu tốn năng lượng nhiều trong quá trình hình thành liên kết và độ bền của lk cũng không quá bé đến nổi nó phải lai hoá làm gì… Vì lai hoá thì có tiêu tốn một năng lượng nào đấy và xu hướng lai hoá của ngtử trung tâm tạo ra các orbital xen phủ tốt hơn để làm bền liên kết , còn bình thường đã có khả năng bền rồi thì cũng chẳng cần lai hoá làm gì cả… vì vật chất luôn hướng đến năng lượng trạng thái cực tiểu ~~> bền mà ^^ sẽ chẳng thích bỏ năng lượng ra cũng chỉ để đạt được cùng một mục đích làm chi cả , nhỉ?
Long nói về SiF6(2-) thì đúng rồi. Còn IF7, cậu nói nó có dạng khúc khúc là thế nào? Cậu post hình vẽ lên được không? Mình mới tìm thấy tài liệu nói về cấu trúc hình học của IF7:
vàchúng ta nghĩ thế nào về sự lai hóa trong thuyết MO tại sao lại đẩy mức E của các MO ra xa nhau trái ngược với trong lai hóa thường thế còn tại sao các AO trong C lại lai hóa sp3 chúng có xen phủ với nhau đâu :yeah ( :yeah ( :yeah ( :yeah (
Mình đã hỏi ý kiến thầy và tìm đọc thêm tài liệu có nói về vấn đề lai hoá của IF7: phân tử có dạng lưỡng tháp ngũ giác và nguyên tử I ở trạng thái lai hoá sp3d3, IF7 là phân tử không phân cực
Có ai biết cách nào đơn giản để biết trạng thái lai hóa và hình học của nó không ?? Cho biết trạng thái lai hóa và hình học Cl2O7 , XeF6 với nhanh nhanh nhé mấy anh Em gần làm bài kiểm tra rồi :pocolo ( :pocolo (
Cái này tính số e chưa liên kết của phối tử trung tâm cộng với số liên kết xich ma. Chẳng hạn như trong CH4 thì tổng của liên kết xích ma (4) và e chưa liên kết (0)—>sp3. Từ đó ta thấy được trong Cl2O7 thì Clo là sp3, trong XeF6 thì Xe là sp3d2f.
À à , ý bạn nói sp3d2f hay sp3d3 sẽ có dạng ngũ giác lưỡng tháp à , ùm mình cũng thấy có tài liệu viết như thế, tuy nhiên cũng có tài liệu lại ghi một dạng khác mà mình đã đề cập ở trên , điều này chắc rồi sẽ sinh ra mâu thuẫn, tuy nhiên nếu theo luận điểm của mô hình VSEPR thì rõ ràng dạng ngũ giác lưỡng tháp ĐỀU sẽ là trạng thái bền vững , lại có một trạng thái khác bền vững không kém đó là dạng sắp xếp xen kẽ dạng tạo thành khối hộp mà tiếc là mình không thể vẽ hình được sorry. Mọi người cho ý kiến tiếp xem nào ^^ trường hợp PbO8 6- cũng là một dạng lai hoá đặc biệt đáng được nghiên cứu đấy chứ? làm sôi nổi đi nào ^^