Cái này xác định ngay đây là phức chất vô cơ, và đương nhiên nếu số phối trí là 4 và 6 thì ko xa lạ mấy, số phối trí 4 có thể có hai dạng tồn tại ko gian là tứ diện và vuông phẳng, Còn thằng phối trí 6 thì phối trí bát diện. Về phối trí 4, ta xét thêm các yếu tố như kích thước ion trung tâm (ở đây ion trung tâm có kích thước lớn) nên ưu tiên ở dạng vuông phẳng. Cl- tuy là một phối tử trường yếu nhưng theo BM nếu chỉ đánh giá định tính cấu trúc ko gian thì yếu tố bán kính ion trung tâm vẫn ưu tiên hơn. Còn nếu supergoat nếu muốn biết trạng thái lai hoá của ion trung tâm trong những trường hợp trên thì rất dễ, BM chỉ hướng dẫn hướng và bạn tự làm nhé ! Đầu tiên, bạn viết cấu hình lớp (n-1)d ns ra, sau đó, với phối tử trường yếu như Cl- mà đính vào một ion trung tâm có bán kính ko lớn thì sẽ ko xảy ra hiện tượng lai hoá trong (có nghĩa là các e sẽ sắp xếp cặp đôi trước khi điền hết tất cả các AO), còn nếu ion trung tâm có bán kính đủ lớn như trường hợp này thì có lẽ sự tách mức năng lượng trong orbital d là đủ lớn, và sẽ xảy ra sự lai hoá trong. Các cao thủ có ý kiến khác ko ạ !? :nhacto ( Chúc vui ! :noel2 (