HIỆU ỨNG LIÊN HỢP -R

Đối với cầu tạo sau -(C=O)-Z thì hiệu ứng -R giảm theo khả năng cung cấp e của nhóm Z -CHO> -CO-CH3> -CO-Cl> CO-O-CH3>CO-NH2 Giải thích chuỗi trên sau đây là đúng hay sai,Giúp mình với. Do nhóm CH3 đẩy e Còn Cl có e tự do, có liên hợp p-pi nên khả năng rút e cùa -CO giảm tiếp theo thì 2 cái đều có liên hợp p -pi tuy nhiên CH3 đẩy nên CO-Cl mạnh hơn. O có đ âm điện lớn hơn N nên CO-O-CH3 rút mạnh hơn( N dễ liên hợp hơn) Nhưng mình ko hiểu la Cl và N có độ âm điện gần bằng nhau nhưng tại sao lại có sự sắp xếp như thế. Cám ơn trước

Đối với cầu tạo sau -(C=O)-Z thì hiệu ứng -R giảm theo khả năng cung cấp e của nhóm Z -CHO> -CO-CH3> -CO-Cl> CO-O-CH3>CO-NH2 Giải thích chuỗi trên sau đây là đúng hay sai,Giúp mình với. Do nhóm CH3 đẩy e Còn Cl có e tự do, có liên hợp p-pi nên khả năng rút e cùa -CO giảm tiếp theo thì 2 cái đều có liên hợp p -pi tuy nhiên CH3 đẩy nên CO-Cl mạnh hơn. O có đ âm điện lớn hơn N nên CO-O-CH3 rút mạnh hơn( N dễ liên hợp hơn) Nhưng mình ko hiểu la Cl và N có độ âm điện gần bằng nhau nhưng tại sao lại có sự sắp xếp như thế. Cám ơn trước

hix, chả hiểu bạn đang nói gì hết, đọc chỉ hiểu mỗi câu hỏi, thôi thì trả lời luôn ! Chuỗi trên biểu thị quan hệ so sánh lực –R của nhóm –CO dưới sự ảnh hưởng của các nhóm thế khác nhau ! Lực –R sẽ càng giảm khi mật độ electron pi của –CO càng tăng, có nghĩa là khi khả năng phân tán electron của nhóm thế càng tăng ! Trong chuỗi trên, ta thấy, - NH2 có khả năng liên hợp tốt nhất, do đồng chu kì (chu Clkì 2) và có độ âm điện tương đối, ko lớn ! Tiếp theo đến -OCH3, đây là nhóm thế có khả năng liên hợp tốt, nhưng do Oxygen có độ âm điện lớn hơn Nitrogen nên so về khả năng –R, -CO-OCH3 > -CO-NH2 -Cl là nhóm cho hiệu ứng liên hợp yếu hơn N và O (vì đơn giản do khác chu kì), mặt khác, cần phải lưu ý đến khả năng hút electron mạnh bất thường của các nguyên tử nhóm hal ! -CH3 chỉ cho đơn thuần hyperconjugation effect, là một hiệu ứng có đóng góp ko đáng kể trong trạng thái tĩnh của chất, nên làm giàu mật độ -CO ko đáng kể ! -H đương nhiên là vô địch vì chả gây hiệu ứng gì hết ! Thế thôi ! chuỗi ở trên hoàn toàn chính xác ! :chautroi

khi so sánh khả năng gây hiệu ứng +R của nhóm halogen thì chúng ta có dãy sau: F > Cl > Br > I.trong khi ta có khi đi từ F - I thì bán kính nguyên tử tăng, còn độ âm điện giảm.thì càng dễ nhường cặp e để gây hiệu ứng +R ,nếu đúng ra thì chúng ta phải có chiều ngược lại mới đúng chứ phải không?

Lập luận hay nhưng thiếu, năng lượng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng liên hợp ! :leuleu (

Nếu như ở 1 chất có cả +R và -I (hoặc ngược lại) thì mật độ e sẽ do hiệu ứng nào quyết định ạ

Trong hệ thống liên hợp R quyết định hơn, I chỉ thể hiện chủ yếu khi có liên kết sigma thôi (Tất nhiên nói thế không thể bỏ qua ảnh hưởng I, nhưng trong hệ thống liên hợp thì R mạnh hơn)

Độ lớn của +R tỉ lệ nghịch với độ âm điện nguyên tử Vậy tại sa0 -NH2>-OH>-F>-Cl>-Br>-I Còn nữa : Ở vị trí o,p,m của hc có vòng benzen thì ảnh hưởng của 1 nhóm gây hiệu ứng có khác nhau ko ạ??? Mong anh giải thích rõ ràng vì em mới nhập môn còn nhiều bỡ ngỡ :24h_016::24h_016:

Khả năng gây hiệu ứng liên hợp +R của các nhóm không phải chỉ phụ thuộc vào độ âm điện, nói chung la phải xem xét đến độ linh động của các cặp e của các nhóm -F>-Cl>-Br>-I là do bán kính các nguyên tử tăng dần. Khi các nhóm thế đính vào các vị trí khác nhau của vòng benzen thì sẽ gây ảnh hưởng khác nhau.

ở vòng benzen thì nó phức tạp nắm bạn ơi ,nhưng chủ yếu bạn vẫn phải đi từ cấu tạo bền vững của vòng thôi. còn o,p,m thì khác nhau khủng khiếp luôn đó bạn, cứ tìm hiểu thêm nhé!thân!:021_002:

Thế còn tại sao -NH2>-OH Vị trí nhóm thế khác nhau gây ảnh hưởng khác ntn???Anh có thể giải thích rõ ràng ko?? VD CH3-C6H4-OH thì vị trí nào tính acid mạnh nhất :24h_125::24h_125:

NH2 liên hợp tốt hơn do N có độ âm điện bé hơn, cặp e dễ cho vào vòng hơn Với các cresol thì ortho có tính axit mạnh nhất, thường các nhóm thế đặt vào ortho sẽ có tính axit cao hơn các đồng phân còn lại do ảnh hưởng hiệu ứng ortho (chính xác là hiệu ứng không gian loại II, các nhóm thế đẩy lẫn nhau lệch ra ngoài mặt phẳng liên hợp nên nhóm OH không thể cho e vào vòng nữa), tất nhiên cũng có ngoại lệ tùy vào bản chất nhóm thế ban đầu nữa em à

Thế còn meta và para thì cái nào mạnh hơn và tại sao ạ:24h_093::24h_093:

Meta mạnh hơn para, do ở para có sự siêu liên hợp tốt hơn, nhưng sự liên hợp lại làm giảm tính axit, do nhóm CH3 là nhóm đẩy mà

Việc so sánh tính axit khác biệt ở para hay meta phụ thuộc vào nhóm gây tính axit đó là hoạt hóa hay phản hoạt hóa benzen và nhóm đang xét VD như axit m- và p-metylbenzoic với cặp m-,p- metylphenol

Tính hoạt hóa ảnh hưởng j đến hiệu ứng của nhóm thế ạ Nhân tiện anh có cuốn bt nào về phần hiệu ứng này ko.Em mới học cái nì nên loạn hết cả :24h_104::24h_104::24h_104:

Tính hoạt hóa ảnh hưởng nhiều đến nhóm thế, cái này em vào bên topic hiệu ứng mà xem, BM đã nói khá kỹ về những cái này (mức độ đại cương thôi ^^) Còn bài tập thì không có nhiều bài tập cho phần này, nhưng nó nằm rải rác trong các sách BT hữu cơ bán ngoài thị trường, em chịu khó tìm ha