kỹ thuậ gia công bằng máy đùn, nhiệt độ gia công nơi xuất xưởng từ 140-160oC, nhiệt độ gia công khi bọc kẽm từ 160- 175oC, đường kính sợi kẽm 0.7mm, không xử lí bề mặt kẽm. hiện tượng không bám dính xảy ra ngay sau khi bọc kẽm qua máng nước làm lạnh
trong quy trình bọc cáp điện loại dùng trên otô (loại này tiết diện thường nhỏ), để tránh vỏ nhựa bám quá chắc vào lõi làm khó tuốt vỏ tự động, người ta đưa lõi đồng qua môt bộ phận để nung nóng lõi lên rồi sau đó mới bọc (2 quá trình đồng thời)
trường hợp của bạn cũng thường gặp khi bọc đối với dây đơn cứng (loại cáp điện chỉ có 1 lõi đồng đặc), đó là do tính chất loại nhựa bạn bọc, bạn cứ trình bày với nhà cung cấp hạt PVC cho bạn , họ sẽ điều chỉnh thành phần cho phù hợp (cái này mình từng bị rồi và sau khi nhà cung cấp thay đổi thì ok)
PVC của bạn có quá nhiều chất hóa dẻo nên vỏ nhựa không bám được vào kẽm. Tuy nhiên, lực kéo tác động cáp đã bọc nhựa là tác nhân thứ hai trực tiếp làm nó tuột ra.Theo quan sát thì tôi thấy lõi kẽm bị tuột ra và vỏ nhựa nở chứ không co lại sau khi làm nguội. Còn trường hợp lồi kẽm ra khỏi vỏ nhựa là do có sự lệch tâm trong quá trình kéo/ quấn và vỏ nhựa chưa nguội cứng kịp sau khi đi một quãng trong máng nước.
Bạn boma đã cho ý kiến chính xác về vấn đề này. Phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu. Nếu bạn không muốn đổi nguyên liệu thì buộc lòng phải thay đổi thông số và cách thức vận hành nhiều hơn.
anh co thể cho em biết trong quá trình gia công pvc dùng để bọc như em đã trình bày như trên, thì em có thể them thành phần gì, nguyên liệu gì vào thành phân pvc cho phù hợp để đạt đựoc tính chất mong muốn
Bạn nên cho biết loại PVC compound bạn đang dùng. Việc thêm vào thường chỉ là các chất ổn định nhiệt, chất hóa dẻo, bột màu. Tuy nhiên , hiện nay, trên thị trường cũng có các PVC compund loại “ready for use”.
Bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để họ chỉnh lại công thức compound cho phù hợp.
Nhưng nếu bạn là nhà cung cấp compound thì nên làm việc với bộ phận thí nghiệm để chạy thử các mẻ khác nhau và phối chỉnh công thức theo như đã nói ở các thread trên, đồng thời tiến hành chạy mẻ sản xuất thử tại nhà sản xuất.
để tăng tính năng dẻo dai của pvc compoud và tăng độ bóng của pvccompoud (thường vỏ nhựa bọc không được bóng ) thì em phải thay đổi, điều chỉnh, them bớt thành phần nguyên liệu như thế nào, anh có thể giái thích cho em được không
anh teppi oi có thể cho em hoi được không. trong một đơn công nghệ để sản xuất hạt pvc compound thì người ta tính thành phần phần trăm dầu trong nhựa là bằng tỉ lệ dầu/ pvc resin hay tỉ lệ dầu/ cả hỗn hợp
Tôi nhất trí với ý kiến của boma,
Ứng suất nội không đồng nhất là một trong nhiều nguyên nhân gây nên sự cố trong công nghệ đúc đùn profile thermoplastic.
Compound dùng trong sản xuất profile là tiêu chuẩn chung, sai khác chỉ ở chỗ PVC của các hãng khác nhau có KLPT khác nhau mà thôi. Bạn có thể tham khảo ý kiến nhà cung cấp compound nhưng tôi nghĩ, họ cũng sẽ không thay đổi công thức. Trừ phi người mua có yêu cầu và sản lượng đủ lớn, họ sẽ phối công thức theo đơn đề xuất của người mua. Tôi nghĩ sản lượng phải đủ lớn họ mới đáp ứng được. Vả lại kể cả khi thay đổi tỉ lượng thành phần compound, chưa chắc gì đã cải thiện được độ ổn định vật liệu sau đúc.
Bên cạnh ý kiến của boma, tôi thấy bạn nên tham khảo các pp tăng cường khả năng bám dính nhựa với lõi thép phủ kẽm.
Vật liệu lõi thép loại này có những tính chất không thể thay thế và là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng lõi thép. Ta không thể thay đổi được nhưng có thể tăng khả năng bám dính của nhựa PVC với lõi thép thông qua một lớp màng tăng bám dính được phủ trực tiếp trên lõi thép mạ kẽm.
Lớp trung gian này ở dạng phức chất kẽm- sắt- Crom- Mangan phốt phát.
Độ dày màng phủ khoảng 20 micron.
Định mức vật tư khoảng 10-50 gram/m2 lõi thép tùy bề mặt.
Chi phí dùng sản phẩm này rất thấp và áp dụng rất dễ, khoảng 4.000 đ/m2.
Cơ chế tăng bám dính này có thể giải thích như sau: màng tạo thành có cấu trúc xốp hình ống, vuông góc với bề mặt kim loại nền, cho phép lớp phủ trên (PVC) thấm vào, tạo điều kiện gia tăng mức độ liên kết 2 loại vật liệu khác cấu trúc, khác độ co dãn nhiệt…
Lí thuyết này cũng đã được áp dụng rất thành công trong công nghệ màng phủ trên vật liệu kẽm hoặc phủ kẽm như sơn lót tăng bám dính cho taluy cứng, lớp giữ dầu bảo quản sắt thép, vũ khí…, lớp chống rỉ cho sắt xây dựng, sắt trang trí…
Chào mọi người!
vấn đề bạn nêu ra không có gì là phức tạp cả. những người mới bắt đầu làm cáp điện, ai mà chảng gặp phải vấn đề này chứ! Vấn đề của bạn ở đây có hai nguyên nhân: 1 là do thành phần của nguyên liệu. bạn có thể cho biết nguyên liệu bạn mua compound hay là tự sản xuất compound? 2 là do quá trình công nghệ khi gia công.
bạn cứ trả lời các câu hỏi trên chúng tui sẽ cho bạn giải pháp cụ thể.