HELP! Nhom 2A và năng lượng ion hóa

Cho CHANTHIEN hỏi : Tại sao trong nhóm 2A thì chỉ có Be, Mg và Ca là có thể nhường 3e được thôi ( có năng lượng ion hóa thứ 3 )? và theo sách " hóa học vô cơ tập 2 " của tác giả Hoàng Nhâm thì năng lượng ion hóa là : Sr 5,96 10,93 ( năng lượng ion hóa thứ 1 và 2 ) Ba 5,21 9,95 Ra 5,28 10,10

Vậy tại sao năng lựong ion hóa cùa Ba tuy nhỏ hơn cùa Sr nhưng lại lớn hơn cùa Ra ?

mình chỉ trả lời được câu thứ hai: tại vì khi Ba Sr và Ra cùng thuộc một nhóm, như vậy khi đi theo chiều điện tích tăng dần thì bán kính nguyên tử tăng, lực hút giữa nhân và các e ngoài cùng giảm, nên mức năng lượng ion hóa cũng giảm. Còn câu thứ nhất hơi lạ, lần đầu tiên mình biết Be Mg và Ca có thể nhường 3 e, bạn nào biết vào giải quyết giùm đi.

Bạn Fushina giải thích không chính xác rồi. Năng lượng ion hóa còn phụ thuộc vào yếu tố khác (ngoài lực hút của hạt nhân, tương tác giữa các electron ~~> hiệu ứng chắn electron). Hãy đề cập thêm hai đại lượng sau : Ái lực electron và độ âm điện để giải thích câu của bạn. (Dùng số liệu trong sách đi nhé). Tách e thứ ba, thứ tư hay cả một lớp e đều có thể thực hiện được, vấn đề mấu chốt là giải quyết được năng lượng mà thôi! Người ta thường làm thế để điều chế các hợp chất lạ hay chứng minh lý thuyết nào đó. Vd bạn vẫn gặp Ag2O mà quên mất còn có AgO, Ag2O3 (bền) và AgO2 đấy thôi ! Thân !

Cám ơn bạn đã giải thích giúp, tuy nhiên theo số liệu của tôi đã cung cấp ( " hóa vô cơ 2 " của tác giả Hoàng Nhâm ) thì mức năng lượng ion hóa là Sr > Ra > Ba .trong khi thứ tự trong nhóm 2A là : Sr - Ba - Ra . Như vậy trong nhóm 2A giải thích của bạn là đúng nhưng mà có sự sai lệch ở 3 nguyên tố cuối . Vậy hi vọng các bạn giải thích giúp sự bất thường này !:welcome (

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng ion hóa: Điện tích hạt nhân Bán kính nguyên tử Mức độ xâm nhập của các điện tử s>p>d Hiệu ứng chắn của lớp vỏ điện tử bên trong đến tương tác của hạt nhạn và điện tử hóa trị Độ bão hòa hay bán bão hòa lớp điện tử hóa trị Sr, Ba (chu kì 5, 6) có hiệu ứng co d và Ra (chu kì 7) có hiệu ứng co f. Nguyên nhân có hiện tượng này là do việc tăng thêm 10 điện tử vào vân đạo (n-1)d và 14 điện tử vào vân đạo (n-2)f nằm sâu ở lớp vỏ bên trong nên dù có hằng số chắn b = 0.85 vẫn làm lực hút giữa hạt nhân lên điện tử ns tăng ít mặc dù điện tích hạt nhân vẫn tăng. Sr và Ba cùng có hiệu ứng co d nhưng Ba ở chu kì 6 phía sau nên hiệu ứng co d không mạnh bằng Sr. Do đó năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của Ba sẽ nhỏ hơn Sr, và cũng nhỏ hơn Ra do Ra có hiệu ứng co f không mạnh bằng hiệu ứng co d. Năng lượng ion hóa thứ 3 của Ba và Ra không có là do lớp 5s,5p và 6s,6p xâm nhập tốt vào bên trong, được che chắn cho nên khả năng bứt điện tử từ cấu hình bão hòa này là khó, dù lý thuyết dự đoán rằng càng về sau càng dễ bứt, tức I3 càng thấp . Thân!