Tại sao khi nghiên cứu xúc tác di thể lại cần phải nghiên cứu hấp phụ ?
HEHE, 2 pha khác nhau, không có hấp phụ lên bề mặt thì làm gì có tiếp xúc, không có tiếp xúc thì làm gì có phản ứng, đúng hok nè
:24h_069:Vì xúc tác dị thể có 7 quá trình trong đó quá trình 2:hấp phụ trên bề mặt; quá trình 3 là hấp phụ vào bên trong mao quản ; quá trình 5, 6 là giả hấp phụ. Vậy muốn nghiên cứu xuc tác dị thể thì phải nghiên cứu hấp phụ.
Phản ứng có xúc tác dị thể thì thường được chia thành: 3,5,7 giai đoạn trong đó có 3 giai đoạn tối thiểu đó là giai đoạn hấp phụ và giai đoạn phản ứng trên bề mặt xúc tác và giai đoạn khử hấp phụ do vậy để nghiên cứu động học phản ứng xúc tác dị thể thì phải tính đến cả tốc độ của qt hấp phụ và giải hấp phụ.
Các bạn đang bàn luận về chất xúc tác àh! vậy cho mình hỏi điều này cái lun nha! hj
- là khi mình chọn 1 chất xúc tác thì mình chú trọng vào quá trình nào nhất.
- trong 3 giai đoạn quan trọng thì giai đoạn nào là quan trọng nhất và làm sao để biết được giai đoạn nào diển ra chậm nhất.
- làm sao để có thể tác động vào giai đoạn đó để phản ứng diển ra nhanh hơn! …mong tất cả đống góp ý kiến nha…
- hấp phụ và phản ứng
- nói về quan trong, dĩ nhiên là giai đoạn xúc tác cho pư. Còn để biết giai đoạn nào châm nhất thì phải khảo sát, vd đo độ tăng tốc độ khi tăng khả năng hấp phụ, tăng khả năng khuyêch tán … ra sao
- giai đoạn đó là giai đoạn gì bạn : nếu bạn muốn nói giai đoạn pư thì chỉ có 1 cách là thay đổi bản chất của chất xúc tác Thân
Xin chào bạn. Mình xin vắn tắt vai trò của hấp phụ trong quá trình xúc tác dị thể như sau: Quá trình xúc tác dị thể, điển hình nhất là trường hợp rắn - lỏng hoặc rắn - khí. Nghĩa là chất xúc tác ở pha rắn, chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng ở pha lỏng hoặc khí. Quá trình xúc tác dị thể bao gồm 7 giai đoạn.
- Chất tham gia phản ứng khuếch tán đến bề mặt phân cách pha rắn - lỏng (hoặc rắn - khí). Tốc độ quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào độ nhớt của pha phản ứng.
- Chất tham gia phản ứng tiếp tục khuếch tán vào bên trong các lỗ xốp trên bề mặt xúc tác rắn và đi đến tâm hoạt động xúc tác (site). Không phải tất cả các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trên bề mặt chất rắn (xúc tác) đều có tác dụng xúc tác cho phản ứng, mà chỉ các trung tâm (site) có ái lực hóa học với chất tham gia, sản phẩm của phản ứng mới có tác dụng xúc tác cho phản ứng.
- Quá trình hấp phụ hóa học, (Bạn phải phân biệt hấp phụ hóa học và hấp phụ vật lý): Phân tử tham gia phản ứng bị hấp phụ trên các tâm xúc tác. Tương tác hóa học (hình thành liên kết) giữa tâm hoạt động xúc tác và phân tử phản ứng làm suy yếu liên kết trong phân tử phản ứng.
- Quá trình phản ứng: Phân tử ở trạng thái hấp phụ phản ứng với nhau, hoặc phản ứng với phân tử khác ở pha phản ứng (pha lỏng hoặc khí) để tạo thành sản phảm phản ứng. Sản phẩm phản ứng mới hình thành này cũng bị hấp phụ hóa học trên tâm xúc tác.
- Giải hấp phụ sản phẩm khỏi tâm xúc tác.
- Khuếch tán sản phẩm đến bề mặt tiếp xúc giữa pha xúc tác (rắn) và pha phản ứng (lỏng hoặc khí).
- Khuếch tán sản phẩm từ bề mặt ra pha phản ứng. Trong 7 giai đoạn kể trên thì giai đoạn 1 và 7 được gọi là quá trình khuếch tán ngoài. 2 và 6 là khuếch tán trong, quá trình này phụ thuộc vào cả độ nhớt của pha phản ứng và cấu trúc lỗ xốp của xúc tác. Quá trình 3, 4, 5 là quá trình phản ứng xúc tâc trung tâm. Là trái tim của quá trình xúc tác dị thể. Có thể hiểu, phản ứng hóa học đơn giản là quá trình đứt gãy liên kết cũ và hình thành liên kết mới. Vai trò của xúc tác là làm giảm hàn rào năng lượng của phản ứng đó, bằng cách tương tác với cả chất tham gia và sản phẩm phản ứng, làm thuận lợi quá trình đứt gãy và hình thành liên kết. Hấp phụ hóa học trong xúc tác dị thể đóng vai trò then chốt trong tưong tác này. Ban có thể tìm hiểu thêm quá trinh xúc tác dị thể trong book: Industrial catalyst