Mình cần tìm hằng số điện môi của TCICA (trichloroisocyanuric axit) và [BMIM(SO3H)][OTf] (Imidazolium Ionic Liquid) mà thiệt tình search trong google không thấy mà cũng không biết bắt đầu tìm từ chỗ nào nữa, nhưng mà thiệt tình rất cần mấy cái hằng số điện môi này để chạy môi trường trong Gaussian cho cái luận văn của mình. Mong các bạn giúp mình với. Cảm ơn các bạn rất nhiều. :017:
Hi thomun,
Về tài liệu liên quan đến hằng số điện môi e , mình đã liên lạc được tới :
W. Mahmood Mat Yunus (Prof. Dr.)
Applied Optics Laboratory, Department of Physics, Faculty of Science, Universiti Putra Malaysia 43400 UPM Serdang, Selangor, Malaysia
E-mail : mahmood@fsas.upm.edu.my Phone Number : 603-8946 6684
Kết quả về hằng số điện môi của TCCA như sau:
Phần thực theo nồng độ:
Phần ảo theo nồng độ:
Theo tác giả, giá trị thay đổi hằng số thay đổi tuyến tính trong khoảng nồng độ khảo sát theo phương trình Fresnel.
(Fresnel equations - Wikipedia)
Nếu bạn muốn biết thêm về cách tính toán, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới tác giả.
Thân,
Teppi
Bạn dùng Gaussian để tính toán cái gì mà cần đến hằng số điện môi phức tạp thế?
Theo tác giả, giá trị thay đổi hằng số thay đổi tuyến tính trong khoảng nồng độ khảo sát theo phương trình Fresnel.
Cái link về phương trình Fresnel không liên quan nhiều gì đến hằng số điện môi của thomun cần, chắc là bác nhầm. Phương trình Fresnel nói về liên hệ của góc tới, góc khúc xạ và chỉ số khúc xạ.v.v… Để đơn giản hóa phương trình Fresnel người ta giả định hằng số điện môi trong hai môi trường bằng hằng số điện môi trong chân không.
Hi,
Trong bài báo của Prof. Dr.Yunus, tác giả đã nêu rõ việc dùng phương trình nói trên để tính ra hằng số điện môi.
Không biết bạn đã có học qua về kỹ thuật analog trong trường ĐH hay chưa? Trong cơ học, điện, điện tử thì kỹ thuật này được dùng rất nhiều. Các công thức tính toán tuy mang hình thức giống nhau nhưng có thề dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Ví dụ, ở phương trình này có thể tính cho chỉ số khúc xạ của tia sáng tới khi đi qua một môi trường. như vậy phần thực và phần ảo có thể suy ra từ góc khúc xạ, góc phản xạ.
Tương tự, khi áp một trường lên một điện môi, bạn sẽ có một giá trị tổn thất và một giá trị đáp ứng từ chất điện môi đó. Vậy phần thực và phần ảo sẽ cho biết giá trị đáp ứng và giá trị tổn hao.
Do vậy, kết quả sẽ sát với thực tế hơn là việc giả định là chân không.
Nếu có gì không hiểu, bạn vui lòng hỏi thêm tác giả để được giải thích và hướng dẫn thực hành chi tiết hơn ha.
Thân,
Teppi
Cái link trên Wiki trích trong cuốn Optics của Hetch. Mình đang cầm trong tay cuốn Hetch 2002 mà cũng không biết làm sao mà tính hằng số điện môi từ phương trình Fresnel được. Anyway, mình cũng không muốn đi xa hơn khi đọc một bài báo trên tạp chí lạ hoắc.
Bác teppi nói thế là biết không biết nhiều về optics rồi. Bác biết sao lại có chuyện phần thực phần ảo của mấy đại lượng trên không ?.
Mình cũng thắc mắc chổ này, Thomun trả lời hộ cái. Chạy môi trường trong Gaussian là sao?