Sao không đăng danh sách các luận văn tốt nghiệp ( Cử nhận-Thạc Sĩ-Tiến sĩ) của bộ môn Polymer và các bộ môn khác trong mục library để pà con dễ tìm đến nhỉ?
Mỗi năm có khoảng 150 - 200 SV tốt nghiệp, 20-50 Thạc sĩ, 2-5 TS, lấy trung bình có 200 đề tài mỗi năm nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số đó có hàm lượng khoa học cao, nếu lưu dữ liệu chỉ riêng 1 trường trong 4 năm, con số đã gần 1.000, có nên biến Library của chemvn thành Vietnamese sciendirect? Ngoài ra, những đề tài SV được phản biện nhưng không có bản sữa chữa sau cùng, do vậy trong đó cũng còn nhiều lỗi sai. Những đề tài thực hiện phần lớn là làm lại theo những bài đã đăng báo, nếu có những yếu tố mới, chắc chắn cũng đã được xuất bản trong hay ngoài nước. Nói tóm lại, tài liệu tham khảo có thể kiếm được trên mạng, chỉ là khó hay dễ tìm, cho nên con đường ngắn nhất nếu thật sự cần thiết cần luận văn đó để tham khảo là hỏi thầy cô phụ trách đề tài đó, may ra họ còn nhớ hay giữ tài liệu, và những kinh nghiệm trong lúc làm đề tài mà người thực hiện không viết ra trên giấy. Tất nhiên, bắt tay làm mới biết gian nan, còn chỉ hỏi hay tìm tài liệu, không ai nói hết bí kíp hay ngồi giải thích chi tiết cho mình nghe. Thân!
Theo cách giải thích trên thì quá ư là cục bộ. Ý kiến nêu ra của Teppi là nhằm phục vụ không chỉ riêng cho nhửng ai đang học ở trường ĐH KHTN tpHCM mà còn cho tất cả các sinh viên các trường khác - các nhà nghiên cứu giáo dục, quản lý khoa học và cả những người đam mê có thể thấy mà tìm đến.
Tôi nghĩ, mổi bộ môn có 10-20 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp mỗi năm –> dư sức đánh ra 10 dòng trên file excel về :
Tên đề tài Người hướng dẫn Người thực hiện Khóa học Nội dung tóm lượt Nơi lưu trữ Người quản lý tại nơi lưu trữ (optional)
Và như thế 10 cán bộ Đoàn hay cán bộ GD trẻ của 10 bộ môn chung tay vô làm một lầncho một năm chỉ mất có cao nhất là một ngày !
10 năm –> 10 tuần – cũng chả sao
10 trường –> 3 tháng cũng chả sao.
Nên quá đi chứ?
Thế thực sự cái gì cản trở chúng ta không thể thực hiện điều trên?
The answer is their value. We can pay money for anyway feeling free because we may earn it again in the future. But taking time for any work, we must think hard for this, is it useful or not? Come back to our problems, what is the main purpose ? We do it but don’t know who will use it? Scientists, researchers, students…? Not exactly persons, just general. I wonder how many Doctors will reference our work or they will contact the Institutes as the old ways. I support this idea but I would argue that until I know clearly the useful value of this. That means I prefer a accurate and real plan than a general things. Best regards.
Đề nghị viết tiếng VIệt có dấu. Thân Hic, nội qui diễn đàn cho phép viết bài bằng tiếng Anh mà anh!
Hey Tiger và BM,
Em nên vào xem ở trang web của Khoa Sinh Học của trường ĐH KHTN TpHCM nè. Có danh sách liệt kê ra hẳn hoi để mọi người tìm tới tham khảo và đóng góp ý kiến nè.
Sao ? Anh thấy hơi ngộ khi không thể đăng danh sách các bài lậun văn tốt nghiệp ở bộ môn polymer- sao lại hạn chế chuyện này? Danh sách thì đâu có vi phạm bản quyền đâu.
Mà như em đã nói. Chuyện quan trọng ở đây là tranh luận tại luận văn mà.
Anh thấy giá trị của mọi cuốn luận văn nào cũng có cả. Cái vấn đề chính ở đây cần được làm rõ hơn. Có thể được hay không được.
Mọi người cho ý kiến luôn đi nha.
Danh sách mà mình xem từ Khoa Sinh học là rất đáng hoan nghênh đó.Như vậy,các nhà làm kỹ thuật, tài trợ, quản lý giáo dục có thể tìm đến tham khảo, học hỏi và manh dạn tự tin để tài trợ cũng như đặt hàng liên kết nghiên cứu.
Thân,
Teppi
Hi, Thực ra không phải khoa Hóa trường ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM không nghĩ ra được chuyện đăng lên website khoa những bài luận văn các năm trước như khoa sinh đã làm, công việc này đã có từ thời của cố giáo sư Lê Văn Thới, cho tới hiện nay khoa vẫn còn lưu trữ một khối lượng đồ sộ kiến thức từ những năm trước 1975 tới nay, từ luận văn tới tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Tất nhiên khoa cũng không hẹp hòi gì mà không công bố cho các bạn sinh viên tài sản tri thức vô giá này, và bản thân em, trong những ngày đầu thành lập diễn đàn cách đây 3 năm cũng đã tính tới vấn đề này với tiêu chí diễn đàn là môi trường hỗ trợ trao đổi giữa thầy cô và sinh viên. Nhưng lý do gì khiến chúng ta không thực hiện? Thứ nhất là nếu công bố toàn văn thì vi phạm bản quyền là một, bị copy sao chép là 2. Những năm trước đây rất nhiều sinh viên trong và ngoài khoa, cũng như các trường khác đến mượn luận văn rồi sao chép đến từng câu từng chữ, tạo hậu quả là lười đầu tư suy nghĩ đề tài, sao chép luận văn. Do đó khoa quyết định chấm dứt việc cho mượn luận văn. Tất nhiên không phải cấm tham khảo nhưng việc tham khảo tuân theo qui định của thư viện khoa, nhằm hạn chế tình trạng sao chép. Thứ hai, nếu chỉ công bố tên đề tài thôi thì sao, thoạt tiên sẽ không có vấn đề gì, nhưng về lâu dài, chỉ cần 1 chuỗi tên đề tài, ta có thể xâu chuỗi thành 1 hệ thống nghiên cứu của 1 nhóm giáo sư, đó có khi là công trình tâm huyết của cả đời người nhưng chỉ cần tên đề tài của các SV thực hiện là 1 nhóm khác có thể sao chép và ăn cắp, cả nước ngoài với google translate cũng có thể lờ mờ đoán ý được và ăn cắp ý tưởng. Thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có ai muốn bị ăn cắp pattern không? Và cuối cùng, với tên đề tài, chỉ với cái tên cũng đã là 1 ý tưởng. Chẳng hạn nếu nói chung chung tổng hợp mạch nhánh taxol thì không sao, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho thấy ở VN có thực hiện đề tài này, càng nhiều đề tài thực hiện cho thấy đó là 1 trào lưu “hot”, vậy là các nhóm khác cũng nhảy vô làm. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, với những đề tài quá cụ thể như tổng hợp thuốc kháng sinh A từ chiết xuất tinh dầu của cây B… thêm 5 phút google là 1 nhóm nghiên cứu khác hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhóm cũ mà không tốn chút công sức nào để tìm tòi ý tưởng. Tóm lại, như em đã nói ở trên, chút ta bỏ tiền hoang phí được chứ không thể phung phí thời gian làm 1 công việc chung chung. Không thể lấy lại thời gian đã mất, cũng như không thể chuộc lại hậu quả nếu làm 1 công việc nhất thời không suy tính kĩ. PS: có thể em suy nghĩ hơi trầm trọng vấn đề, nhưng theo quan điểm của em, nếu thật sự cần tham khảo, ở VN ta không quá khó khăn, chỉ cần các bạn bỏ ra 5 phút suy nghĩ, năng động 1 chút, là có kết quả. Cách làm này có vẻ là 1 “cần câu” tốt hơn là đưa ra “con cá” danh sách các đề tài. Tất nhiên mỗi khoa, mỗi ngành đều có cách làm riêng, mỗi người có 1 quan điểm và tất cả ý kiến của em đã được trình bày ở trên. Thân!
“Che dấu thông tin là ngăn cản sự tiến bộ”
Nhóm A lấy thông tin từ nhóm B, tức là đi từ vai nhóm B đi lên, vừa không mất thời gian nghiên cứu lại những cái người ta đã nghiên cứu, lại vừa ứng dụng được những cái nhóm B đã làm, dành thời gian để phát triển xa hơn những gì nhóm B đã thực hiện. Rồi một nhóm C đi từ vai nhóm A đi lên, có phải là đã phát triển lại càng thêm phát triển không?
Nước ngoài người ta còn tạo Hinary để giúp các nước thuộc thế giới thứ 3 phát triển, hổng lẽ mình cứ lẩn quẩn hoài ở cái vụ tiền nong hay tiêu phí thời gian có đáng hay không đáng. Người ta kể đi kể lại câu chuyện về 3 người VN rớt xuống hố sẽ không bao giờ lên được, chỉ vì người này không tin người kia. Cứ đề phòng kẻ tiểu nhân lười biếng làm gì, lấy bụng quân tử đo lòng người quân tử đi, cứ tin là đã học hoá, không có cá nhân lười hay cơ hội. Mà nếu có thì đã sao, một vài con sâu cũng không thể làm chậm bước tiến của những người làm công tác khoa học chân chính được. Please, open your mind and keep moving ahead.
Các ý kiến của bạn phát biểu theo tôi đều không có căn cứ xác đáng. Các ví dụ bạn đưa đều không phải tiêu biểu, phổ biến và mang tính đại diện.
- Phần lớn các ý tưởng và sản phẩm khoa học đều được phổ biến rộng rãi:
- dưới dạng báo cáo ở Hội nghị, hội thảo khoa học (oral, poster)
- dưới dạng bài báo khoa học
- dưới dạng bằng phát minh sáng chế
Tất cả các thông tin này (từ bản tóm tắt đến bản đây đủ) đều được phổ biến rộng rãi.
-
Các đề tài nghiên cứu đòi hỏi tính bí mật (confidental) như đề tài đặt hàng từ công nghiệp, đề tài quốc phòng… thường có quy chế riêng như hạn chế số lượng thành viên tham gia hay chỉ cho các nghiên cứu viên thực thụ làm việc hưởng lương (permanent) tham gia
-
Chuyện tìm ý tưởng mới từ những cái đã có là công việc hàng ngày, hàng giờ của tất cả những người làm nghiên cứu khoa học và cả công nghệ.
Làm điều này bằng cách
- tìm hiểu tổng hợp những nghiên cứu đã qua (như đọc các bài review…)
- tìm hiểu hướng đi mới thế nào (như đọc các bài phát hiện mới trên Nature, Science…)
- dự các hội nghị chuyên sâu theo hướng mình quan tâm
Làm điều này để:
- tránh trùng lặp đề tài
- tránh lặp lại những thí nghiệm, những kỹ thuật người khác đã làm
[i](mọi đề tài khoa học lớn hay luận án tiến sỹ đều phải có 1 phần bắt buộc là state of art. Luận án thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp không đòi hỏi hay đòi hỏi ở mức thấp)
[/i]* Ở Việt Nam trước đây đúng là có chuyện nhiều nhóm làm cùng 1 hướng (nhóm trứoc, nhóm sau, nhóm B copy từ nhóm A…). Trên thế giới chuyện này cũng là chuyện bình thường, có cạnh tranh mới có phát triển, có tiến bộ.
- Quay lại việc anh Teppi đưa ra (luận văn tốt nghiệp):
- Việc đưa fulltext là khó (mặc dù cá nhân tôi thấy không quá khó)
- Việc đưa tên tuổi là dễ Ta có thể làm dễ trước, làm khó sau. Việt Nam đã bắt đầu công khai toàn bộ Luận án Tiến sỹ, không lý gì khóa luận sinh viên mà không đưa lên được.
- Danh sách Khóa luận tốt nghiệp, ngày giờ trình, thứ tự trình, tên đề tài, tên thầy cô hướng dẫn và phản biện luôn luôn công khai. Bộ môn nào ở trường Đại học nào cũng phải gõ Word và dán cho sinh viên xem cả. Nếu được sự đồng ý của các thầy cô trong Bộ môn thì việc công khai rất dễ dàng, không tốn bao nhiêu công sức hết
Thân
Hi, Có vẻ Ocean lại làm lớn phạm vi vấn đề. Ở đây em chỉ bàn chuyện sinh viên sao chép đề tài nếu cho đăng toàn văn các luận án cũ và chuyện các nhóm lấy cắp ý tưởng của nhau. Em không muốn mỗi lần tranh luận trên diễn đàn lại lôi những cụm từ như to tá như nền khoa học nước nhà, người dân nước Việt, trình độ văn hóa… Em chỉ muốn tập trung chứ không lan man. Theo ý anh thì ta nên công khai rộng rãi, em đồng ý, nhưng để làm gì? Thực ra những nhóm nghiên cứu trong nước chỉ cần lấy lý lịch khoa học là có tất tần tật những đề tài của 1 vị GSTS nào đó đang làm, hoặc lục các tuyển tập hội nghị, đề tài nghiên cứu các cấp, theo kiến thức hạn hẹp của em biết là vậy. Nói chung không khó khăn gì để biết. Vậy cái việc em e ngại sinh viên sao chép đề tài hay ăn cắp ý tưởng chỉ là hơi lo xa quá đáng. Cái chính em đã nhắc đi nhắc lại là chúng ta làm vậy rồi để làm gì? Đâu phải chúng ta không có trung tâm lưu trữ các đề tài nghiên cứu khoa học, không có nơi cất giữ các luận văn đã làm, mình giẫm chân lại việc của người ta làm chi, rồi kết quả cuối cùng sẽ đi tới đâu hay chỉ kêu gọi mọi người đóng góp rồi hết, sau khi có được vài ba dòng của một số đề tài rồi dự án này sẽ trôi vào quên lãng. Vậy nó cũng có khác gì 1 đề tài làm qua loa cho có để tốt nghiệp. Mình bỏ thời gian làm việc không hiệu quả. Thiệt tình là em cũng cảm thấy mình rỗi hơi lắm mới bỏ thời gian ngồi viết những dòng này. Nhưng tâm ý của em là khi làm gì, đã bỏ thời gian nhưng chỉ cần nó có lợi ích thì ta hãy làm. Nếu dự án này chỉ cần nó có ích dù chỉ cho 1 người, 1 sinh viên, 1 đề tài, hay thậm chí 1 phần của 1 seminar chuyên ngành thì cũng đáng cho ta làm. Chẳng hạn với bạn hỏi xin ở trên chẳng hạn. Đằng này em thấy nó mờ mịt và sẽ dần vào quên lãng. Có ai còn nhớ đến cái thư viện của chemvn không, có ai còn quan tâm đến donation cho diễn đàn. Qua quá nhiều lần kêu gọi để rồi kết quả là con số 0, là sự im lặng co vào vỏ ốc e ngại thôi tớ chẳng dám, việc của ấy thì ấy cứ làm … Em không muốn hô hào hay dùng những từ đao to búa lớn, chemvn là diễn đàn học thuật, những tranh cãi này đôi khi không đáng mà chỉ nên xuất hiện lúc trà dư tửu hậu, có lẽ đến lúc em sẽ dời bài này sang nơi khác chứ không để ở tài nguyên chemvn, 1 trong những nơi được xem là thánh địa học thuật của diễn đàn. Thân!
Hi, Em ngán ngẩm thiệt tình rồi. Bài viết anh chocolatenoir trích là em đã nói rõ từ đầu đó là trong phạm vi khoa Hóa KHTN ĐHQGTPHCM, em cũng chẳng có tham ý muốn viết tiêu biểu, đại diện, em chỉ viết những gì em biết và trải qua, thời gian em ở khoa mình cũng chỉ chưa tới 5 năm nên cũng chẳng dám nói là biết nhiều để dám nói. Chuyện 1 đề tài đưa ra trình thì dĩ nhiên nó được công khai rộng rãi, bất kì đề tài nào từ tốt nghiệp đến hội thảo, đều phải thông qua 1 hôi đồng duyệt trước, chứ đừng nói đến những bài đăng báo. Ở đây chỉ là ta làm công việc góp nhặt và hệ thống nó lại, đó là 1 công việc gần giống 1 bookkeeper hơn. Bao nhiêu người trong chúng ta sẽ làm chuyện đó ngoài việc nghiên cứu? Em xin chính thức rút khỏi cuộc tranh luận này.
Tôi đồng ý với bạn ở quan điểm: làm gì cũng phải nhìn thấy cái ích lợi của nó, không thể làm theo phong trào, lại càng không thể làm để rồi cho nó chìm vào quên lãng. Đồng ý về quan điểm này thôi nha, chứ lôi tiền bạc chi phí ra làm lý do thì tớ không khoái đâu.
Cậu thích thì cứ dời những bài tranh luận này sang box khác. Cậu là Mod mà. Nhưng nhớ câu này nhé.
‘Dự án’ này sẽ có lợi cho nhiều SV chứ không chỉ 1 đâu bạn ạ.
Nếu lập được ChemVN library thì quá hay chứ sao, đâu phải đã có 1 cái library rồi thì những cái khác lập ra sẽ vô ích. Hơn nữa khắp nơi mang tiếng là chia sẻ tài liệu, nhưng liệu SV có đủ điều kiện để vào dễ dàng không? Trước hết phải có giấy giới thiệu, sau đó là phải có tiền. Hồi tôi làm luận văn, rất may là có cái thư viện khoa Hóa nằm ở nơi heo hút cạnh phòng Hóa Lý Hữu Cơ, không thì chẳng biết làm sao. Nhà nghèo thì làm gì có mạng, đừng nói tới chuyện đi copy tài liệu ở Library, mỗi trang không phải 150 đồng như các tiệm photocopy khác, mà đắt hơn gấp mấy lần.
Tớ không có ý dùng từ to tác, cũng không có ý tranh luận lẩn quẩn, chỉ là hơi cám cảnh hồi xưa mình loay hoay tìm kiếm, giá mà tớ biết đến ChemVN sớm hơn. Và tớ vẫn thường tự tránh mình là đã rất không năng động.
Xin chào,
Tôi không biết bạn này còn đang ở thế kỷ nào rồi? Minh bạch thông tin là hạn chế việc sao chép, gian lận… Biết đâu chúng ta đăng thông tin những luận văn và đề tài nghiên cứu chúng ta sẽ bắt “sâu” và như vấy cây khoa học sẽ phát triển…?
“Thứ hai, nếu chỉ công bố tên đề tài thôi thì sao, thoạt tiên sẽ không có vấn đề gì, nhưng về lâu dài, chỉ cần 1 chuỗi tên đề tài, ta có thể xâu chuỗi thành 1 hệ thống nghiên cứu của 1 nhóm giáo sư, đó có khi là công trình tâm huyết của cả đời người nhưng chỉ cần tên đề tài của các SV thực hiện là 1 nhóm khác có thể sao chép và ăn cắp, cả nước ngoài với google translate cũng có thể lờ mờ đoán ý được và ăn cắp ý tưởng. Thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có ai muốn bị ăn cắp pattern không?” Nói thật các bạn đừng buồn tôi chả thấy gì để copy cả??? Tôi thấy ở Việt Nam có GS nào đăng ký pattern gì đâu mà ăn cắp?? Nếu ăn cắp thì cũng chả ai vào đây ăn cắp làm gì? Vì luận văn sinh viên, kể cả thac sĩ cũng không áp dụng được trong cuộc sống? Nếu ai muốn tham khảo pattern thì lên mạng đã có rất nhiều và có uy tín nữa…
Nếu nhà khoa học nghiên cứu và không công bố thì chả ai biết anh là nhà khoa học cả…nếu công bố mà sợ người khác copy thì thế giới này không có nhà khoa học rồi??
Bây giờ các tạp chí đăng đầy những hướng “hot” nghiên cứu hiện nay? Ai giỏi thì vào copy nghiên cứu và đăng lên các tạp chí đi?
Nếu như bạn nghĩ hoang phí tiền để đăng thông tin thì chúng ta sẽ không có các tạp chí khoa học rồi?
Còn chất lượng luận văn là do người hướng dẫn đề ra và chịu trách nhiệm về chất lượng (kể cả quản lí sinh viên mình nghiên cứu như thế nào), nếu anh đưa ra đề tài không có gì mới thì mới có nạn copy… nếu đề tài anh mới và hay thì làm sao copy của ai được??
Chúc khoa học phát triển…
Hi, Em đã nói là chính thức rút lui khỏi cuộc tranh luận này. Nhưng xitin đã trích đích danh bài viết của em thì em phải có ý kiến. Em viết hơi nhiều, nên đọc hay không là quyền cá nhân của mỗi người, nhưng một khi đã dùng nó để trích dẫn thì vui lòng dùng chính xác toàn bộ ý chứ đừng trích 1 đoạn rồi phê phán. Ý kiến của em trước sau vẫn là ủng hộ chuyện đăng đề tài, nhưng đăng như thế nào phải cụ thể. Từ đầu đến giờ ngoài anh Teppi, chẳng ai có 1 ý cụ thể nào hơn mà chỉ lao vào chỉ trích em rằng không cho phép đăng thông tin công khai là ngăn cản tiến bộ, trong khi ý em thực sự không phải như vậy. Em chỉ muốn chúng ta làm việc hiệu quả chứ không phải lao vào tranh cãi vô ích bằng những từ đao to búa lớn, những từ chung chung đại loại mà chẳng có giải pháp cụ thể. Em không cần mọi người chỉ đạo, định hướng, khuyên răn, dạy bảo rằng thế giới đang như thế này, chúng ta đang như thế kia, nếu ai có 1 kế hoạch cụ thể xin post lên, còn không em xin phép sẽ xóa hết những bài viết của mình, cho rộng đất diễn đàn, chứ em thấy viết ra đã rỗi hơi lắm rồi, không muốn nó trở thành cái đề tài để ngồi cãi bất tận 1 chuyện chẳng ăn nhập và cũng chẳng đáng gì để ngồi nói suông thế này.
Sorry vì đã hiểu nhầm ý của Tigerchem. Như tớ đã nói, tớ đồng ý với ý kiến của cậu về cái gọi là cách làm việc hiệu quả. Nghĩ tới chuyện giao việc cập nhật và sắp xếp các luận văn, lập danh sách thôi cũng thấy tiêu phí khá là nhiều thời gian. Thông thường trong công ty thì mình sẽ làm, dù biết nó mất thời gian, vì bỏ công ra sắp xếp 1 lần sẽ thuận lợi hơn cho công việc của mình nhiều lần về sau. Còn ở đây thì… “bỏ công ra làm” là cả một vấn đề hóc búa. Ai bỏ công? và làm như thế nào? Sắp xếp theo alpha-B, hay theo chương mục, hay theo mảng nghiên cứu,… Phải tận mắt thấy đống luận văn tích trữ đó, và tường tận người tìm kiếm khi cần sẽ tìm kiếm theo kiểu nào, mình cần lập danh sách thống kê ra sao để thuận tiện cả cho người cập nhật về sau lẫn cho người sử dụng. Nói thì dễ chứ bắt tay vào làm mới thấy hết được các khó khăn. Một lần nữa xin lỗi Tigerchem vì đã lỡ dùng “dao mổ trâu” với bạn. Nhưng nói gì thì nói, tớ vẫn chỉ có 1 quan điểm thôi: “che giấu thông tin là ngăn cản sự phát triển”. Nhân tiện nói rõ để bạn biết, ngay cả luận văn của tớ, khi tớ quay về trường hỏi mượn để copy lại, còn bị từ chối nữa là. Cái đó có gọi là làm khó SV không?
Đơn giản là rất nhiều người không thích share gì cả. Mà cũng không có quy định nào bắt họ phải share. Trước đây Khoa Hóa cũng có yêu cầu tất cả sinh viên phải nộp khóa luận lên thư viện khoa. Có bộ môn ủng hộ, có bộ môn không đồng ý. Trưởng khoa quyền hạn cũng chưa lớn lắm (vì nhiều người trông thường thường, nhưng có ô to, đố bác nào dám động vào…:D) nên không thể ép buộc tất cả mọi người được (trừ phi đó là quy định của trường, của Đại học Quốc gia).
Do vậy BQT ChemVN từ ngày đầu thành lập đã không có tham vọng làm chuyện bất khả thi này.
Mình thấy ý kiến của Aqhl và nhiều bạn đã từng trải qua các thời kì công tác ở các trường rất có lý. Hè này mình về vào cuối tháng 7 sẽ thử xem liệu có collect được các danh sách (mình nghĩ nếu bắt đầu với việc post danh sách khóa luận thì dễ chứ làm fulltext thì đúng là bất khả thi như Tigerchem đã nói) 1 vài năm gần đây ít nhất là của Khoa Hóa trường Đại học KH học Tự nhiên - ĐHQG TpHCM không. Nếu được list năm tốt nghiệp 2008, 2009 thì cũng đã tốt quá rồi. Mình sẽ liên hệ với BQT sau.
PS1: vẫn chưa làm được gì có cái list xếp hạng các trường ĐH (hứa với BQT cũng đã lâu). Lý do là thời gian ít quá với các hệ thống bên Pháp cũng hơi khó xếp PS2:BQT làm cái list first 100 ideas (giống như trong hãng google ấy). Idea nào chưa làm được thì cứ để đó, chemvn còn lâu dài mà
Khoái câu này nè.
Hi All,
Đúng là chuyện chemvn là còn dài …
Còn về chuyện này, e là Tigerchem và Bluemonster chưa hiểu ý mình. Bước đầu tiên của dự án là post danh sách luận văn tốt nghiệp của các khóa như bên Khoa Sinh học trường ĐH KHTN tp.HCM đã làm, chứ không phải là đưa lên ngay toàn văn ( full text của các luận văn). Mục đích là giúp mọi người có thông tin để tìm đến liên hệ mượn , tham khảo … Việc cho mượn thì tùy vào người quản lý bộ môn và thư viện và khả năng quan hệ của người quan tâm. Việc không công khai được các luận văn nghiên tốt nghiệp của bộ môn, khoa, trường thì là vấn đề năng lực của quản lý chuyên môn và nghiên cứu chứ không phải là vấn đề bí mật hay bản quyền đâu tigerchem à. Có công khai minh bạch thì mới có thể giúp người tài trợ công nghệ đầu tư đúng chổ, tránh giẫm chân nhau trong nghiên cứu, tránh đi vào phải vết xe đổ của nghiên cứu trước, tạo niềm tin trong hợp tác nghiên cứu và đầu tư …Nó còn cho mọi người có cái nhìn khách quan giúp để góp ý mà cùng nhau tiến bộ. Chẳng lẽ làm điều này là chọc giận vị nào có thế lực trong các trường ư.
[b]Nội dung cho danh sách thì rất đơn giản để tra cứu:
Tên đề tài Người hướng dẫn Người thực hiện Khóa học Nội dung tóm lượt Nơi lưu trữ Người quản lý tại nơi lưu trữ (optional)[/b]
Bước đầu chỉ là như vậy thôi Tigerchem, Bluemonster. Mình nghĩ chúng ta có thể bắt đầu với kết quả của kỳ bảo vệ luận văn tốt năm nay ở các khoa-bộ môn rồi đó. Danh sách mình thấy đăng dán công khai hàng năm tại các bảng thông báo của khoa bộ môn.
Teppi