các bạn mến gốm và sứ khác nhau chỗ nao? cả 2 thứ này có tên tíêng Anh khac nhau đó.
Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liêu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery) , sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như : gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biêt.
gốm, sứ có tiếng Anh là pottery (ceramic) và porcelain. [gốm là tên gọi chung các sản phẩm được làm từ đất sét, sau được nung qua lửa] hay [gốm là tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v…] như vậy gốm là một khái niệm bao trùm từ đất nung đến sứ. có nhiều quan niệm khác nhau về gốm sứ như [gốm là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của sành (ở đây chỉ loại đất nung)] và [tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn của sứ thì được gọi chung là gốm].Trong thực tế lịch sử, khi nghệ thuật chế tác sứ đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v… và trở nên hoàn hảo thì người ta không muốn cho sứ vào họ nhà gốm để sứ dễ được đề cao trên thị trường. Đó là tâm lí chung của cả người tiêu dùng chứ không riêng giới thương mại gốm. Toàn bộ đồ gốm Việt Nam thành 5 loại gốm như sau: 1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ. Cách phân loại như trên có 2 điểm đáng lưu ý :
- Thứ nhất: lấy xương gốm làm tiêu chí phân loại.
- Thứ hai: lấy niên đại của các loại gốm làm thứ tự phân chia. Đây được coi là 5 loại hình gốm chính ra đời kế tiếp nhau và cùng tồn tại cho tới tận ngày nay. ở Nhật Bản, theo Noritake Tsuda, trong cuốn Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (Noritake Tsuda 1990, tr.220), gốm Nhật được phân làm 4 loại: 1. doki (thổ khí): đất nung; 2. toki (đào khí): đất nung có men; 3. sekki (thạch khí): sành và 4. jiki (từ khí): sứ. GS. Kiều Thu Hoạch cho rằng gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành 4 loại như trên. gốm Thái được chia làm 4 loại. Tiêu chí để phân loại cũng dựa trên xương gốm và nhiệt độ trong lò nung: 1. Terra cotta (at less than 850oC), 2. Earthenware (between 880 - 1.150), 3. Stonware (1.150 -1.300), 4. Porcelain (1.300 - 1.450). Trong một nghiên cứu công bố từ năm 1976, Nguyễn Văn Y - một trong những người đầu tiên có ý định phân tách đồ gốm thành những loại hình riêng biệt để thuận tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, đã chia “họ nhà gốm” thành 3 loại chính: 1. Đất nung, 2. Sành, 3. Sứ (Nguyễn Văn Y 1976, tr.223). Chúng tôi rất ủng hộ cách phân loại này. Đây là cách phân loại trên cơ sở lấy chất liệu và độ nung của xương đất làm tiêu chí. Chất liệu và độ nung của 3 loại này tương đối rạch ròi. Ví dụ: gốm đất nung được làm từ đất sét thường (đất thó), nhiệt độ trung bình khoảng 600 – 7000C, cao nhất là 9000C; gốm sành có thể được làm từ đất sét thường (để cho loại sành nâu) hoặc từ đất sét trắng (cho loại sành trắng hoặc sành xốp), nhiệt độ trung bình đạt từ 1000 - 11000C, thậm chí 12500C tuỳ theo cấu tạo của lò nung và thành phần của xương đất chịu được lửa cao hay thấp. Còn sứ, trong thành phần nguyên liệu ngoài đất sét trắng phải có thêm cao lanh, thạch anh, tràng(trường) thạch (và một số hợp chất khác). Nhiệt độ lò sứ thường đạt từ 1280 –13500C, thậm chí 14000C. Riêng “chi tộc” của đồ sành tương đối phức tạp nên có thể phân chia cụ thể hơn. Sành được chia thành 2 dạng: sành cứng (còn gọi là sành mịn) và sành mềm (còn gọi là sành xốp hay là “đồ đàn” theo cách gọi dân gian). Gọi là sành cứng hay sành mịn là do xương đất khi nung ở nhiệt độ cao đã bắt đầu nóng chảy (thiêu kết), tạo kết dính hạt mịn và rắn chắc như đá, không còn bị ngấm nước (có lẽ vì vậy mà người Nhật và người Trung Hoa gọi chúng là thạch khí). Còn sành xốp, còn có tên là “đàn”, do xương đất mới kết dính nhưng chưa thật chín nên “bở”, “xốp” và vẫn bị ngấm nước. Thực tế cho thấy, giữa sành trắng và sứ không chênh lệch nhau nhiều về độ lửa (trong lò nung) mà khác nhau chủ yếu về độ trong. Mặc dù cùng được làm từ nguyên liệu đất sét trắng (là chủ yếu), nhưng sành trắng và sứ khác nhau ở chỗ xương đất sứ đã hoàn toàn kết tinh, soi lên ánh sáng thấy dấu tay cầm (thấu quang). Tuy nhiên phải có cao lanh, tràng thạch và nung ở nhiệt độ trên 13000C mới thành sứ thấu quang được, nung chưa đến độ lửa vẫn còn là sành; hoặc sành nung ngang độ lửa của sứ vẫn chỉ là sành do thành phần xương không có cao lanh, tràng thạch. Có lẽ do những yêu cầu của công nghệ chế tác sứ quá cao nên thực tế đã nảy sinh ra một dạng sản phẩm “nằm dở dương” giữa sành và sứ; thành phần nguyên liệu và độ nung đạt tiêu chuẩn của sứ nhưng chưa thấu quang. Nguyễn Văn Y gọi chúng là loại “bán sành bán sứ”. ông viết: “Những đồ sứ cổ của ta và cả của Trung Quốc thường thuộc loại này, được gọi là sứ nhưng chưa thấu quang”. Toàn bộ bài viết được lấy thông tin từ trang web http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1460
Không biết người xưa và người nay lấy nhiên liệu gì để cung cấp cho lò đạt nhiệt độ mười mấy nghìn độ C để tổng hợp các vật liệu gốm sứ dân dụng ??? Trang web đó vừa mới bị tạm ngừng hoạt động rồi
vậy cho em hỏi men kết tinh tren gốm và tren sứ có gì giống và khác nhau ạ?