Trong bài này BM sẽ giới thiệu với các bạn cách gọi tên các hệ thống vòng xiclo dung hợp. Thật ra đây là bài mở rộng của bài cách đọc tên các vòng kiểu bixiclo mà bạn Bim112 đã giới thiệu trong thread trước. Theo BM, để hiểu hơn về bài này, các bạn nên tham khảo trước bài của Bim112.
Cách đọc:
+Trước tiên ta phải chọn trục cơ sở, trục cơ sở là trục có nhiều vòng đi qua nhất, trục cơ sở không nhất thiết phảI là trục liên kết thực giữa hai C, mà trục cơ sở có thể là trục ảo nối giữa hai C ( khó hiểu quá phải không, tí nữa ví dụ là hiểu ngay thôi)
+Sau khi chọn trục cơ sở, ta tiến hành đọc tên của hệ thống.
Lưu ý :
+Cách đánh số bắt đầu từ C ở trên trục cơ sở ta đã chọn, sau đó đánh số lần lượt từ vòng lớn đến vòng nhỏ tương tự như cách đọc tên bixiclo. Cách đánh số còn phải làm sao cho hai subscript trên số cuối trong ngoặc vuông là nhỏ nhất.
+Khác với bixiclo, ở trixiclo, các số trong tên ngoặc vuông phải nhỏ nhất ( so sánh từng locant ). Ví dụ khi BM chọn hai trục cơ sở khác nhau thì sẽ ra hai tên hệ thống khác nhau: triciclo[2.1.1.0-2,5]hexan và triciclo[2.2.0.0-2,6]hexan thì ta sẽ chọn tên sau, vì khi so sánh từng locant thì tên sau lớn hơn nên ưu tiên hơn.
Ví dụ: Để đọc tên chất trên, đầu tiên ta sẽ chọn trục cơ sở là trục có màu đỏ như hình dưới: Với cách chọn trục như trên ta sẽ có ba vòng đi qua, và thứ tự đánh số sẽ như sau:
Và ta sẽ đọc tên như sau: triciclo[2.2.0.0-2,6]hexan ; còn với một cách chọn trục cơ sở khác ta cũng có tên như sau triciclo[2.1.1.0-2,5]hexan ; Những con số subscript trên hệ số cuối có ý nghĩa là hai C nằm chéo với trục cơ sở, mà ba con số trước không diễn ta được hết, còn hệ số thứ tư trong ngoặc vuông chính là số C trên “đường đi’ giữa hai C subscript mà ba con số trước chưa thể hiện. Như đã nói ở trên ta sẽ chọn cách đọc thứ nhất. Ví dụ 2: Với hợp chất này ta sẽ chọn trục cơ sở như sau: Trục cơ sở của hệ này là một trục ảo, và ta sẽ có cách đánh số như sau:
Kinh nghiệm: Đây là những kinh nghiệm mà BM có được sau khi tập đọc triciclo: +Khi ta có một tên hệ thống [a.b.c.d-e,f], để vẽ ra được hệ thống, ta chỉ cần chú ý đến c, nếu c khác 0 thì trục cơ sở chắc chắn trục ảo, còn nếu c bằng 0 thì trục cơ sở là trục thực. +Khi chọn trục cơ sở ta chỉ chú ý đến C bậc cao, thường là bậc ba. Chúc vui!!!
Chú ý: Trong bài này do không thể đánh subscript của hệ số thứ tư trong ngoặc nên BM dùng kí hiệu gạch ngang “-” để chỉ các subscript.