Giới thiệu Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano - ĐHQG TpHCM

Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano (The Laboratory for Nanotechnology - LNT) thành lập năm 2004 và được đầu tư bước đầu 4,5 triệu USD. Mục tiêu của Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) là phát triển và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cho công nghiệp, hỗ trợ các nghiên cứu công nghiệp về Vật liệu và vi điện tử, đào tạo ở cấp Sau đại học về lĩnh vực Nano.

Về mặt nhân sự LNT đã có 25 cán bộ, trong đó có năm Tiến sỹ, các cán bộ khoa học đều đã được gửi đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài. Cho đến thời điểm này LNT đã hoàn thành bước đầu của quá trình xây dựng gồm các bộ phận: văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng sạch (clean room) với đầy đủ các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho các hướng nghiên cứu chủ lực: Vật liệu màng mỏng (thin film materials), vật liệu cho công nghệ sinh học (materials for biotechnology), carbon nanotubes, nghiên cứu sản xuất linh kiện LED, MEMS. Trong đó các thiết bị Nổi bật có giá trị cao là SEM, MOCVD, AFM, STM…

Danh sách trang thiết bị 1. Modeling & Simulation Softwares SSupreme4, IntelliSuite, MEMulator, MS Amorphous Cell, CASTEP, MS Discover, Materials Visualizer, Amber Molecular Dynamics Package, NanoXplorer Professional, nVisualizer, CAChe, Chemfrontier

2. Equipments for Processing, Characterization and Structure Analysis Metal Organic Chemical Vapor Deposition (MOCVD) Plasma Enhanced Chemical Vapor Deposition (PECVD) Sputtering equipment for metallization. UV-VIS Spectrophotometer Fourrier Transform InfraRed – FTIR Gel Permeation Chromatography – GPC Particle size analyzer Four-point probe Optical microscope system. Scanning Electron Microscopy - SEM with EDS Micro Raman spectroscopy, Atomic Force Microscopy - AFM, Scanning Tunneling Microscopy - STM.

3. Equipments for Devices Manufacturing Mask Aligner, Spinner for photoresist, Hot plate for photoresist, Oxidation / Annealing furnace, Dry etching equipment, Wet bench, Dicing equipment, Bonding equipment, Surface Profiler, Optical thickness measurement Laboratory planetary mill, High speed jar mill, High speed centrifuge, Red Evil paint shaker, Convection oven 2500C, Fume hood with explosion proof/cup sink, Autoclave, Magnetic stirrer, Ultrasonic cleaner, Soxhlet extraction equipment, Explosion proof refrigerator.

Về hợp tác quốc tế LNT đã xây dựng quan hệ tốt đẹp và nhận được sự hỗ trõ kỹ thuật lớn từ nhiều Trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn. Trong đó nổi bật là sự giúp đỡ kỹ thuật của Viện Đại học Bách khoa Quốc gia Grenoble và Phòng thí nghiệm nổi tiếng LETI ( phòng thí nghiệm lớn nhất Châu Âu về Công nghệ Micro và Nano). Trong các năm qua các School of Micro & Nanotechnology thường xuyên được tổ chức. Năm nay lớp học này tổ chức 12-14/11/2007 tại địa điểm ĐHKHTN TpHCM, 227 Nguyễn Văn Cừ.

Ngoài ra từ hơn 1 năm qua LNT đã bắt đầu đào tạo bậc Master về Công nghệ Nano.

Các thông tin về Phòng thí nghiệm các bạn tham khảo tại www.hcmlnt.edu.vn

Cùng với LNT là Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo thiết Vi mạch - ICDREC đặt ngay tại Khu công nghệ phần mềm

http://www.icdrec.edu.vn/

Trong tương lai gần Viện công nghệ Micro-Nano - ĐHQG TpHCM sẽ thành lập dựa trên hai bộ phận chính này. Mục tiêu lớn là gắn kết các hoạt động nghiên cứu-ứng dụng-triển khai theo sát thực tiễn Việt Nam. Cách vận hành của Viện công nghệ Micro-Nano và Khu công nghệ phần mềm sẽ thoáng hơn, nhanh nhạy hơn nhất là trong việ ký kết hợp đồng dịch vụ nghiên cứu chuyển giao với bên ngoài.

Trước mắt LNT đang đóng vai trò PTN mở chia sẻ, hỗ trợ các đo đạc với các khoa HÓa học, Vật lý, Vật liệu…

Cho mình hỏi, trong năm 2008 này, phòng TN có mở School ò Micro&Nâotechnology không?

Gửi bạn, mình nghĩ chắc chắn là có vì lớp học này đã trở thành lớp học hàng năm, thường tổ chức vào tháng 12.

Ở VN thì cho đến nay đã xuất hiện 1 mô hình nghiên cứu hết sức thành công. Đó là mô hình Phòng thí nghiệm MICA đặt tại ĐHBK HN. Tên đầy đủ của MICA là International Center of Reseach in Multimedia, Informatics, Communications and Applications

MICA được khởi xướng bởi GS Nguyễn Trọng Giảng và là 1 PTN dạng hỗn hợp tức là có các nhà khoa học nước ngoài đến chủ trì các chức vụ quản lý. Họ mang theo các đề tài (project) và cả kinh phí. PTN MICA vẫn có các đề tài riêng của VN. Ngoài ra còn có các đề tài phối hợp dạng hợp tác sandwich tức là các đối tác bỏ chung tiền để tiến hành. Trang thiết bị được mua hoặc bằng nguồn vốn của VN với sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tại PTN, hoặc do ngân sách từ các đề tài quốc tế đó. Lực lượng nghiên cứu gồm cả các GS trong nước và các nghiên cứu viên nước ngoài làm việc tại PTN. Bản thân PTN vẫn thực hiện các nghiên cứu trog nước như bất kì PTN nào khác. Lực lượng nghiên cứu trực tiếp chủ yếu là học viên cao học và NCS Việt Nam.

Điều này đã giúp MICA có được trang thiết bị cập nhật, đề tài nghiên cứu cập nhật, trình độ NCS cập nhật (rất nhiều NCS tiến hành nghiên cứu trong nước nhưng bảo vệ ở nước ngoài).

Theo mình biết Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano dự định cũng sẽ đi theo mô hình đó và phát triển rộng hơn là trở thành 1 PTN mở cho mọi đối tượng. Dự định bắt đầu từ đầu 2009 sẽ có các êkip nghiên cứu nước ngoài đến triển khai công việc tại LNT với thời gian tối thiểu từ 6 -12-24 tháng.

Điều này hy vọng sẽ còn giúp khai thác hết các thiết bị hiện đại mới có và chuyển giao kỹ năng cho đội ngũ nghiên cứu VN.

Hi ban Bạn cho mình hỏi nhà khoa học từ các nơi khác có thể tới hợp tác hoặc là mang mẫu tới đó kiểm tra được không? và lệ phí như thế nào? P/S trong điễn đàn có ai làm việc về nanomaterial for biotech or bimedical, mình muốn hợp tác: mụch đích chỉ để công bố kết quả nghiên cứu, và không thuộc đề tài nào cả. có thể liên hệ với mình YM: a9602508

1/ Bạn cần liên hệ trực tiếp với PTN Công nghệ nano để hỏi chỉ tiết.

2/ Bạn có thể liên hệ thử với thầy Lê Viết Hải ở Bộ môn KHoa học Vật liệu ĐH KHTN xem sao. Email: lvhai@hcmuns.edu.vn

Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) kỉ niệm 4 năm thành lập và giới thiệu sản phẩm đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời

Ngày 31-10-2008, Phòng TN công nghệ Nano ĐHQG-HCM đã tổ chức Lễ kỉ niệm 4 năm thành lập và giới thiệu sản phẩm đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời. PGS.TS Phan Thanh Bình, GĐ ĐHQG-HCM, đại diện lãnh đạo một số trường thành viên, các Ban chức năng và đơn vị trực thuộc đã đến dự; về phía khách mời có GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch HĐKH ngành KH&CN Vật liệu - nguyên CT Viện KHCN Việt Nam, đại diện lãnh đạo Bộ KHCN, Sở KHCN Tp.HCM, Khu CNC và một số nhà khoa học, các công ty đối tác đã đến dự.

Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano ĐHQG-HCM (The Laboratory for Nanotechnology - LNT) thành lập năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động cách đây 2 năm. Mục tiêu của Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) là phát triển và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cho công nghiệp, hỗ trợ các nghiên cứu công nghiệp về Vật liệu và vi điện tử, đào tạo ở cấp Sau đại học về lĩnh vực Nano. Theo kế hoạch, vào năm 2010, LTN sẽ được đầu tư thêm khoảng ba triệu USD để mua sắm một số thiết bị chuyên ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về nano, hiện LNT có các phòng thí nghiệm, phòng sạch (clean room) với đầy đủ các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho các hướng nghiên cứu chủ lực: thiết kế và mô phỏng (design & simulation), vật liệu màng mỏng (thin film materials), cảm biến nano sinh học (nano bio-sensor), pin năng lượng mặt trời (solar cell), ống than nano (carbon nanotube), công nghệ đèn LED và laser, nghiên cứu sản xuất linh kiện vi cơ điện tử (MEMS)… Trong đó các thiết bị nổi bật có giá trị cao là PECVD, sputtering, mask aligner, RIE, SEM, AFM, STM … Mục tiêu lớn là gắn kết các hoạt động nghiên cứu-ứng dụng-triển khai theo sát thực tiễn Việt Nam.

Sản phẩm đèn LED của Phòng thí nghiệm công nghệ Nano ĐH Quốc gia TP.HCM là loại đèn sạc phát ánh sáng trắng, không sinh nhiệt khi chiếu sáng sử dụng trong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng và có tuổi thọ tới 100.000 giờ. Đèn LED nano là kết quả ứng dụng công nghệ nano sau hai năm nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học của LNT.

Đây là lô đèn sạc đầu tiên sử dụng công nghệ bán dẫn phát sáng (LED) do phòng thí nghiệm công nghệ Nano (LNT) ĐH Quốc gia TP.HCM vừa sản xuất thử nghiệm với số lượng 150 cái. Lô hàng đầu tiên có 4 model, với kí hiệu: SLL01, SLL02, SLL02 và SLL04. PGS.TS Đặng Mậu Chiến cho biết, sản phẩm đèn LED của LNT sản xuất phát ánh sáng trắng với cường độ cao có những công dụng dùng để sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt vùng sâu, vùng xa nơi không có mạng lưới điện; dùng để làm việc trong văn phòng; sửa chữa, bảo trì thiết bị, xe hơi; sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; sinh hoạt ngoài trời: sân vườn, cắm trại, câu cá, du ngoạn… và đặc biệt khác với dòng đèn LED đã xuất hiện trên thị trường, chủ yếu ở dạng đèn màu, dùng làm đèn chỉ thị điện tử, đèn màu quảng cáo, đèn trang trí. Còn so với loại đèn compact đang phổ biến trên thị trường hiện nay, đèn LED có ưu điểm là tuổi thọ cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và không sinh nhiệt khi chiếu sáng. Sản xuất đèn LED là một trong những hướng nghiên cứu chiến lược của LNT nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng vào đời sống, phục vụ chương trình tiết kiệm năng lượng của nhà nước.

Ngay tại buổi ra mắt sản phẩm, Lễ kí kết giữa PGS.TS Đặng Mậu Chiến, Giám đốc LNT với ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch HĐQT của Công ty Mặt trời đỏ đã được diễn ra với sự chứng kiến của các khách mời tham dự buổi Lễ.

Được biết, Công ty Mặt trời đỏ đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất panel điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam và tháng 12/2008 sẽ đưa vào hoạt động chính thức với công suất 3MWd/năm.

Thông tin lấy từ website ĐH QG TpHCM: http://vnuhcm.edu.vn/tintuc645.php

Một số thắc mắc xung quanh sản phẩm đèn LED trên VNN: http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/11/811956/

các thông tin về các loại sản phẩm LED phát sáng khác nhau có thể xem ở đây:

Bí quyết chế tạo đèn LED nằm ở vấn đề các hợp chất hữu cơ bên trong. ai tổng hợp được các hợp chất này coi như trở nên giàu có :24h_025:

[i]Một số trao đổi về hiệu năng và tính tiết kiệm năng lượng khi so sánh 3 laọi đèn: đèn tròn dây tóc, đèn compact và đèn LED ánh sáng trắng của một tác giả là Kiến trúc sư: http://www.sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=42972&fld=HTMG/2008/1106/42972[/i]

Mình thấy bài viết này đề cập nhiều thông số về quang học mà những người làm nghiên cứu Hóa, Vật liệu có lẽ chưa quan tâm nhiều và toàn diện khi đề cập tới bài toán đèn LED.

Tiết kiệm năng lượng không chỉ là thay bóng neon Gần đây có nhiều xu hướng sử dụng bóng tiết kiệm điện compact fluorescent (CFL), hay mới hơn nữa là bóng LED (Light Emitting Diode) thay cho bóng nung sáng thông thường (GLS). Tuy nhiên, đối với chiếu sáng nhà ở, ta cần quan tâm một số yếu tố sau:

Đèn CFL: nên cân nhắc trước khi thay

  • Tiết kiệm điện năng: thường một bóng đèn GLS công suất 60W có thể cung cấp 700lm (lumen - đơn vị đo độ sáng). Một bóng CFL 11W cung cấp 600lm. Như vậy có thể nói rằng bóng CFL tiết kiệm đến gần sáu lần điện năng. Tuy nhiên, ta phải tính đến các tiêu tốn khác cho chấn lưu và các thiết bị điều khiển cần có cho bóng CFL. Loại bóng CFL phổ thông thường có chấn lưu điện tử tích hợp vào phần chân đèn, nhưng chất lượng các thiết bị này tuỳ thuộc vào nhà sản xuất. Thêm vào đó, các bóng CFL phổ thông không cho phép các chức năng như thay đổi cường độ sáng (dimming), hay kết nối với các thiết bị cảm ứng.

  • Bóng CFL được cho là có tuổi thọ 6.000 giờ. Tuy nhiên công nghệ chế tạo đèn CFL khá phức tạp hơn GLS nên con số thực tế là tuỳ theo nhà sản xuất. Nếu cho rằng một bóng CFL có tuổi thọ 4.000 giờ, một bóng GLS loại rẻ tiền có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ. Nhưng giá tiền của một bóng CFL đắt hơn 3 – 4 lần so với GLS, đó là chưa kể đến các chi phí cho các thiết bị đi kèm.

  • Nghiên cứu tại châu Âu cho thấy, năm 2005 có 2 triệu bóng đèn GLS được bán ra ở châu Âu. Trung bình giá một bóng GLS 60W là 0,35 euro, và một bóng CFL 11W là 1,5 euro. Để thay thế 2 triệu bóng GLS, người tiêu dùng châu Âu phải bỏ ra 3 triệu euro/năm chỉ cho phần bóng.

  • Mặt khác, khi kết thúc tuổi thọ, việc tiêu huỷ các bóng đèn huỳnh quang này tốn kém hơn nhiều so với bóng nung sáng thông thường. Một đèn CFL có thể chứa từ 2– 5mg thuỷ ngân, 16g plastic, 40g thuỷ tinh lẫn phosphor, và 20g các mạch bán dẫn. Chi phí để tái chế hoặc phân huỷ các vật liệu này đúng quy trình rất tốn kém. Và trong quá trình xử lý các chất độc này có thể thoát ra môi trường sống. Theo nghiên cứu tại châu Âu, dù được tái chế đúng cách, mỗi năm có thể có đến hàng tấn thuỷ ngân từ bóng CFL thoát ra môi trường.

  • Một yếu tố nữa là chất lượng ánh sáng. Bóng GLS đã được tiêu chuẩn hoá. Các bóng CFL của các nhà sản xuất khác nhau thì có thể có các hình dạng và cấu tạo khác nhau. Một ví dụ như trên thị trường bóng 28W có thể có dạng nhiều thanh U ghép lại, hay kiểu các ống xoắn khác nhau. Do vậy khi lắp đặt vào trong các chóa đèn, nguồn ánh sáng phát ra sẽ khác nhau. Các bóng CFL thường có ballast điện tử tích hợp trong phần chân đèn. Cấu tạo này làm cho bóng đèn dài hơn bình thường. Việc thay thế không đúng cách thường thấy là phần đèn CFL nhô ra hẳn khỏi choá, làm cho choá đèn mất tác dụng, và hiệu năng sử dụng thấp, hiệu quả thẩm mỹ kém.

  • Mặt khác, đèn CFL cấu tạo cho ra ánh sáng tản xạ. Bởi vậy, ánh sáng phát ra không có tính định hướng cao, khó có thể dùng để làm ánh sáng để nhấn nhá như các nguồn sáng điểm.

  • Một yếu tố cần lưu ý nữa là độ thể hiện màu của đèn CFL thấp, chỉ số CRI (colour rendering index) chỉ đạt 80 (so sánh GSL= 90). Ánh sáng của đèn thường lạnh, không phong phú và ấm áp thích hợp cho môi trường nhà ở. Do chỉ số CRI thấp, nên dải màu ánh sáng của bóng CFL không đầy đủ, có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, làm biến sắc màu sơn nguyên thuỷ, da người nhìn lạnh và nhợt nhạt hơn. Mất đi chức năng điều chỉnh độ sáng trong nhà ở cũng làm giảm hiệu quả thẩm mỹ và sử dụng.

Đèn LED tiết kiệm điện như thế nào? Mọi người thường nhầm lẫn rằng bóng LED rất sáng và tiêu thụ điện rất ít. Thật ra tính về hiệu quả phát sáng lm/W (lumen trên Watt), bóng LED thế hệ mới cũng chỉ đạt 100lm/W, trong khi bóng metal halide thông thường đã đạt 140lm/W. Như vậy, về hiệu quả tiết kiệm năng lượng thì chưa hẳn bóng LED đã có nhiều ưu thế. Mặt khác, cấu tạo bóng LED bao gồm các diode phát sáng nhỏ tích hợp trên bảng mạch điện, và phải đi kèm với các thiết bị điều khiển khác rất phức tạp; mà các thiết bị này cũng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định.

Các nghiên cứu gần đây có đề cập nhiều đến việc tuổi thọ đèn LED rất cao, có thể lên đến 100.000 giờ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng các con số này được đo đạc trong phòng thí nghiệm. Đối với đèn LED, việc giải quyết vấn đề thoát nhiệt tốt cho đèn có tính chất quyết định đối với tuổi thọ đèn. Với nhiệt độ môi trường như ở Việt Nam, dù có thiết kế thoát nhiệt tốt, tuổi thọ bóng LED chỉ có thể đạt 20.000 – 30.000 giờ sử dụng. Mặt khác, các diode phát sáng này tuy có tuổi thọ cao, nhưng phải được gắn trên các bo mạch tinh vi để có thể hoạt động, mà các bo mạch này chưa chắc đã có cùng độ bền sử dụng với bóng. Một khi bảng mạch đã hỏng thì phải vứt bỏ toàn bộ. Do vậy, ưu điểm về tuổi thọ của đèn LED chưa hẳn đã được chứng minh. hêm vào đó, không gian nhà ở cần một không khí ấm áp, mà hầu như các đèn huỳnh quang hay LED đều có độ thể hiện màu không cao, nhất là đèn LED. Công nghệ hiện vẫn chưa cho phép tạo ra được đèn LED cho ánh sáng đẹp và ấm như đèn halogen.

Hiện trên thị trường chưa có đèn LED nào có thể đạt nhiệt độ màu 2.800 Kelvin với CRI cao.

  • Giống như bóng CFL, bóng LED đòi hỏi các thiết bị rất đắt tiền để có thể điều chỉnh độ sáng được. Một giải pháp công nghệ gần đây là công nghệ IRC (Infra Red Coating) cho bóng halogen cũng giúp tiết kiệm năng lượng. Một bóng IRC halogen 35W có thể cung cấp ánh sáng như một bóng 50W. Công nghệ này dựa trên các nghiên cứu về lớp phủ đặc biệt cho choá đèn halogen, cho phép nhiệt thoát dễ dàng hơn và nâng cao hiệu suất phát sáng. Bóng halogen hiện nay có tuổi thọ có thể gần bằng bóng đèn compact, mà chất lượng ánh sáng lại có phần phù hợp hơn với không gian nhà ở.

ThS-KTS Trần Văn Thành Nghiên cứu sinh chuyên ngành kiến trúc tiết kiệm năng lượng, Khoa kiến trúc và quy hoạch đô thị - đại học London Metropolitan, Anh

Tiếp tục câu chuyện này http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/11/811956/

Mình thấy tác giả bài báo có sử dụng ý kiến cá nhân rất rõ ràng trong việc phản ứng lại với kết quả của LNT. Tức là chỉ trích dẫn các ý kiến có lợi cho lập luận của chính tác giả (với dụng ý phủ nhận)

1/ Cá nhân mình không tin rằng LNT là nơi đã thổi phồng thông tin. Các công bố chính thức luôn luôn bị các tờ báo VN tung hê. Và qua thông tin báo chí mà những người làm khoa học khác có suy nghĩ không tích cực với kết quả của đồng nghiệp. tương tự cho các trường hợp du học sinh VN ở nước ngoài khi có 1 chút thành tích thì đều được biến thànht THIÊN TÀI hết.

2/ Hiện nay không có bất kì 1 PTN nào trên thế giới có thể làm hoàn toàn ra 1 sản phẩm. Vai trò cực kì quan trọng trong công nghệ hiện nay nàm ở chữ TÍCH HỢP (integration). Tức là ta nhắm vào việc cố gắng làm chủ 1 bộ phận quan trọng nào đó, các phần còn lại mua về và tích hợp vào. Đây không còn là thời đại mà 1 hãng mong muốn làm mọi thứ từ A đến Z nữa.

Điển hình thành công nhất trong tích hợp hiện nay là hãng APPLE với các sản phẩm iphone, ipod, Macbook. Từ lâu APPLE đã từ bỏ việc sản xuất trựctieesp. Họ đầu tư mạnh vào

  • Ý tưởng và Thiết kế mẫu
  • Tối ưu hóa Kiến trúc hệ thống điện tử
  • Nghiên cứu hành vi khách hàng và cách thức Marketting Do vậy các sản phẩm của Apple khi mở ra bên trong toàn bộ là các chípet, board mạch, camera … của các hãng khác. Nhưng chính Apple lại là người được hưởng nhiều lợi nhuận nhất trên đầu sản phẩm

Chính vì vậy sản phẩm của Apple rất dễ bắt chước vì về mặt kỹ thuật đó không phải là sản phẩm mà các hãng cạnh tranh không làm được. Cái vượt trước của Aplle luôn là ý tưởng, trải nghiệm cho khách hàng, thiết kế sang trọng lịch lãm, đẳng cấp của sản phẩm…và nhũng cái đó luôn được bảo vệ bằng các patent

Một VD khác là hãng LEGO nay đã chuyển toàn bộ hoạt động cho các công ty TQ, Lego USA chỉ tập trung vào thiết kế, quy định tiêu chuẩn chặt chẽ vệ an toàn cho sản phẩm (dùng cho trẻ em) Tương tự các hãng NIKE, ADIDAS cũng không còn nhà máy sản xuất giày nữa, họ thiết kế, còn lại thuê hết.

3/ Tác giả bài báo quên mất vai trò của việc học hỏi công nghệ, của hợp tác và cả tình báo công nghiệp. Khi 1 PTN hay 1 doanh nghiệp định hướng Công nghệ và sản phẩm thì họ có thể không nhất thiết phải quá quan tâm đến việc tự nghiên cứu từ đầu. Việc quan trọng là dùng chất xám và sự hợp tác để học được quy trình, cách làm sau đó chuyển kiến thức đó cho người có vốn sản xuất. Nhà sản xuất sẽ liên tục thử nghiệm trong quá trình sản xuất để liên tục cả tiến sản phẩm.

4/ Cá nhân mình có biết PGS Nguyễn Quang Liêm, Viện Khoa học và Công nghệ VN. Ông đã phát biểu rất đúng đắn và tác giả cũng không đưa đầy đủ Email của ông mà tìm cách lái đi theo ý mình.

Từ ngày 01/01/2009 Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano đã có thêm một bước phát triển mới. Đó là sự có mặt một Tiến sỹ người Pháp chuyên ngành Micro đến từ LETI-Minatec, Pháp. Ông sẽ làm việc tại Phòng thí nghiệm trong 2 năm với hai nhiệm vụ:

  • Hỗ trợ kỹ thuật trong đào tại và bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ của LNT nhất là với các nghiên cứu và vận hành trong clean room.
  • Điều hành và thực hiện các nghiên cứu Khoa học trong chương trình hợp tác Pháp-Việt

Hy vọng là trong tương lai không xa các nghiên cứu tại LNT sẽ được thực hiện như 1 Mix-Lab với các đối tác nước ngoài theo mô hình Open-Lab trong đó tài chính tài trợ nghiên cứu đến từ cả hai phía.

phòng thí nghiệm liên kết với các trường đào tạo công nghệ nano để tiến hành đào tạo sau đại học,còn sinh viên chỉ đc trang bị ít kiến thức về công nghệ nano khi được học tại trường ! vậy cơ hội để sinh viên ra trường có được việc làm thế nào?trong khi chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu!?

Hi,

Cảm ơn vì bạn chia sẻ cái bức xúc của bạn. Nhưng tôi nghĩ cái bức xúc này có thể hóa giải được nhờ vào chính sự nỗ lực của bạn thân bạn.

Nỗi niềm của bạn làm tôi nhớ đến một anh bạn mà cái thưở hàn vi của anh ta không được may mắn ngồi ghế đại học như bạn. Anh ta có ước ao làm một giảng viên đại học , một tiến sĩ chuyên ngành. Thế nhưng không phải đường đời nó trơn tru như anh ta hoạch định. Để đạt được ước mơ ấy, anh ta đâu có thể chịu ngồi yên mà chờ mọi thứ đi theo một khuôn khổ. Giáo dục lúc đó còn eo hep về kinh phí trang bị cho các trường viện. Muốn có nó, anh ấy phải đi làm thêm mọi thứ từ đạp xích lộ, chạy xe ôm, phục vụ bàn, dạy thêm, đánh máy vi tính, dịch thuật, quét dọn phòng thí nghiệm,… để có tiền học thêm tiếng Anh, rồi viết thư gửi xin học bổng, viết "proposal of research project " nôm na là dự án nghiên cứu để có tài trợ,… và cuối cùng để có thể tiếp cận tới những phòng thí nghiệm hiện đại vừa học vừa làm.

Okie, chuyện của bạn cũng nên có một hoạch định gần như thế và liệu bạn có chấp nhận theo đuổi nó hay không? Sao không nợp đơn xin một chân vào những Viện mà bạn biết để làm một vài công việc vặt hoặc tập sự trong khi bạn cũng đang đi học? Còn nếu có khả năng thì xin tham gia vào dự án nghiên cứu hoặc đề xuất dự án nghiên cứu với họ để có học bổng vừa học vừa làm? Trong nước hiện giờ có rất nhiều chổ lắm! Bạn cần rèn cho mình kỹ năng sống tự lập, biết giao tiếp thì việc tìm ra con đường thõa ước mơ của mình là dễ thôi. Chắc chắn là rất gian nan, không có phải là có thu nhập cao ngay, nhưng bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống và việc nghiên cứu rất thực tế.

Nếu bạn học là chỉ để mong có một vị trí nhàn hạ lương cao thì không nên học ngành nano này.

Thân,

Teppi

Cảm ơn anh về những chia sẻ đúng đắn của mình! Đúng là bọn em theo học ngành nano này đều rất mơ hồ về những việc làm, cơ hội mà mình sẽ có khi ra trường, dù biết là tiềm năng rất to lớn, nhưng không phải ai cũng có những bước đi đúng, hay nói đúng hơn là có ý chí như người bạn mà anh nói đến, trong khi xã hội ngày nay, có tiền và có chỗ đứng, địa vị chiếm một vai trò quan trọng.

Dù gì đi nữa thì em vẫn quyết tâm theo đuổi ngành này, và cũng đã có những quyết tâm nhất định ! Cảm ơn anh !

Tui o có ý chỉ trích riêng ai nhưng vấn đề nano ở nước ta thực sự phải ngồi xem lại.

Đúng là công nghệ nano đang là hướng hot trên thế giới. Và khi chạy về tới VN thì nó lên đến “hotest” đến mức mất cân bằng theo kiểu quá đà & tự phát. Khoảng vài năm gần đây có tới hơn 40% đề tài tốt nghiệp của sv ngành Vật lý là về nano. Chúng ta cũng “cho ra lò” được khá nhiều bài báo Quốc tế về cái này, nhưng vẫn tình trạng báo cáo xong là “xong”. Chúng ta vẫn ra báo, vẫn sao sao chép chép miệt mài và vẫn tích cực đi nhập các sản phẩm công nghệ nano giá rẻ từ TQ Các bạn đã nghe câu chuyện về thích con là nông dân hay tiến sĩ chưa ? tôi thì thích con mình làm nông dân hơn …