Giới thiệu hai khu công nghệ cao Hòa lạc và Sài gòn

I. Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc 1/ Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc là Khu công nghệ cao đầu tiên ở Việt Nam được hình thành ý tưởng từ năm 1992, thành lập ngày 12/10/1998 nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách trung tâm Thủ Đô Hà Nội 30 km (km29 đường Cao tốc Láng-Hòa lạc).

Tổng diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 1.650 ha. Năm 2000, Ban quản lý Khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng với GS.TSKH Chu Hảo là Trưởng ban Quản lý đầu tiên.

KCNC Hoà Lạc có 5 khu chức năng chính: Khu công nghiệp công nghệ cao; khu nghiên cứu, triển khai và đào tạo; khu phần mềm; khu thương mại - dịch vụ công nghệ cao và khu dịch vụ hỗ trợ. Khu công nghệ cao được chia làm ba giai đoạn thực hiện. Giai đoạn I đến năm 2005 là 800 ha, giai đoạn II 1.200 ha vào năm 2010 và đến năm 2020 là 1.650 ha. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ phát triển 800 ha với mục tiêu thực hiện chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực CNTT, CN sinh học, Cơ điện tử, công nghệ Nano.

Ngày 05/10/2005 KCN cao Hòa lạc đã mở cửa đón dự án nước ngoài (cấp giấy phép đầu tư) đầu tiên cho Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Noble Việt Nam, là chi nhánh của Công ty Công nghiệp thông tin Teikoku Tsushin Kogyo với tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu gần 5 triệu đôla, xuất khẩu toàn bộ toàn bộ sản phẩm.

Đến 2006 đã giải phóng mặt bằng được 200 ha đầu tiên, bằng 1/4 diện tích đặt ra cho giai đoạn I. Cuối năm 2006 các khâu điện, nước, viễn thông, giao thông ở khu Công nghệ cao Hoà Lạc đã ổn định và đầy đủ. Ngoài việc giải phóng xong 200ha mặt bằng, KCNC Hoà Lạc đã hoàn thành quy hoạch chi tiết chia lô bước 1, hoàn thành tuyến đường hơn 2km nối từ đường cao tốc đến khu R&D (nghiên cứu và triển khai), xây dựng trạm điện 110kV, Nhà điều hành cổng kết nối trực tiếp với Internet quốc tế… Tuy nhiên KCNC Hòa lạc đã vấp phải khó khăn lớn về giải phóng mặt bằng, tái định cư, vốn, thủ tục đầu tư. Ngòai nhiều lý do khách quan thì lý do chủ quan lứon nhất là do đây là một dự án lớn, mới mẻ, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam xét về mô hình quản lý hoạt động, năng lực điều hành.

Ngày 12/08/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi kiểm tra tiến độ xây dựng KCNC Hòa Lạc và tỏ ý chưa hài lòng do dự án KCNC Hòa Lạc tiến triển quá chậm so với tiến độ đề ra. Trong thời gian ngắn Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao. Ngày 10/10/2006, Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lạng làm Trưởng ban Quản lý KCNC Hoà Lạc - sau đó ngày 12/04/2007 ông Nguyễn Văn Lạng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ. Ông Nguyễn Văn Lạng nguyên là Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Khi còn làm chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc, ông rất thành công trong việc thực thi các chính sách về xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, là người rất chủ động với các chương trình ứng dụng thương mại điện tử và giành được nhiều sự cảm tình của các hãng máy tính mà điển hình là Hewlett Packard với các chương trình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cho hệ thống giáo dục.

  • Ban quản lý KCNC Hòa Lạc đã ký thỏa thuận đầu tư với Cty FPT xây dựng Khu công viên phần mềm FPT và Trường Đại học Tư thục FPT về công nghệ thông tin. Trong tương lai, KCNC Hòa Lạc sẽ hướng đến việc trở thành một đô thị khoa học, có công nghiệp, dịch vụ, viện nghiên cứu, trường đại học, khu đô thị, sân golf 18 lỗ…, chứ không chỉ là một khu công nghiệp thuần túy. Với tiến độ như hiện nay, trong vòng 5 năm nữa toàn bộ dự án sẽ hoàn tất và về cơ bản Hòa Lạc sẽ có những nền móng đầu tiên cho việc trở thành đô thị khoa học.

  • Sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tại Nhật Bản vào tháng 10 năm 2006 và những hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư của Ban quản lý, hơn 100 đoàn các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan… đã đến nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại khu công nghệ cao. Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn V-Cap Hoa Kỳ, Samsung, Công ty TNHH Nobble, Công ty Thuận Phát, IMI (Philippines), Công ty Cổ phần Tin học và Tư vấn xây dựng, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel… quyết định đầu tư tại đây. Ước tính tổng số vốn có khả năng đầu tư vào đây dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ đạt khoảng từ 500 triệu – 1,3 tỷ USD Mỹ.

II. Khu công nghệ cao Sài Gòn

Khu công nghệ cao Sài Gòn thành lập ngày 24/10/2002 (tên viết tắt: SHTP, theo tên tiếng Anh: Saigon Hi-tech Park) có tổng diện tích 913 ha (diện tích giai đoạn 1 là 300 ha), cách trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 15-17km.

Mục tiêu là tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc 4 lĩnh vực: Công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và viễn thông; Công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; Công nghệ sinh học áp dụng cho y tế, dược phẩm và môi trường; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và năng lượng. Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đầu tiên là ông Phạm Chánh Trực

Các thuận lợi lớn của SHTP

  • Vị trí đắc địa : Khu công nghệ cao nằm bên Xa lộ Hà Nội, Quận 9, ở giữa 43 khu công nghiệp và khu chế xuất - hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Nam, đặc biệt là sát cạnh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, SHTP là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên diện tích bị hạn chế ở mức 913ha khó có khả năng mở rộng.
  • Sự ủng hộ tuyệt đối của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là động lực lớn nhất bên cạnh sự năng động của Nhân sự trong Ban quản lý cho sự phát triển của SHTP. TpHCM đã chọn KCNC là một trong 5 chương trình trọng điểm mang tính đòn bẩy cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

Lưu ý : Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sân bay, cảng biển lớn nhất Việt Nam. Thành phố có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, và công viên phần mềm Quang Trung, là nơi tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về hàng năm. GDP năm 2005 tăng 12,2%, năm 2006, GDP tăng 12,2% và GDP đầu người đạt 1,850 USD (hoặc 8,900 USD theo chỉ số PPP), gấp 3 lần mức bình quân cả nước. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào ngày 11/07/1998. Đến cuối tháng 01/2007, tại Trung tâm có 107 công ty niêm yết với tổng vốn hóa thị trường gần 245,000 tỷ đồng. Mỗi tuần, thành phố có thêm 300-350 công ty đăng ký thành lập với tổng vốn trung bình vào khoảng 350-500 tỷ đồng.

Tốc độ thực hiện dự án của SHTP nhanh: ngày 28/02/2006: Dự án IPV của Intel được Chính phủ cấp giấy phép 605 triệu USD, sau khi triển khai đã tăng lên 1 tỷ USD. Hiện tại đã có nhiều công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đầu tư xây dựng nhà máy.

Tính đến 30/6/2006, SHTP đã có 19 dự án đầu tư (hiện nay là 24) với 10 dự án nước ngòai và 9 trong nước (1.642,6 tỷ đồng). Ngoài Intel thì đáng kể nhất là Nidec Tosok của Nhật Bản đầu tư 1 tỷ USD sản xuất các thiết bị đầu đọc quang, các thiết bị nghe nhìn;

Anh Chocolar có vẻ nắm bắt tình hình thời sự nhỉ Không biết ở mấy khu CNC này có nhận êxpert vào làm không Nếu mà lươg cao và điều kiện làm việc thuận lợi thì mình rủ mấy ông bạn bỏ quách bên này về nhà làm cho xong. :D. Hic, NUS rồi Minnesota có đường đi mà không thấy đường về. Mấy bữa trước vô diễn đàn còn có đất dụng võ, giờ chỉ toàn mấy em phổ thông nên qua box này tán chuyện cho vui.

Hình như chocolatenoir là girl đó Tú ơi, hùi trước nhớ có vô blog của chocolate, có mấy tấm hình cool lắm nhưng bi giờ bị tháo hết rồi, chắc do bạn trai không cho để hình lên blog, hic.

Đùa tí thôi, thanks chocolate nhé, mình hơi thắc mắc là các bài này do bạn tự tổng hợp hay sao vậy? Hay bạn đang làm 1 cái stage nào đó về tình hình Hóa Học ở VN, theo dõi các chuỗi bài của bạn, mình có suy nghĩ như thế, không biết có đúng không? Thân!

chocolatenoir là giám đốc PTN NANO tương lai đó, mấy bạn ráng làm quen đi rồi mai mốt xin vô làm. Mình “tán tỉnh” hoài mà chưa được…hihi…

PS. lâu ko viêts bài, cho spam tí…

Hello

Nếu nhớ không lầm thì trong memory của mình có một câu nói của một nhà Hóa học nổi tiếng rằng : khác với các khoa học khác, bạn chỉ có thể trở thành nhà Hóa học tài năng khi bạn đạt độ tuổi 40.

Do vậy chúng mình còn phải học hành và làm thí nghiệm cho nhiều. Không hiểu lắm chữ expert của bạn ngoctukhtn

Các quan tâm của mình hiện nay (not the pass, not the future):

  • Micro and Nanotechnology (not the Science) đặc biệt là phần MicroNano Fabrication. VD:cách sản xuất chip Intel hay gì gì đó
  • Sensors hóa học

40 tuoi thi gia mat roi, luc do dau con hao khi cua tuoi tre nhu bay gio nua. Doc sach nhieu thi Ok chu lam thi nghiem nhieu thi khong han. That ra nghien cuu khoa hoc quan trong nhat la y tuong va cac tinh toan chu khong phai thao tac lam thi nghiem. Cac prof o cac truong dai hoc lon cung khong lam thi nghiem, phan viec nay de danh cho dam sinh vien va ke ca PhD lam thoi.

Aqhl “flirt” hoai ma khong duoc ah. hihi. Ban chocolatenoir gi do oi, lam quen di. Minh ten Tu, la dan em cua aqhl va nguyencyberchem nhung la dan anh cua dam bluemonster va bim112, dang gam nham noi buon xa xu tai NUS (ke ra thi khong xa lam:D). Hien tai minh dang lam nghien cuu ve chiral ligand-capped nanopartilce su dung lam xuc tac trong cac phan ung asymmetric. Minh thay khi di hoc nuoc ngoai thi nguoi ta prefer nhung nguoi co the lam viec o nhieu field khac nhau hon chi tap trung vao mot huong nao do. Co the hoc o university lam ve huong nay nhung lam master huong khac, PhD huong khac la chuyen binh thuong. Cho nen ve tuong lai minh khong chac se lam ve cai gi. PS: sorry vi may khong viet duoc tieng Viet co dau

Hai nhà máy đầu tiên của Nidec Corporation Việt Nam và Nidec Sankyo đã khánh thành ngày 01/03/2007. Hai nhà máy này là bước triển khai đầu tiên trong dự án đầu tư của tập đoàn Nidec tại Khu công nghệ cao SHTP và sẽ thu hút khoảng 20,000 lao động khi đi vào hoạt động đủ công suất. Dự kiến sẽ có thêm 3 đến 4 nhà máy sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động trong tương lai để phủ kín 33 ha tại Khu công nghệ cao. Nhà máy Nidec Corporation Việt Nam sẽ chuyên sản xuất moteur quạt có độ chính xác cao (fan motor) cho máy tính xách tay, máy chủ và máy tính để bàn. Nhà máy Nidec Sankyo chuyên sản xuất đông cơ bước (stepping motor), đầu đọc quang học (optical pickup) và các linh kiện khác. Nidec Nhật Bản là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ quạt dành cho ổ cứng (motor drive technology), chiếm 75% thị trường ổ cứng cơ học toàn cầu (hard disk drives) và 60% thị phần ổ cứng đầu đọc quang học (optical disk drives). Doanh thu trong năm tài chính 2006 của tập đòan là gần 5 tỷ USD.

Công ty Intel VN (IPV Intel Products Vietnam) có tổng vốn đầu tư 1 tỉ đôla Mỹ là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của Intel trên thế gióiư đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM, Việt Nam. Công ty Intel VN sẽ có 500,000 feet vuông phòng sạch (khỏang 50.000m2) là diện tích tối ưu nhất cho các cơ sở lắp ráp và kiểm định. Nhà máy khởi công xây dựng vào tháng 3/2007, sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2009 và tạo ra khoảng 4000 việc làm khi đi vào sản xuất ổn định.

Đén hết năm 2006 các dự án đầu tiên của SHTP đi vào hoạt động đã xuất khẩu 30 triệu USD và tạo việc làm cho 2300 người.

Có thể đặt câu hỏi : Công nghệ cao là gì ?

Thực tế để sản xuất một sản phẩm công nghệ cao có rất nhiều bước :

  • Ý tưởng và thiết kế (Idea and Design)
  • Nghiên cứu R&D và chạy mô phỏng ( Rểa and simulation)
  • Sản xuất (Fabrication)
  • Kiểm định và lắp ráp (Characterization and Assembly) Bước càng phía trên thì đòi hỏi chất xám và sư sáng tạo càng cao. Hiện nay VN đang là diểm đến khá lý tưởng cho các tập đòan đa quốc gia. Tuy nhiên chúng ta chưa thể đòi hỏi hay thu hút thu hút được các công nghệ cao nhất vì bài toán lớn nhất là nhân lực. VD : Intel thuê 1 buiding lớn ở thành phố HCM và treo biển cần tuyển 1000 kỹ sư để design chip Intel cho tương lai (mức dưới 22nanomet). Liệu chúng ta có thể đáp ứng?

Người VN học rất nhanh, tiếp thu rất nhanh nhưng học lại kiên thức và kỹ thuật sẵn có, cải tiến chúng so với SÁNG TẠO ra cái mới là hai chuyện rất khác nhau. Muốn sáng tạo cần được đào tạo tốt và rèn luyện trong môi trường

Ở VN có lẽ cần hiểu là thu hút Công nghệ cao ở mức vừa sức với chúng ta. Nhà máy của nidec thu hút đến 20.000 công nhân thì nghĩa là vẫn còn dùng nhiều lao động và khâu lắp ráp vẫn là chủ yếu.

Giới thiệu ở đây một số công ty công nghệ cao đang họat động ở VN mà mình biết (có gì mọi người bổ sung):

Về lập trình

  • Công ty TMA Solutions là một công ty chuyên lập trình xuất khẩu với 700 nhân viên ;
  • Công ty Paragon Solutions Viet Nam (PSV) là công ty duy nhất tại Việt Nam đạt chuẩn CMMI cấp 5 - cấp cao nhất về quy trình quản lý chất lượng phát triển phần mềm của Viện Kỹ nghệ Phần mềm Mỹ SEI.
  • Công ty Global Cybersoft
  • Công ty FPT tuy có giá trị rất cao trên thị trường chứng khóan và là công ty công nghệ số 1 của VN nhưng doanh thu chủ yếu là qua nhập khẩu và kinh doanh điện thọai di động, lắp ráp và bán máy tính PC (hiệu FPT) cũng như tiến hành các chương trình triển khai mạng và máy tính cho hệ thống nhà nước (chính phủ, các bộ nghành…). FPT Software có trên 2000 nhân viên nhưng Công ty có rất ít sản phẩm xuất khẩu để thu ngọai tệ.

Về sản xuất

  • Lớn nhất là Canon, một trong những nhà đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam. Hãng Canon hiện có 3 nhà máy tại Việt Nam: Nhà máy sản xuất máy in phun tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) quy mô đầu tư 210 triệu USD với diện tích 225.000m²; Nhà máy sản xuất máy in phun tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), quy mô đầu tư 110 triệu USD và Nhà máy in laser tại Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), vốn đầu tư 50 triệu USD. Riêng Nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới của Canon đặt tại Bắc Ninh có khả năng sản xuất 700.000 máy in/tháng (sử dụng 3000 lao động và xuất khẩu 100% sản phẩm), đáp ứng 35% nhu cầu máy in laser của thế giới (Canon cung cấp 50% máy in thế giới ).

  • Công ty Fujitsu VN đặt tại KCN Biên hòa 2 vốn đầu tư hơn 200 triệu USD (http://www.fujitsu.com/vn/vi/services/vft/fcv.html) chuyên sản xuất board mạch. Nhận design từ nứoc ngoài Công ty tiến hành sản xuất board (từ nguyên liệu đầu vào là các tấm nhũa và foil đồng ; qua các quy trình mạ khác nhau ; ghép lớp….) sau đó gắn linh kiện (tụ, chip, điện trở, đèn LED …) để cho ra sản phẩm board mạch cho máy tính, điện thọai di động

Về lắp ráp Ngòai Intel, Nidec thì Sony VN, Samsung VN… vẫn là các công ty lắp ráp và hòan chỉnh sản phậm Tiêu thụ chủ yếu là trong nước.

Kết luận: Càng thu hút được các mức cao hơn của Công nghệ cao thì VN càng thu được nhiều giá trị. [i]VD Apple là công ty chuyên design và thiết kế; các khâu sản xuất linh kiện và lắp ráp đều thuê các công ty khác làm; nhưng trong các sản phẩm Apple thì họ hưởng phần lãi cao nhất. Apple đã tiêu thụ được trên 100 triệu máy nghe nhạc ipod và 2.5 tỷ bài hát (giá 99xu/bài). Tất cả đều nhờ lao động trí tuệ cao(Apple k sản xuất ipod mà thuê sản xuất và lắp ráp ở các công ty Đài loan và TQ)

Bài phát biểu của đại diện Công ty INTEL tại buổi Lễ Kỷ niệm 6 năm thành lập Khu Công Nghệ Cao và Khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ngày 24 tháng 10, năm 2008 http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn/webshtp/tintuc/content.aspx?cat_id=624&news_id=1086

Tôi tên là Brad Briggs – Giám đốc Phụ trách Công nghệ của Công ty Intel Products Vietnam. Hôm nay tôi rất hân hạnh thay mặt Tổng giám đốc nhà máy Intel Products Việt Nam – Rick Howarth hiện đang đi công tác tại Mỹ, tham dự buổi lễ Khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nhân kỷ niệm 6 năm thành lập Khu công nghệ cao TPHCM. Có lẽ quý vị đã nhìn thấy công trình đang thi công của nhà máy Intel khi đi vào Khu CNC. Khoảng 2 năm trước, tập đoàn Intel đã công bố điều chỉnh giấy phép đầu tư lên 1 tỷ đô la Mỹ cho nhà máy Intel tại Việt Nam và đây sẽ là nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset lớn nhất của Intel trên toàn cầu. Tháng trước, đại diện Ban Giám Đốc tập đoàn có sang thăm Việt Nam và gặp gỡ lãnh đạo TPHCM để xác nhận lại cam kết đầu tư lâu dài của Intel tại Việt Nam.

Nhà máy Intel tại Việt Nam không chỉ mang đến các cơ hội việc làm mà còn là nơi để các nhân viên người Việt Nam nâng cao kỹ năng về kỹ thuật chuyên ngành.

Trong tuần này, tôi đã được mời tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển và nơi đây cũng sẽ là cái nôi về nghiên cứu công nghệ cao của Việt Nam. Tôi thật ấn tượng với tham vọng của trung tâm là sẽ nghiên cứu và phát triển wafer. Điều này sẽ nâng cao kinh nghiệm và khả năng về lĩnh vực wafer của Việt Nam. Tôi tin rằng đây là đại diện cho sự khởi đầu tuyệt vời và rất cần thiết cho ngành công nghệ cao của Việt Nam.

Intel xin chúc mừng và đánh giá cao về quyết định đầu tư Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Khu CNC, mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cũng như đào tạo về công nghệ wafer giữa Trung tâm và Intel cũng như các công ty khác trong các năm tới.

Thay mặt công ty Intel Việt Nam, tôi gửi lời cảm ơn vì những hỗ trợ không ngừng từ các cấp chính quyền Việt Nam, đặc biệt là Bộ Khoa học Công nghệ, Ủy ban Nhân dân TPHCM, UBND Quận 9, và Ban lãnh đạo Khu CNC TPHCM. Chúng tôi trân trọng những sự hỗ trợ và hợp tác trong thời gian qua, và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và hợp tác tốt hơn trong tương lai. Một lần nữa, xin chúc mừng và kính chúc tất cả quý vị mọi điều tốt đẹp nhất.

Clip về 3 phòng thí nghiệm trọng điểm tại Khu Công nghệ cao TP.HCM thì các bạn có thể xem ở đây http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn/webshtp/tintuc/content.aspx?cat_id=624&news_id=1089

3 phòng thí nghiệm này là: PTN Nano, PTN vi mạch bán dẫn, PTN cơ khí chính xác và tự động hóa.

Trong tổng số vốn trên có 196 tỷ đồng được từ ngân sách Nhà nước. Phần còn lại là viện trợ của tập đoàn Nhật Bản Nidec.

3 phòng có tổng diện tích 4800 m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất phục vụ nghiên cứu hóa sinh, soi hạt nano, chế bản bằng máy cơ khí tự động trong tạo ra vi mạch và các vật liệu ứng dụng nano…

Trong đó, phòng thí nghiệm nano, đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại đây gồm 5 tiến sĩ (các chuyên gia Việt kiều), 24 kỹ sư được đào tạo chuyên ngành ở trong nước.