Giản đồ Latimer

Giản đồ Latime của N trong môi trường Axit:

Giản đồ Latime của N trong môi trường Bazo:

Cho em hỏi làm sao biết phân tử, ion nào là bền(kém bền) trong môi trường Axit và phân tử, ion nào là bền(kém bền) trong môi trường Bazo. Ví dụ với N(+3) (HNO2 trong mt Axit và NO2- trong mt Bazo). Thank!

Một tiểu phân sẵn sàng bị dị phân nếu như có sự chênh lệch lớn trên giản đồ Latimer giữa bên phải so với bên trái

hình như lấy thế bên phải trừ thế bên trái nếu âm thì nó ko bền

Vd như A => B => C, A => B có gt E01, B => C có gt E02. Nếu E01 > E02 thì B không bị dị phân. Nếu E02 > E01 thì B bị dị phân

Mình xin phép được lấy VD về giản đồ Latimer của Mn trong môi trường acid sau đây để làm rõ vấn đề bền - kém bền của tiểu phân (tương tự trong môi trường base).
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=23194&highlight=Giản+đồ+Latimer+của+Mn#post23194)

Trước hết ta lập điều kiện cho 1 pứ (oh-khử) xảy ra là delta G < 0 —> delta E = Eoh - Ekh > 0 Trên giản đồ Latimer ta dễ dàng thấy được:

  • MnO42- sẽ tự oh-khử tạo thành MnO4- và MnO2 vì delta E = 2.26-0.56 = 1.70 > 0
  • MnO2 bền trong môi trường acid vì delta E = 0.95 - 2.26 = -1.31 < 0
  • Mn3+ sẽ tự oxy hóa - tự khử (dị phân) tạo thành MnO2 và Mn2+ vì delta E = 1.51-0.95 = 0.56 > 0

Tương tự cho các trường hợp bạn muốn xét. Thân!

theo bạn lập luận thì có phải là Mn2+ bền trong mt acid vì delta E = -1.18 - 1.51 <0 phai ko ? vậy cho hỏi mấy cái mũi tên phía trên và phía dưới nó dùng để chỉ gì thế Mn2+ <— +1.51v— MnO4----+1.7v–>MnO2 than

Đúng đó napoleon ah ^^ Mũi tên phía trên và phía dưới là chỉ sự chuyển dạng oh-khử ứng với thế ghi bên trên đó mà, tương tự như mấy cái trong đó thôi, không có gì đặc biệt hết á. Bạn chắc hẳn còn nhớ thế của cặp oh-khử [MnO4]-/Mn2+ = 1.51 V chứ hỉ ^^

Cho mình hỏi bạn tí, bạn bảo (tương tự trong môi trường base). nghĩa là sao, có phải là các thế vẫn vậy còn chỉ thay đổi H+ thành OH- trong phản ứng tự OXH -K của những chất không bền thôi à

Tất nhiên là thế oxi hoá - khử sẽ thay đổi chứ bạn, vì đa số các cặp oxi hoá - khử có thế phụ thuộc vào pH! Nhưng quy trình xét vẫn là tương tự. Tất nhiên thực tế khi xét sẽ phức tạp hơn nhiều. Hiện nay người ta thường dựa vào giản đồ Thế oxi hoá-khử - pH để xét dạng nào bền, thường kết hợp với thế của O2/H2O để xét luôn sự bền - kém bền trong môi trường nước!

Thân!

Giản đồ Latime sau khi được rút gọn nhất, sẽ được sắp xếp từ trái qua phải theo chiều giảm dần số oxi hóa và thế khử chuẩn của các cặp. Vì thế nếu bạn hãy quan sát:

A___B____C. Nếu EA/B < E B/C thì B sẽ kém bền. Tương tự, áp dụng cho Giản đồ Latime của Nito cũng dễ thôi mà. ở đây mình không xem được giản đồ Latime mà bạn gửi kèm theo nên không nói cụ thể được.