khi làm nước đá .nếu ta làm nước đá = khay Al sẽ thấy đáy khay nhôm bị lõm xuống .nhưng nếu làm = khay nhựa (polime) thì thấy khay nhựa hok bị lõm xuống như thế là sao??:4:
Mình nghĩ là nhựa( polime) thường sẽ có tính đàn hồi cao hơn so zới Al (kim loại), mà ta đã biết khi đông cứng nước đá sẽ có thể tích tăng lên do cấu trúc tinh thể rắn. Chúng tạo ra 1 lực tác dung lên khai. Al có tính đàn hồi kém nên dễ bị biến dạng(lõm), còn nhựa có tính đàn hồi cao nên ít bị biến dạng hoặc ko biến dạng! Thân!
theo mình thì, tai nước đá có cấu trúc mạng tinh thể với liên kết cộng hoá trị không bền với độ giòn cao,còn nhựa thì bền hơn và đàn hồi caO hơn nên = >…
Theo em thì do quá trình tạo tinh thể thường tỏa nhiệt –> làm cho ly nước KL nở ra lõm xuống và cũng 1 phần do tác động qua lại khi tăng thể tích lên của nước đá… còn khay nhựa là polyme thì đàn hồi cao không dễ biến dạng
ko au, thể tích nước đá giảm thuj…không tăng dc.,vì có hiện tượng sụp thể tích…:))
Đọc mà ko hiểu gì hết. nếu nước tăng thể tích khi đông cứng, vậy tại sao lại tác dụng lên đáy khay, nó có thể nở ra lên phía trên, đâu có cái gì chèn ép phía trên. có vẻ như giải thích chưa rõ ràng
ừhm thì nó vẫn chịu tương tác chứ nhưng do có tính đàn hồi cao nên thời gian làm nó biến dạng cũng tăng lên rất nhiều…
bạn nói rõ hơn xem, tui nghĩ thể tích tăng lên do mạng tinh thể, bạn có thể xem trong SGK hóa học lớp 10…
D = m/V … nước đá nổi trong nước thường ==> D nước đá < D nước lỏng ==> m càng tăng V giảm thì D tăng… vậy V tăng ==> D giảm vậy rõ ràng V nước đá sẽ cao hơn V lỏng khi chuyển từ lỏng ra rắn chứ nhỉ !!!
Làm gì phải chứng minh lằng nhằng rắc rối thế :)) H2O có 1 tính chất kì lạ là nó nặng nhất ở 4 độ C, khi nhiệt độ càng cao hơn (hoặc càng thấp hơn) 4 độ C thì khối lượng riêng của nước càng giảm. Điều này tương đương với thể tích nước càng tăng. Ngoài ra, việc tăng thể tích ở nước đá rắn được giải thích là do mạng lưới tinh thể trống rỗng của các phân tử nước.
Còn việc khay nhôm vs khay nhựa, mình không biết khay nhựa nhà bạn nó có dạng thế nào, nhưng ở các khay nhựa làm đá vẫn bán trên thị trường, được sản xuất bởi 1 loại nhựa rất cứng và tính đàn hồi kém. Còn khay nhôm, ai cũng biết là Al có tính uốn dẻo tốt. Thế nên việc đáy khay nhôm bị lõm xuống do sự tăng thể tích H2O khi chuyển pha là điều dĩ nhiên :24h_070:
Việc tăng thể tích của nước đá rắn rơ ràng, cám ơn minduy2110, tuy nhiên tại sao khay nhôm bị lõm thì hơi khó hiểu, vì tại sao nuớ đá ko giãn nở phía trên mà cứ nhât định xuống phía dưới để làm lõm khay. ai biết giải thích dc ko ?
Theo quan sát thực tế của em là nó nở cả 2 phía cả phía trên và phía dưới… Nhưng có lẽ sẽ về phía dưới nhiều hơn vì có trọng lực mà hehe… vì vậy khi giản nở phía dưới gặp đáy khay và ==>…
theo mình được biết! cái hiện tượng nước đóng băng thành đá thì thể tích tăng là do khi nước đóng băng thì các phân tử nước sắp xếp lại theo kiểu hình tháp tứ diện (mỗi đỉnh là 1 phân tử H2O) bởi liên kết hidro làm cho cấu trúc của chúng bị rỗng ở giữa làm thể tích của nước đá tăng và khi cho vào tủ lạnh thì nước ở trên bề mặt bị thành đá trước lên khi khối nước bị đóng đá thì thể tích chúng không thể tăng lên trên phía trên được .Chúng đành phải tăng thể tích xuống dưới và làm cho khai nhôm bị lõm xuống còn khai nhựa thì do tính đàn hồi
hồi trước mình cùng có khay đá nhôm. có mấy lần cúp điện giữa chừng, thế là đá chỉ đông một chút. mình thấy phía trên mặt, xung quanh thành và cả ở dưới đáy có đá, nhưng ở giữa là nước. nhôm cũng truyền nhiệt mà.nếu có đông phía trên trước thì cũng là một lớp đá mỏng, làm sao cứng bằng nhôm phía dưới. mình ko tin là với khay nhôm, nước đóng đá từ trên xuống từ từ. dù sao cũng cáp ơn platin
ai nói dc tại sao khi cho n’c giặt đồ vào n’c vo gạo thì có màu xanh
khi cho vào tủ lạnh thì nước ở trên bề mặt bị thành đá trước
Cái này theo mình là không chính xác đâu ạ. Nước đá đóng băng là từ ngoài vào trong. Tức là khi đóng băng nó sẽ dãn nở theo mọi phía. Và dĩ nhiên mặt lồi lên sẽ lồi lên cao hơi so với độ võng của đáy khay nhôm. Và nếu chỉ sau 1 lần đóng đá, thì khay nhôm võng xuống không rõ rệt đâu. Còn sau nhiều lần thì dĩ nhiên sẽ nhận biết được 1 cách rõ rệt, lúc bấy giờ mới đặt câu hỏi vì sao lại thế :-??
Mình thấy vấn đề này có gì phải bàn nữa đâu nhỉ =.= Chuyển sang cái này đi @@
ai nói dc tại sao khi cho n’c giặt đồ vào n’c vo gạo thì có màu xanh
Cho hỏi nước giặt đồ là nước nào? Là dung dịch xà phòng hay dung dịch nước bẩn sau khi giặt? Nếu là dung dịch nước bẩn sau khi giặt thì bó tay rồi :)) Chắc cũng là hiện tượng tạo hợp chất bao, bởi vì nước vo gạo âu cũng là hồ tinh bột cả mà :chabit (
Theo tôi thì khi để nước vào khay nhôm rồi để vào tủ lạnh thì do nhiệt độ thấp, nhôm co lại mạnh còn đối với nhựa thì co lại không đáng kể nên không lồi dưới đáy còn khay nhôm thì có!!