Giải thích các hiện tượng hóa học

1- Người ta quên ko đậy nắp bốn lọ hóa chất sau đây: Anhidrit photphoric, silic dioxit, canxi oxit, đồng oxit. Sau 2 ngày, cân thấy có hai lọ nặng lên. Hỏi những lọ nào nặng lên, tại sao ? 2- Cây nến cháy được ở vị trí bình thường và bị tắt nếu ta quay ngược bấc của nó xuống dưới. Ở que diêm, ta lại thấy hiện tượng ngược lại: que diêm cháy tốt khi đầu que diêm quay xuống dưới, và tắt nhanh chóng khi ta quẹt cho diêm cháy rồi quay ngay đầu diêm lên trên. Vì sao có sự nhau đó ?

1- Người ta quên ko đậy nắp bốn lọ hóa chất sau đây: Anhidrit photphoric, silic dioxit, canxi oxit, đồng oxit. Sau 2 ngày, cân thấy có hai lọ nặng lên. Hỏi những lọ nào nặng lên, tại sao ? Trả lời: đó là lọ chứa anhidrit photphoric và canxi oxit vì chúng có tính chất hút ẫm.

2- Cây nến cháy được ở vị trí bình thường và bị tắt nếu ta quay ngược bấc của nó xuống dưới. Ở que diêm, ta lại thấy hiện tượng ngược lại: que diêm cháy tốt khi đầu que diêm quay xuống dưới, và tắt nhanh chóng khi ta quẹt cho diêm cháy rồi quay ngay đầu diêm lên trên. Vì sao có sự nhau đó ? Trả lời: vì sáp không “cháy” được, còn que diêm bằng gỗ cháy đươc.

Chà chà, thêm 2 câu nữa nhé: 3-Khi cho khí cacbonic đi qua nước vôi trong đựng trong một dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dd, thoạt tiên ta thấy độ sáng dây tóc đèn bị giảm đi, rồi tắt hẳn, nhưng sau khi cho khí cacbonic tiếp tục đi qua thì đèn lại bắt đầu sáng lên. Giải thích hiện tượng. 4-Để tinh chế brom khỏi tạp chất clo, người ta làm như sau: lắc brom với dd natri bromua, và khi hỗn hợp đã phân lớp, người ta đổ lớp chất lỏng bên trên (lớp nước) đi. Giải thích tại sao có thể tinh chế brom khỏi clo = cách đó ???

1/ Lúc đầu tạo CaCO3 kô tan sau đó tạo Ca(HCO3)2 tan điện li tạo dd dẫn điện 2/ Br2 tạo dd phân lớp với H2O

Vậy anh thử giải thích xem cho NaBr vô làm gì ???

vì Cl2 tham ja đẩy Br trong NaBr ra :bann (

Trong ko khí có oxi, nitơ, khí CO2, hơi nước và khí trơ. P2O5 là 1 oxit axit, hoá hợp với nước tạo thành axit photphoric. Ca(OH)2 là 1 kiềm háo hợp với nước tạo thành canxi cacbonat. SiO2 và CuO ko hề tác dụng với chất nào trong không khí, nên 2 lọ nặng lên là P2O5 và Ca(OH)2. t/b: hơi dài dòng nhỉ, nhưng thế mới là đáp án đầy đủ :cuoi (

Khi châm lửa vào nến, parafin ở bấc chảy ra và bay hơi. Hơi đó bốc cháy. Sau đó ngọn lửa của bấc tự duy trì: theo đà chất parafin bốc cháy, ngọn lửa tụt dần xuống, làm chảy phần parafin mới. Parafin nóng chảy được hút liên tục bởi các mao quản của bấc lên khu vực cháy. Phần dưới của ngọn lửa bao giờ cũng cách bề mặt parafin nóng chảy 1 khoảng cách nhất định. Ngọn lửa ko thể xuống thấp hơn được, và nhiệt độ của parafin nóng chảy thấp hơn nhiệt độ cháy của parafin, làm cho ngọn lửa bị tắt. Do đó khi quay bấc xuống dưới, parafin nóng chảy sẽ chảy xuống bấc và làm tắt ngọn lửa. Que diêm cháy theo 1 cách khác so với cây nến: ở que diêm ko có chất đốt dễ nóng chảy, không có bấc hút chất đốt đó lên khu vực cháy. Tuy nhiên cũng như ở cây nến, parafin phải nóng chảy và hoá hơi rồi mới bốc cháy, ở que diêm, thoạt tiên gỗ phải hoá khí. Muốn thế, gỗ phải được nung nóng mạnh, và do đó đầu que diêm phải quay xuống dưới, cuống que diêm quay lên trên. Khi ta quay đầu diêm lên trên, ngọn lửa ko có chất đốt sẽ bị tắt.

Tại sao cacbon oxit lại độc và khi cháy được trong không khí lại cho ngọc lửa màu xanh?

Tại sao khi cho kẽm hidroxit để trong không khí lâu ngày sẽ chuyển màu?

Tại sao cháy ra lửa màu xanh thì mình không biết. Còn CO độc bởi vì khả năng tạo phức đặc biệt tốt của nó. Nó dễ dàng tạo phức rất bền với Hemoglobin trong hồng cầu. Khiến cho O2 không còn chỗ tạo phức với hồng cầu nữa, làm mất đi chức năng vận chuyển O2 của máu. Khiến cho người hít phải CO chết ngạt ngay cả trong điểu kiện đầy đủ oxi.

HIxx!anh duy mà còn hok bít nữa thì ai bít đây anh ???còn cái nhôm hidroxit thì sao anh !!!

Màu sắc ngọn lửa thì đọc Vật lý ấy, phần quang phổ phát xạ ấy.

Màu của vật thể mà mắt người thấy được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn hỏi vì sao như vậy thì các nhà khoa học cũng bó tay. Hiện nay vẫn có rất nhiều chất vẫn không lí giải được vì sao nó lại có màu như vậy, mỗi chất lại có một cách giải thích riêng ( ví dụ như sử dụng mẫu Bo chỉ lí giải được vạch quang phổ hidro mà thôi…).

Mình chưa nghe việc CO cháy tạo ra lửa màu xanh, bạn nào hỏi có thể trích dẫn xem nhận xét đó ở đâu không?

Mọi người đều biết rằng CO và CO2 (sản phẩm của quá trình cháy của CO) đều không có màu. Ngoài ra khi đốt bạn cũng phải để ý các dụng cụ sử dụng trong quá trình đốt, rất có thể màu sinh ra do bọn này.

Tuy nhiên nếu thật như thế thì vẫn có thể giải thích dựa vào các mức năng lượng trong phân tử CO và sự thay đổi các mức năng lượng khi phản ứng cháy xảy ra. Mình đoán là trong các sản phẩm chuyển tiếp hoặc giai đoạn chuyển tiếp của quá trình cháy có một lúc nào đó xuất hiện 2 mức năng lượng phù hợp để hấp thụ (hoặc phát xạ) một vùng nào đó của ánh sáng trắng và cuối cùng tạo ra màu xanh như bạn nhìn thấy.

Màu của vật thể mà mắt người thấy được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn hỏi vì sao như vậy thì các nhà khoa học cũng bó tay.

Còn để giải thích chung chung về màu của các vật thể thì có thể tham khảo ở http://en.wikipedia.org/wiki/Color , mục Color of objects

em có tài liệu ghi CO cháy tạo ngọn lửa màu xanh đấy!!!nhưng là sách thôi !!!mà anh giải tihk bằng quang phổ hở ???cái này thì em chỉ bít sơ sơ !!!

Cứ để ý. 1 thanh củi cháy. Ngọn lửa có 2 màu. Ngoài màu vàng là chủ yếu thì “lõi” của nó có màu xanh. Do lúc này C chưa bị OXH hoàn toàn, chỉ tạo CO, và CO cháy tạo màu xanh đấy.

Uh mình cũng tìm đc vài tài liệu nói rằng CO cháy cho ngọn lửa màu xảnh rồi, nhưng chưa tìm ra lời giải thích rõ ràng, lúc nào tìm ra mình post sau vậy.

Cần lưu ý: Một vật sẽ bốc cháy khi đạt đến nhiệt độ cháy của nó (là nguyên tắc chung khi giải thích những câu hỏi kiểu này).