-Tại sao khi phân tích dư lương thuốc bảo vệ thực vật trên mẫu thực phẩm và mẫu môi trường phải qua giai đoạn làm sạch? Theo mình biết là để loại bớt tạp chất và làm cho nền phổ đẹp (gọn hơn). CÒn nguyên nhân nào khác không? -Tại sao giai đoạn làm sạch là quan trọng nhất và phải dùng những hóa chất tinh khiết như của Merck? -Đối tượng mình phân tích là mẫu môi trường (đất), khi điều tra thì không phun các hoạt chất như cypermethrin, indoxacarb, clopyryphos… nhưg khi phân tích thì có? Thường người ta phun thuốc có hoạt chất abamectin.
- Giai đoạn làm sạch có hai mục đích chính: Thứ nhất là làm sạch (đúng như nghĩa của từ này), thông thường thì mẫu thực phẩm và nước thải có nhiều tạp chất có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phân tích (làm tăng nhiễu, tăng tạp, nhanh hỏng máy…). Mục đích thứ 2 phối hợp vào đó là quá trình làm giàu mẫu. Vì thường thì hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các đối tượng này chỉ ở lượng Vết, do đó cần làm giàu mẫu lên nhiều lần (ví dụ, kỹ thuật SPE xử lý 50g rau hoặc 100ml nước thải có thể làm giàu được đến 50-100 lần trước khi đưa vào chạy máy, do đó có thể tăng được LOD của phương pháp) -Với những ý nghĩa như trên thì bạn hiểu vì sao giai đoạn này quan trọng nhất rồi chứ? Do đó phải cần dùng các hóa chất có độ tinh khiết đạt yêu cầu, để không gây nhiễm các tạp chất khác vào mẫu trong quá trình phân tích. -HCBVTV có trong đất có thể do các nguyên nhân sau: do phun thuốc trong vụ, do tồn dư từ các đợt phun thuốc trước đó, do tích tụ trong đất qua thời gian, do nguồn nước bị ô nhiễm …