Cái này bác “Tôi yêu women” nhầm rồi đấy, không chỉ ra H3O+ đâu mà còn ra H(H2O)n+ với n nguyên. Chính vì vậy mà khi làm mấy bài pH hay dung dịch em chả bao giờ ghi H3O+ cả, toàn H+, OH- là nhanh, gọn, bổ, rẻ nhất. Mấy thằng lớp em toàn tài lanh, ghi H3O+, vừa sai mà lại rườm rà nữa!!! :chocwe (
Cho Yugi tham gia tý, Trong môi trường nước thì đúng là tạo hydrogen liên phân tử, nên có thể viết là (H2O)n nhưng năng lượng cần để phá kiên kết hydrogen này là nhỏ, do đó khi có hiện diện của H+ vào thì có tồn tại H(H2O)n + không ?? Và khi có H+ thì tạo thành H3O + và H(H2O)n+ thì cái nào bến hơn, theo Yugi thì tồn tại H3O+ bền hơn, Do đó trong dung dịch dung môi là nuoc với chất tan là một acid nen ghi H+ là H3O+.
HAHa lại máu lên rùi đây!! Mình mà là giáo viên gặp mấy cu học khákhá một tẹo cứ viết H+ là gạnh, !! Về bàn chất nếu viết H+ là sai, vì chẳng thể có H+!! :nhanmat( Nhưng nếu viết H3O+ thì đúng bởi nó thể hiện được quá trình solvát hóa của H+ , mà H(H2O)n+ cũng thế thôi, :chocwe ( Thử ko nghe xem, đi thi học sinh giỏi viết thế zero ngay!! :sacsua (
Em lại ko đồng ý với thanhatbu, khi đã viết gì thì phải chính xác, còn nếu ko thể chính xác được thì hãy chọn cái đơn giản nhất mà tương!
Không nên như vậy :nhanmat(. Nếu gạch phải gạch những thằng nắm ko chắc kiến thức mà lại viết lung tung, thích khoe hàng!!!
Không hề!!! Thục chất em hiểu như thế nào là H(H2O)n+ !! vậy thay vì người trình bày viết như thế thì có thể viết gọn n phân tử nước thành 1 phân tử nước H(H2O)+!! Nên anh mới bảo bản chất viết H(H2O)+ và H(H2O)n+ được chấp nhận là như nhau!! Còn nếu người viết là H+ trong nước thì quả thật với mức độ khá giởi mà viết như thế này thì cá nhân anh ko đồng ý, vì làm gì có thực mà viết cơ chứ!! Nên anh bị gạch. Hồi trước anh học trường SPTP thầy Hòang (PTích ) áp đặt thế ! Còn nếu ai ko bít mà vẫn viết (H3O+) mà ko hiểu tại sao? tại sao phỉa là H(H2O)n+ thì em cứ lên lớp cho nó 1 hồi thế là chóang ngay!! Chúc em may mắn!!
Pà con xem cái này , phức tạp wá, điên cái đầu luộn
Solvation
Researchers have yet to fully characterize the solvation of hydronium ion in water, in part because many different meanings of solvation exist. A freezing point depression study determined that the mean hydration ion in cold water is approximately H3O+(H2O)6 : on average, each hydronium ion is solvated by 6 water molecules which are unable to solvate other solute molecules.
Some hydration structures are quite large: the H3O+(H2O)20 magic ion number structure (called magic because of its increased stability with respect to hydration structures involving a comparable number of water molecules) might place the hydronium inside a dodecahedral cage. However, more recent ab intio molecular dynamics simulations have shown that, on average, the hydrated proton resides on the surface of the H3O+(H2O)20 cluster. Further, several disparate features of these simulations agree with their experimental counterparts suggesting an alternative interpretation of the experimental results.
Two other well-known structures are the Zundel cations and Eigen cations. The Eigen solvation structure has the hydronium ion at the center of an H9O4+ complex in which the hydronium is strongly hydrogen-bonded to 3 neighbouring water molecules . In the Zundel H5O2+ complex the proton is shared equally by two water molecules . Recent work indicates that both of these complexes represent ideal structures in a more general hydrogen bond network defect.
Cái này các bạn thảo luận theo hướng làm phức tạp vấn đề rồi. Viết phương trình phản ứng để tính toán, mình chỉ viết những thành phần thay đổi chính của phản ứng thôi. H+ là ok rồi, đâu nhất thiết phải viết H3O+, viết H3O+ là một cách làm phức tạp vấn đề rất nặng nề mà lại không giúp giải quyết thêm được gì cả. Thử nghĩ xem, viết H3O+ rồi thì với Na+ viết làm sao, chẳng lẽ viết Na+(H2O)n… à. Hic, lúc đó đúng là chẳng làm được gì thêm cả. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ 2 mình muốn nói là, dạng solvat hóa ion H+ là hoàn toàn khác nhau trong các dd, không phải H3O+, H5O2+, hay H9O4+… là đúng, tất cả đều phụ thuộc vào tính chất của mỗi dd. Các bạn nghĩ xem nhé, nếu trong dd có các ion khác như Na+, Ca2+… Cl-, NO3-… thì chắc chắc các ion này sẽ ảnh hưởng đến quá trình solvat hóa của ion H+ và dạng tồn tại của ion H+ chắc chắn sẽ khác nhau đối với các dd khác nhau. Nên mình rất không đồng ý với thanhatbu là xét các bài viết H+ là sai, mình thấy phải luôn đơn giản hóa vấn đề để giải quyết được vấn đề. Điều nữa, nếu các bạn muốn tìm hiểu về dạng tồn tại của H+ trong dd thì nên giới hạn ở 1 dd nhất định; vd nước nguyên chất và xem H+ tồn tại như thế nào. Nói đến đây mình cũng thấy khá là ngớ ngẩn khi ta viết H3O+, lí do tại sao viết H30+ –> trả lời: vì H+ bị hydrat hóa, vậy chứ H+ không bị tương tác tĩnh điện với các anion à, chắc chắn là có, đúng không, vậy chẳng lẽ phải viết H+(H20)n…X-(H2O)y… để biểu diễn H+ à. Hết sức không hợp lý. Viết H+ là ok rồi. Trong bài báo trên, người ta xét dd H2O thôi, không phải trong 1 dd có các ion khác, lực ion lớn, phải để ý rõ điểm này
Hà hà cuối cùng thì vấn đề tự nhiên trở nên phức tạp, nhưng giống như mình ngồi tranh luận 1 cái mà nó ko cụ thể và không rõ ràng, như thế để đơn giản hóa vấn đề,dễ hiểu nhất thì mình dùng kí hiệu H+ là tiên lợi nhất đồng ý, đặc biệt dùng trong các bài tập về dung dịch!! :mohoi ( :mohoi (