đường chuẩn trong phương pháp trắc quang

các bạn cho mình hỏi: 1)khi mình xây dựng đường chuẩn như sau: STT 0 1 2 3 4 5 V mẫu(ml) 0 2 4 6 8 10 V nước cất 50 48 46 44 42 40 còn các chất khác thì cho giống nhau hết, rồi định mức thành 100ml. tổng của thể tích nước cất và mẫu chuẩn là 50 ml. thông thường, mình lấy thể tích mẫu đem xác định là 50ml. các bạn cho mình hỏi là nếu bây giờ mình lấy V mẫu đem xác định là 10 ml nhưng vẫn nằm trong đường chuẩn thì có ảnh hưởng gì ko? 2) có đường chuẩn rồi, nhưng mẫu sau khi đã LÊN MÀU nằm ngoài đường chuẩn thì mình có thể hút dung dịch đó để pha loãng hay mình phải làm lại từ đầu?

Trước khi trả lời mình thấy có gì đó không ổn lắm : Bạn đã định mức đến 100ml rồi lại nói tổng thể tích là 50ml ???

1, Khi bạn pha dung dịch chuẩn có tổng thể tích là 50ml thì khi đo mẫu thực bạn cũng phải lấy 50ml mẫu . Mặc dù bạn lấy mẫu có nồng độ nằm trong đường chuẩn nhưng chỉ lấy có 10ml khi bạn cho thêm thuốc thử và các chất che các ion gây ảnh hưởng, … bằng với lượng mẫu 50ml thì ít nhiều nó cũng gây sai số cho phép đo. Vì đây là đo khả năng hấp thụ quang nên nồng độ thuốc thử và các hóa chất khác cũng gây ảnh hưởng. Để tránh ảnh hưởng này người ta thường có bước hiệu chỉnh máy về điểm 0 là điểm dùng với mẫu trắng có V = V mẫu thực đã được cho thêm thuốc thử và hóa chất. Với cách xây dựng đường chuẩn như bạn về cơ bản là đúng nhưng TỔNG NƯỚC CÂT + MẪU + THUỐC THỬ + HÓA CHẤT KHÁC = V không đổi (nhiều trường hợp người ta chỉ cho vài giọt thuốc thử không ảnh hưởng nhiều đến thể tích)

2, khi mẫu nằm ngoài đường chuẩn bạn phải pha loãng cho mẫu nằm trong đường chuẩn . (bạn lên xác định sơ bộ hàm lượng mẫu trước khi pha loãng bằng cách đo 2 mẫu rồi nhân chéo lên là ra )

Việc thêm nước cất ban đầu là có mục đích gì vậy bạn? Có phải bạn muốn pha loãng trước khi cho các chất khác không vậy? (Việc này cũng đôi khi cần thiết) Còn nếu không thì bạn cứ cho các chất vào, sau đó định mức bằng nước cất (Để người khác khỏi hiểu nhầm thôi) Còn câu hỏi của bạn thì tôi có câu phản biện như sau: “Tại sao bạn lập đường chuẩn tới V(mẫu) = 5mL mà bạn lại nói với V(mẫu) bằng 10mL thì vẫn NẰM TRONG đường chuẩn?” Thông thường việc xây dựng đường chuẩn trong khoảng nồng độ nào thì CHỈ ĐƯỢC PHÉP xác định nồng độ nằm trong khoảng đó. (Nếu bạn muốn xác định nồng độ khác thì bạn phải xây dựng lại đường chuẩn với khoảng nồng độ lớn hơn - Tất nhiên phải làm lại hoàn toàn nhé)

Việc này theo tôi bạn phải làm lại từ đầu, và nếu dung dịch phân tích của bạn có nồng độ lớn quá thì bạn phải pha loãng dung dịch phân tích đó. Việc pha loãng của bạn sau khi đã định mức là làm thay đổi nồng độ các chất trong dung dịch… hay nói cách khác là các dung dịch không còn cùng điều kiện như nhau nữa! Về nội dung phương pháp bạn có thể xem [u][b]Ở đây[/b][/u] Chúc bạn thành công!

Thân!

  1. Bạn chú ý là mẫu đã lên màu rồi mà nằm ngoài đường chuẩn thì không thể dùng được đường chuẩn cũ . Có 2 cách để giải quyết vấn đề này MỘT là như mình đã trình bày ở trên (quên không nói rõ là tiến hành với mẫu chưa lên màu có nồng độ nằm ngoài đường chuẩn ) HAI là xây dựng đường chuẩn mới có nồng độ bao quanh mẫu mình đã lên màu

mình cảm ơn bạn diepgl và hồ sỹ phúc nhiều lắm, nhờ các bạn mà mình giải quyết được vấn đề rắc rối này.

cho mình hỏi thêm. Phương pháp chuẩn độ trong trắc quang có ưu và nhược điểm gì thế? cách tiến hành có giống như những phương pháp chuẩn độ khác không? Thanks