đường chuẩn trong phân tích trắc quang

Cho em hỏi trong phương pháp phân tích trắc quang khi dựng đường chuẩn cho dung dịch A=f(C) thì nồng độ C là mg/L hay mol/L. Vì đồ thị vẽ theo 2 giá trị C đó sẽ có hình khác nhau. Thanks

Thông thường người ta sư dụng mg/l hay ppm vì nồng độ của chúng quá nhỏ

Cái này theo cái nào cũng được, tuỳ theo cách tính toán nồng độ. Thường khi phân tích thực tế người ta thường đo theo mg/L, còn trong nghiên cứu khoa học người ta thường đo theo mol/L. Đúng là đồ thì của 2 đường sẽ khác nhau, nhưng có dạng hoàn toàn tương tự nhau.

Dạng đồ thị là như nhau, A tuyến tính theo C (nếu bạn làm đúng). Chỉ khác các hệ số trong phương trình thôi.

trục tung là Abs và trục hoành là nồng độ hay hàm lượng.tùy theo bạn dựng chuẩn như thế nào mà tính ra nồng độ theo mẫu như thế đấy.Trong đừong chuẩn có khoảng tuyến tính,trong khoảng tuyến tính có khoảng nồng độ tối ưu.bạn nên chọn khoảng tối ưu để tính ra hệ số pha loãng hay lựong mẫu cần lấy.

Cho em hỏi là khi đã dựng đường chuẩn rồi, ta phải tiến hành pha mẫu sao cho giá trị mật độ quang rơi vào khoảng 1/3 đến 2/3 của đường chuẩn vậy. Em đã tiến hành làm thử xác định nitrit bằng phương pháp quang, đo 9 mẫu, 6 mẫu có giá trị A thấp hơn 1/3 đường chuẩn, 3 mẫu có A nằm trong 1/3-2/3 đường chuẩn. Kết quả là 3 mẫu này sai lệch khá lớn so với 6 mẫu kia. Có ai giải thích được không ạ, em cám ơn nhiều

Sai lệch khá lớn là sai lệch như thế nào? 9 mẫu đều cùng 1 nồng độ ban đầu, chỉ khác hệ số pha loãng hay sao? Việc pha loãng mẫu sao cho giá trị A rơi vào khoảng 1/3 đến 2/3 đường chuẩn là nhằm giảm thiểu tối đa sai số từ đường chuẩn vào sai số chung của kết quả. Điều này bạn sẽ thấy rõ hơn khi sử dụng phần mềm StatGraphic để vẽ đường chuẩn thông qua hành lang sai số của đường chuẩn. Thân.

Đúng vậy, các mẫu đều cùng nồng độ đầu, chỉ khác độ pha loãng. Và sai số em thu được vào khoảng 2%, em nghĩ là lớn bởi vì mẫu của em nồng độ 0.8ppm nên 2% là lớn rồi. :24h_096:

Nồng độ càng nhỏ thì sai số được chấp nhận càng lớn bạn ạ. Với nồng độ ppm thì 2% thì mình nghĩ là ok.

cùng nồng độ mẫu mà sai lệch nhau thì chưa vội kết luận do là sai trên đường chuẩn bạn à.vấn đề ở chỗ xử lý mẫu,cái này cực kỳ quan trọng trong phân tích,còn 1 điểm nữa là phương pháp bạn đã ổn định chứa,tay nghề bạn như thế nào.việc qui về nồng độ trên 1/3 tới 2/3 chỉ góp phần giảm thiểu sai số hệ thống thui,sai số rất lớn mà không kiểm soát được là sai số ngẫu nhiên mình đề cập trên kia. thân

Cám ơn mọi người, không giấu gì em là sinh viên năm 3. có lẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để năng cao tay nghề của mình.

nhưng khi đã dựng được đường chuẩn chọn được thể tích ở 1/3 hoặc 2/3 đường chuẩn theo em rất khó. Vì chọn thể tích này sẽ có sai số khác với chọn thể tích khác, làm sao mình biết chọn thể tích nào để sai số nhỏ nhất. Bữa em làm xác định hàm lượng sắt trong nước bằng phương pháp trắc quang, chọn được thể tích ứng với mật độ quang ở 2/3 đường chuẩn nhưng sai số ra là (10.033±3.347)ppm. Như vậy là phương pháp này có độ chính xác không cao

Chào Sakura, việc sai số của bạn quá lớn theo như mình nghĩ không thể nào do phương pháp này được. Có lẽ trong lúc pha chuẩn hoặc pha dung dịch mẫu, bạn đã làm sai, các lần pha dung dịch không đồng đều dẫn đến sai số lớn. Mình cũng đã làm thí nghiệm này, sai số tuy có lớn nhưng cũng chỉ vào khoảng 0.019ppm thôi. Tiếp đến, việc bạn nói pha dung dịch sao cho độ hấp thu từ 1/3 đến 2/3 đường chuẩn là khó, theo mình thì ngược lại. Bạn có thể pha thử một mẫu, đo độ hấp thu của nó. Từ đó bạn tính được số ml mẫu cần lấy để pha được dung dịch có A từ 1/3 đến 2/3 đường chuẩn. Thêm vào đó, việc lấy 1/3 đến 2/3 đường chuẩn là nhằm mục đích làm cho sai số trong quá trình bạn làm tiến dần đến sai số của phương pháp.