Xin các thầy cô & anh chị giảng cho em các vấn đề cơ bản về phương pháp IR xác định bề mặt oxid ( ứng dụng cho phản ứng xúc tác dị thể ) và cho em xin các tài liệu nói về phương pháp này kèm theo một vài ví dụ oxid đã được làm với ạ. Em cảm ơn mọi người nhiều ạ! :hun ( :hun ( :hun (
Cái này đơn giản thoai, đa số các nghiên cứu về bề mặt, người ta dùng FTIR (Fourier transform infrared spectroscopy) để xác định các nhóm chức oxi hóa trên bề mặt vật liệu. Điều này bắt buộc em phải nắm được cái peak mô tả giao động cơ bản của liên kết oxygen. Đây là đặc trưng của mỗi vật liệu khảo sát.
Chẳng hạn khi nghiên cứu bề mặt oxi hóa của graphite đã qua xử lí, như band at 3433cm(-1) mô tả O-H stretching vibration của phenolic hay alcoholic, còn nhóm carboxyl vào khỏang 1650 cm(-1) …
Về sách vở của phương pháp này cũng hok thiếu, nếu em giới thiệu luôn vật liệu mình sử dụng thì sẽ có câu trả lời tốt hơn.
FTIR introduction: http://mihd.net/iyw03xv
Fourier Transform Infrared Spectrometry (Chemical Analysis: A Series of Monographs on Analytical Chemistry and Its Applications) by by Peter R. Griffiths, James A. De Haseth http://mihd.net/okaqvcr
Thân ! :nhamhiem
Merci beaucoup a BM đã giúp đỡ. Đề tài của e nói về các oxid đã được nghiên cứu trên thế giới như: MnO, Cr2O3…Mong nhận được thêm thông tin từ các anh chị. Merci par avance tout le monde!!!
hi em! Em nói các oxyt đã được nghiên cứu trên TG thì chịu rồi, cái nào mà không nghiên cứu. Ở đây, muốn nói đến Oxyt của em dùng cho phản ứng xúc tác loại nào, acid baz hay ox hóa khử… có pha kh loại quý không??? Vd nhé, nếu hệ xúc tác của em có pha kl quý Pd, Pt… có thể khảo sát cấu trúc bằng IR qua việc cho hấp phụ với CO và đo phổ của IR để từ đó có thể nhận biết được tính chất của hệ xt. Nếu hệ xúc tác của em là dạng xúc tác acid-base có thể cho hấp phụ molécules sondes và đo IR để có thể xác định tính acid… Anh nghĩ sẽ không quá phức tạp với em để poster tên đề tài seminar của em một cách chi tiết hoặc hỏi lại thầy cô hướng dẫn của em. Thân
Vâng e cảmơn a đã góp ý. Trong đề tài của e, hệ xúc tác có pha một số kim loại quý như Pd, Pt. Nếu a có các tài liệu về phương pháp này thì chỉ e với!!! Càm ơn anh rất nhiều!!!
OK! Anh có thể gợi ý một chút cho em nhé. Anh trích lược cho em một ít về: Kháo sát hệ xúc tác kim loại bằng pp hấp phụ CO
- Principe: Cho hấp phụ CO lên xúc tác dạng viên nén (pastille) ở nhiệt độ thường, xúc tác này được khử trước với H2. Sau đó hút chân không để loại hết CO còn lại ở pha khí (ko hấp phụ lên xúc tác). Sau đó tần số dao động của CO hấp phụ trên kl sẽ được đo và phân tích.
- Lý thuyết về pp khảo sát này: do CO tạo phức với gần như tất cả các kl chuyển tiếp. Nói chung, phức này được tạo thành từ 1 lk sigma và 1 lk pi(cho ngược). Các tính chất của lk pi này có thể đánh giá được qua việc khảo sát tần số dao động của CO(ads) –> tần số dao động của CO thay đổi từ 2143 cm-1 đối với pt tự do đến 2200-1800 đối với phức carbonyle (…)
Ừ, nếu em muốn tìm hiểu tiếp theo hướng này, bước tiếp theo, em có thể tìm hiểu về các dạng hấp phụ của CO lên kim loại, (hay dạng bậc 1, bậc 2, bậc 3…) cũng rât thú vị. Chúc em làm tốt nhé Thân
Ừ, nếu em muốn tìm hiểu tiếp theo hướng này, bước tiếp theo, em có thể tìm hiểu về các dạng hấp phụ của CO lên kim loại, (hay dạng bậc 1, bậc 2, bậc 3…) cũng rât thú vị. Chúc em làm tốt nhé Thân