Đổ một ít nước lên một miếng gỗ mỏng rồi đặt lên đó một cốc thủy tinh. Đổ nước vào cốc rồi hòa tan vào đó 50g muối amoni nitrat NH4NO3. Quấy cho muối hòa tan, sự hòa tan hấp thụ khá nhiều nhiệt làm cho dung dịch trong cốc lạnh đến mức nước ở đáy cốc đóng băng và làm cho miếng gỗ dính chặt vào đáy cốc.
Trộn 200g K2SO4 với 81,5g Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.
Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600oC sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1 tiếng rưỡi). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ. Thật là “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.
Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.
Giải thích: Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.
(Sưu tầm) :24h_029:
Cái này đúng quá còn gì. Đây là thí nghiệm trong sách hóa lớp 9 quyển cũ nhưng năm 90. Khi tra bảng nhiệt hòa tan của các muối có gốc amoni khi tan trong nước sẽ thu nhiệt bên ngoài. Ngoài ra Ure (NH2)2CO khi tan trong nước cũng thu nhiệt. Khi đi biển người ta ném nó vào cá để bảo quản. ==> ăn cá ướp lạnh rất độc . Trong nước nắm cũng có đầy haha.