dung dịch keo

mình có chỗ này muốn thảo luận với các bạn là khi cho chất điện ly vào dung dịch keo thì sẽ xuất hiện hiện tượng keo tụ, theo sách thực tập giải thích là “khi thêm chất điện ly vào hệ, nồng độ ion ngược dấu với hạt keo, tức là đồng đấu với ion ngịch tăng lên làm cho làm cho lớp kép bị nén lại dẫn đến thế điện động zeta giảm” , vậy thì do đâu mà khi cho chất điện ly vào thì lớp kép bị nén lại? mình chưa thông suốt được chổ này, mong các bạn hỗ trợ giúp, mai là đến ngày thi môn này rùi, mình mong có thư hồi âm sớm!

Hi kachiusa0306,

Ta hình dung sơ đồ cấu tạo của hạt keo như sau:<o:p></o:p> Hạt keo gồm nhân và lớp kép bao xung quanh.<o:p></o:p>

Ví dụ: hạt keo AgI trong môi trường phân tán KI. Ion I- sẽ hấp phụ lên bề mặt AgI, K+ sẽ là ion nghịch ( lớp I- và ion nghịch K+, đây là lớp điện kép). Khếch tan trong môi trường là ion K+ còn lại.<o:p></o:p> <o:p> </o:p> { [ AgI ] … nI- … (n-x)K+ } … xK+<o:p></o:p> <o:p> </o:p> Khi hạt keo chuyển động Brown trong môi trường phân tán, thì chỉ có phần <o:p></o:p> {AgI…nI-…(n-x)K+} chuyển động, còn lớp khuếch tán K+ trong môi trường phân tán thì đứng yên.<o:p></o:p>

Khi thêm chất điện ly Na2SO4 vào hệ này :<o:p></o:p>

  • Ban đầu : hiệu thế tướng rắn và lỏng tăng và zeta cũng tăng.<o:p></o:p>

  • Sau đó : Ion cùng loại với ion nghịch K+ là Na+ sẽ nén lớp điện kép lại làm cho zeta giảm. Nguyên nhân nén lớp điện kép là do lực đẩy của các ion cùng dấu.<o:p></o:p>

Giải thích:

  • Lúc đầu lớn khuếch tán có ion K+ trong môi trường phân tán nước.<o:p></o:p>

  • Sau khi thêm Na2SO4: điện tích dương lớp khuếch tán tăng và zeta tăng. Thêm nhiều quá, nồng độ ion Na+ ở lớp khuếch tán tăng mạnh gây lực đẩy tĩnh điện lên lớp ion nghịch K+, làm khoảng cách lớp K+ và I- giảm và zeta giảm.<o:p></o:p> Các hạt keo có khả năng tiến lại gần nhau và ở khoảng cách mà tại đó lực hút phân tử mạnh hơn lực đẩy tĩnh điện thì các hạt sẽ liên kết với nhau.

Thân ái:cool (<o:p></o:p>