1/ Khi nói về đồng phân cis-trans của 1 phức chất có số phối trí 4 thì có fải nhất thiết là phức ấy phải là phức vuông phẳng mới có đồng phân cis-trans ko? Nếu không thì cách xác định đồng phân cis-trans của 1 phức có số phối trí 4 (không phải phức vuông phẳng) như thế nào?
2/ Cả nhà cho em hỏi về cơ cấu đồng phân cis-trans của [Ni(glioxim)2]2+ (cơ cấu trong mỗi đồng phân đều có 2 lk hydrogen) ạ.
Hình của em vẽ dưới đây chưa đầy đủ theo lập thể vì em ko bít 2 lk hydrogen kia tạo thành như thế nào…:cuoi (
Ở đây em chỉ có thể cho rằng phức [Ni(glioxim)2]2+ là phức vuông phẳng thì vấn đề em đưa ra mới giải quyết 1 phần :cuoi (. Nếu ko fải là phức vuông phẳng thì em chịu…hix hix…:mohoi (
Theo em nghĩ thì lk hydrogen có thể tạo thành từ 2 nhóm OH gắn với 2 N trên cùng 1 ligand glioximato hoặc từ 2 nhóm OH gắn với N trên 2 ligand glioximato
Em nghĩ cơ cấu cis là như thế này nhưng khi sắp xếp lk hydrogen thì ko bít như thế nào cho fải nữa…:mohoi (
Tương tự trong trường hợp trans em cũng pó…toàn thân luôn :cuoi (…
Mong nhận được sự hỗ trợ của cả nhà. Thanks cả nhà nhìu nhìu! :hun ( :hun ( :hun (
1.theo mình thì nó có 1 đồng phân cis và 1 đồng phân trans (nhóm thế ưu tiên).
nhưng trong sách "cơ sở hóa hoc phức chất " thì người ta xét vị trí trans của B,C,D so với phối tử A . kết quả là có 3 đồng phân.
2.đồng phân cis thì 2 nhóm ưu tiên 90o (hay cùng nằm 1 bên của mặt phẳng). Đồng phân trans thì 2 nhóm ưu tiên 180o
thân
có gì góp ý nha :quyet (
2/ theo mình nghĩ ở đây carbon và nito đều lai hóa sp2 thì liên kết H của 2 phối tử glioximato (2 nhóm OH phải nằm cùng 1 phía so với mặt phẳng chứa liên kết đôi c=c).
khí xét mặt phẳng chứa liên kết đôi làm chuẩn thì ở đồng phân cis thì 2 nhóm CH3 phải nămg cùng mặt phẳng chứa liên kết đôi C=C, còn ở đồng phân trans thì nằm khác mặt phẳng chứa lk đôi C=C (ko đồng phẳng)
thân
có gì góp ý nha:welcome (
Về nguyên tắc, các phức vuông phẳng với 2 loại phối tử khác nhau đều có đồng phân hình học. Ta có thể lập luận đồng phân hình học theo toàn cấu trúc phức (đối với dạng MAABB, MABCC …) hoặc theo từng phối tử (dạng MABBB, MABCD …)
Do đó, ở câu 1 ta có ba đồng phân hình học trans, đó là trans A đối với B, với C, với D lần lượt. Không tìm thấy dạng cis ở đây.
Hai dạng phổ biến là vuông phẳng và tứ diện, thì tứ diện ko có đồng phân hình học. Đương nhiên vuông phẳng là dạng có đồng phân hình học.
2/ Cả nhà cho em hỏi về cơ cấu đồng phân cis-trans của [Ni(glioxim)2]2+ (cơ cấu trong mỗi đồng phân đều có 2 lk hydrogen) ạ.
Các hình trên thì tieulytamhoan đều vẽ ko đúng. Cả hệ thống đều đồng phẳng, do đó theo mình ko thể có đồng phân hình học trong trường hợp này. Với các phức của ligand glyoxime thì nhất thiết phải ở dạng bát diện mới nói chuyện đồng phân hình học cis trans được.
:quyet (
Tui vẽ hình như vậy là do suy đoán và mô phỏng từ sách “phức chất” của thầy TVT (trang 64) - khác nhau: thay NTTT Pt = Ni, ligand H2N - CH(CH3) - CH(CH3) - NH2 bằng glioximato; tuy nhiên, phần này nằm trong phần phức vuông phẳng nên khả năng lớn nhất là phức vuông phẳng ^^
Thiết nghĩ cũng có điểm tương đồng nên mới mạo muội post lên tham khảo ý kiến của các anh em.
Hình vẽ từ sách “phức chất” của thầy TVT:
(hình vẽ xấu we xấu wéc, mọi ng đừng cười nhe ^^)
@BM: nếu BM có quyển sách ấy thì mở trang 64-65 xem sẽ hiểu ý của mình hỏi ngay ah ^^
hehe, hai ligand khác nhau hoàn toàn mà ! Ligand trong sách tieulytamhoan trích dẫn các liên kết bão hoà, làm sao nghĩ tương tự với ligand glyoxime được. :xuong (:hutthuoc(
Có thể hình thì tui sai nhưng cơ cấu vuông phẳng tui nghĩ là tui đúng ^^
Suy nghĩ láu cá 1 tí như sau: trong phần phức vuông phẳng sách đề cập lấy VD là phức vuông phẳng của Pt, ngay sau đó (vẫn còn trong phần phức vuông phẳng) là BT về phức của Ni —> tui nghĩ phức của Ni & glioximato là phức vuông phẳng cũng có cơ sở chứ nhỉ ^^. Ý BM sao he :cuoi (
Ặc, trong bài post pa đâu có nói tui đúng dzụ vuông phẳng đâu ta?! Chỉ thấy có nhiu đây ah, ko có câu nào nói vuông phẳng đúng hết á…^^
Tuy nhiên, trong sách lại bắt tìm cho bằng dc đồng phân cis-trans của phức [Ni(glioximato)2]2+ (biết trong cơ cấu của mỗi đồng phân đều có 2 lk hydrogen)
—>Chắc có mới bắt tìm chớ ko thì ai mà bắt ^^. Đúng ko nè?! :chaomung
Hix, ko giỡn nữa !
Tóm lại:
Phức này ko có đồng phân hình học cis trans. Còn hình dạng phức là vuông phẳng.
Lí do: ligand glyoxime phẳng, và khi tạo phức vuông phẳng, cả hệ thống đều phẳng. Do đó ko có chuyện hai nhóm CH3 vẽ như hai hình sau được.