đồng kim loại có màu đen?

mình thực hiện phản ứng cho 1 viên kẽm(bằng cái cúc áo) vào dung dịch CuSO4 0.5 M sau phản ứng đồng bám trên viên kẽm lại có màu đen phản ứng trên được thực hiện khoảng 15 lần,nhưng có 1 lần lại thu được màu đỏ đồng nằm xen kẽ với khoảng 1/2 đồng màu đen Trong thí nghiệm khác,lấy 1 chiếc đinh sắt to sạch màu sáng bóng,ngâm vào dung dịch trên sau phản ứng thấy rõ màu đỏ của đồng bám trên đinh sắt Bạn nào có thể giải thích cặn kẽ giùm mình ?

bi hông biết chắc nhưng có thể trong Zn có lẫn các hợp chất của S, chính CuS tạo thành có màu đen và hông tan trong acid? :xuong (

màu đen cũng có thể là của đồng oxide (CuO).

http://jchemed.chem.wisc.edu/JCESoft/CCA/CCA3/MAIN/REDOXCU/PAGE1.HTM

bạn phân tích X-ray thử xem (giá khoảng 50-80 ngàn/mẫu). biết chất gì rồi mới biết đường giải thích.

Bình thường phản ứng này theo như lý thuyết cho ra Cu phải ko? Cu màu j nhỉ, màu đỏ, chắc chắn là thế rồi. Vậy mà tại sao khi tớ làm thí nghiệm, trực tiếp tay mình làm, lại ko ra màu đỏ, đen xi cả thanh kẽm. Cả lớp tớ đều ra như vậy. Có ai giải thik được hiện tượng này là sao ko. Biết là trong phòng thí nghiệm, các hóa chất ko nguyên chất, nhưng sao lại ra đặc sệt màu đen vậy. Help me plz :liduc (

Ngộ hen! Tui cũng từng làm p/ứ giống như bạn ở PTN trường nhưng khác bạn ở 2 điểm:

  • Dùng Sn
  • Sn được phết 1 lớp lên các viên đá nhỏ (khoảng 0.5 cm2) P/ứ ào ào, màu đỏ của Cu ra rất rõ ràng, ko có hiện tượng đen sì lì như bạn nói :cuoi ( Bạn thử làm ở tiết diện nhỏ hơn (đối với Zn) xem sao he

CuO màu đen đấy ! Cố mà giải thích thí nghiệm nhé ! :matheo(

Ai chả biết Cu0 màu đen. Ấy kêu tớ giải thik, tớ biết phải làm sao? Hix hix hu hu, đã thương thì thương cho trót, nói như thế, bực mình bỏ xừ. AAAAAAAAAAA. Chả lẽ ấy bảo phản ứng này ra CuO ah? Zn để ngoài không khí, cùng lắm chỉ phủ ngoài lớp ZnO. Rồi sao, ZnO phản ứng vs CuSO4 ra CuO, ha ha, hay thật. Hay là Cu phản ứng vs O2 trong nước sinh ra CuO. Bịa, làm j` mà nhiều O2 trong H2O thế. Đã bảo help rùi mà, nói lại lần nữa, đã thương thì thương cho trót chứ

Àh, hóa ra là bạn biết lý thuyết, chỉ là ko biết vận dụng vào giải thích thực nghiệm thoai. Không sao, mình sẽ giúp !

Trước tiên, thí nghiệm của bạn có nhiệt độ ko nhỉ ! Một thông tin quan trọng, Cu phản ứng với O2 ngay ở nhiệt độ thường, tuy phản ứng chậm, nhưng cũng đủ tạo một lớp mỏng (thin film) trên kim lọai (trong trường hợp này là Zn), và do đó thanh Zn trở nên có màu đen. Nếu có nhiệt độ thì quá trình xúc tác rất lớn.

Mặt khác, CuO còn được ứng dụng trong bảo vệ ăn mòn Fe trong không khí ẩm. Thí nghiệm cũng tương tự, và lớp CuO bảo vệ ăn mòn khá tốt.

Chỉ biết nhiêu đó ! Bạn chưa thông thì chắc nhờ bro khác vào giúp ! :sep ( Thân !

Theo kinh nghiệm hướng dẫn thực tập Hóa Đại cương, để thấy được màu đỏ của đồng trong thí nghiệm dùng kẽm kim loại đẩy ion đồng (II) ra khỏi muối CuSO4 em cần lưu ý hai điểm chính sau:

  • Một: Dung dịch CuSO4 phải được pha bằng nước khử ion (deionized water) hay ít ra là nước cất để không lẫn những ion tạp khác như ion sắt (II hay III), Ni (II), v.v… Vì kẽm sẽ đẩy các ion tạp này ra khỏi muối của chúng nên có thể góp phần che lấp màu đỏ của đồng sinh ra.

  • Hai: Em phải dùng giấy nhám đánh thật sạch bề mặt của miếng kẽm hay nhôm làm TN. Thường tui dùng miếng kẽm mỏng cắt nhỏ, rối đánh sạch bề mặt rồi mới cho vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 thì sẽ thấy miếng kẽm phủ bởi một lớp đồng màu đỏ đẹp. Mãi đến khi lấy miếng kẽm ra khỏi ống nghiệm một lúc sau mới chuyển sang màu đen. Nếu vẫn để miếng kẽm trong dung dịch nó vẫn đỏ mãi đến hết buổi thực tập, tui không để ý khi nào nó hóa đen trong dung dịch.

Thank thầy và các bạn. Bây giờ làm xong thí nghiệm rồi, ko còn cơ hội làm lại nữa, buồn ghê. Có lẽ do tớ chưa đánh lại miếng kẽm nên có hiện tượng như vậy. Thân

Làm sao để em thấy được màu tím của đồng nhỉ :ngu ( Em thấy trên lí thuyết Cu dạng nguyên chất sẽ có màu tím :chaomung

Thế bạn có thể trích dẫn tài liệu nào nói về màu tím của đồng được ko à. Trong lab mình hiện này nếu muốn tạo đồng nguyên chất không khó, nêu bạn đưa được tài liệu khoa học để chứng minh, thì mình dành vài giờ làm thí nghiệm xem sao. Cái màu này, nghe cũng lạ vì thường đồng nguyên chất có màu đỏ. Màu đỏ và màu tím là 2 màu ở 2 hướng trái ngược nhau trên phổ màu, bước sóng cách xa nhau…nên khó mà lầm lẫn. :phuthuy (

He he he…hình như mọi người gặp rắc rối rồi, giải thik chưa đúng thì phải :mohoi ( Em mới được nghe “sư phụ” giảng dzề dzụ này. Giải thik: do kích thước hạt thoai…he he he…:nhamhiem . Kim loại khi phân bố ở kích thước hạt nhỏ, mịn thì sẽ có màu đen. Thú vị nhỉ ?! :cuoi (

“mình thực hiện phản ứng cho 1 viên kẽm(bằng cái cúc áo) vào dung dịch CuSO4 0.5 M sau phản ứng đồng bám trên viên kẽm lại có màu đen” có lẽ lượng Zn pu chua hết đó bạn! mình làm thấy màu đỏ rất đẹp mà!!

bữa hổm mình làm thí nghiệm điếu chế Cu nè!cũng thấy khi cho Zn vô CuSO4 thì có vài hạt đen.cô nói đó là Zn do mình thêm nhanh quá,Cu tạo ra sẽ bám vào làm Zn ko pu tiếp dc.đúng là khi mình thêm HCl vô,nó tan mất tiu!!còn lại màu đỏ đẹp lắm!