Đọc tên dẫn xuất dichloro

Mọi người đọc tên hộ mình chất này cái! Mình chịu không biết đọc thế nào. Làm ơn chỉ rõ cả cái mạch chính với mạch nhánh nhé.

CH3-CH2-CH(CH2Cl)2

Câu hỏi thêm: Có thầy giáo nói với mình cái chất này không tồn tại. Xin hỏi có đúng thế không?

Cảm ơn nhiều!

chất này đọc tên là 1,3 điclo -2 êtyl-propan.Còn chất này tồn tại không tớ chẵng biết để tớ hỏi lại thầy tớ đã

Đọc như thùy nên mình đã nghĩ đến rồi. Nhưng như vậy độ dài mạch chính sẽ là 3, có vẻ mâu thuẫn vì mạch chính phải là mạch dài nhất chứ (dĩ nhiên trừ trường hợp có nhóm chức hoặc liên kết bội), ở đây thấy ngay mạch chính dài nhất có thể là 4 mà!

đọc như vậy là chuẩn goài ! 1,3-dichloro-2-ethylpropane ; lưu ý giữa ethyl và propane ko có “-” !!! thế nhé ! Còn việc thầy cô nào nói chất ni ko tồn tại ! Mình cũng chả hiểu tại sao ko tồn tại cả ! Nói đúng hơn, phát biểu là chưa thấy vẫn hay hơn ! :nhamhiem

Lâu lâu tạt vào, thấy cái thứ này hơi thú vị nên nói chơi tí ^^ Thực tế đúng là chất này ko tồn tại, đã thử search chemical database (Merck Index) nhưng ko tìm thấy bất kỳ dữ kiện nào cả^^ Theo mình thì có thể giải thích sự không tồn tại chất này do

  • Không đọc đúng tên (cũng rất có thể cái tên pa đưa ra với cái tên tui search là trật mặc dù tui cũng search y cái tên 1,3-dichloride-2-ethylpropane)
  • Ảnh hưởng tương hỗ giữa các nhóm clo và etyl (cái này phải vẽ Newman rồi nhìn dọc trục C - C bất kỳ) sẽ thấy chúng tương tác với nhau khá lớn, điều này dễ dẫn đến sự tăng năng lượng toàn hệ thống ==> phân tử ko bền Vài ý kiến mạn đàm, mời anh em bạn bè chiến hữu gần xa tiếp tục ^___^

Đúng ra là phải đọc như vậy chứ: 1-chloro-2-(chloromethyl)butane. Mà search thử chất này cũng không có nốt. Chắc nhờ cu ATBU tính mấy cái conformation mới được.

Mạch chính ko thể 4C được, chỉ 3C thôi. IUPAC quy định mạch chính là mạch dài nhất chứa số nhóm chức chính là nhiều nhất cơ mà

ùh mạch chính dài nhất nhưng phải ưu tien chứa nhiều nhóm thế nhất

Hồi sáng mới đọc được reply của cha Nhân, hix, ko ngờ !!! Nhưng tui vẫn ko tin chất này ko có hay ko tồn tại gì cả trừ khi mọi dữ kiện tính toán cũng như theo thời gian ko xuất hiện chất này ! Nên nhớ, hồi xưa, chả có nhà tổng hợp hữu cơ nào dám khẳng định vòng cyclobutadiene tồn tại, mãi sau này với sự phát triển của hoá lý thuyết, hoá mô hình mô phỏng vào cuộc, dẫn xuất của hợp chất này đã được tổng hợp ! Mình view lại chất befosil trong bài retroanalysis synthetic đã viết, thấy có một chất tương tự như chất trên, nếu muốn tổng hợp chất trên chỉ cần halogenation !

nhưng dẫu sao, để lập luận mình tốt hơn, có lẽ tối ni phải nghiên cứu cài cái hyperchem tính toán xem sao ! Vì tình hình lúc này ko khả quan mấy, cấu hình computer 1.4 Ghz ko đủ để tính bất kì cái thứ gì ! hix ! :mohoi (

Lâu lắm rồi mới thấy hứng thế này ^____^ Về cái hợp chất chết tiệt đó, dưới sự tương tác không gian sẽ dẫn đến sự tách loại một phân tử HCl để tạo ra CH3 - CH = CH - CH2Cl là dẫn xuất allyl cực kỳ bền vững. Tui nhất trí ý kiến của pa về xiclobutadien. Năm 1958 phức của nó với AgNO3 đã được tổng hợp, nhưng pa đừng có quên là ko có phân tử xiclobutadien nhé^^. Với chất này thì tui đã tra Merck Index chỉ tìm được dẫn xuất 1,3-diclo-2-METYLpropan mà thôi. Và cái sơ đồ pa đưa ra cũng chỉ là dẫn xuất từ cái chất đó, chứ ko phải là chất đó. Chờ đợi các kết quả phân tích của ông và ông Thanh ^^

Về chuyện của thằng cyclobutadiene thì những năm sau này, người ta tổng hợp được dẫn xuất gần hơn nữa chứ ko phải ở dạng ligand trong phức ! đó là kiểu dẫn xuất có hai nhóm hút và hai nhóm đẩy ở đối diện nhau từng cặp một ! Lí do rất đơn giản, hoá lý thuyết tiên đoán khi hai electron nonbonding trong cyclobutadiene có mức năng lượng thấp hơn ground state của hai mảnh ethylene, thì lúc đó độ bền của cyclobutadiene tăng lên đáng kể và dẫn xuất cyclobutadiene tồn tại ! Đây cũng là nội dung của bài báo với sự cộng tác của thầy Bùi Thọ Thanh (KHTN TPHCM) với Nguyễn Trọng Anh (professor ai cũng biết ) ! Tui sẽ xin thầy Thanh bài báo này sớm nhất để share cho anh em đọc chơi !

Trở lại cái hợp chất quái ác của topic này, nếu hiển nhiên tra cứu trong database của Merk ko có, có nghĩa hợp chất này ko bền (vì ko thể nào ko có ứng dụng), nên tui thống nhất với ông chỉ tìm được dẫn xuất của thằng ni ! Nguyên nhân tại sao ko bền, tui sẽ nghiên cứu và trả lời trong thời gian sớm nhất có thể ! :tantinh (

Túm lại, xiclobutadien chỉ mới dừng lại ở dạng dẫn xuất, y như thằng tetrahedran. Còn ý kiến của tui về tính bền của chất này thì tui nghi là do tương tác các phân tử thôi (như đã nói ở trên) ==> tách loại HCl thành allyl

Ac ac, đầu tiên là ưu tiên chọn mạch dài nhất, sau đó nếu có nhiều mạch dài như nhau mới chọn mạch có nhiều nhánh nhất mà?

Hợp chất của Tiểu Long Vân đưa lên trông có vẻ rất đơn giản vậy mà trong thực tế có rất ít nghiên cứu đã dùng!!!

Theo nguyên tắc gọi tên của IUPAC mà ai cũng đã biết:

  • Mạch chính là mạch carbon dài nhất có chứa nhóm định chức.
  • Đánh số nhóm thế sao cho tổng nhóm thế là nhỏ nhất.

Nếu hợp chất chỉ chứa halogen thì thông thường theo IUPAC chúng được coi là nhóm thế và gọi tên là halogeno. Ví dụ như ở đây: sẽ là “chloro” chứ không phải là “chloride”. Tên thông thường mới gọi theo alkyl chloride.

Nên hợp chất trên sẽ có tên gọi IUPAC như “n2h” đã đề nghị: 1-chloro-2-(chloromethyl)butane.

Nhưng trong thực tế, tác giả Tourres, D. A. của bài báo “Separation of mono- and dichloromethylbutanes and of monochloro-methylbutenes by preparative gas chromatography. Chromatographia (1968), (11-12), 437-42.” lại gọi tên chất trên là: 1,3-dichloro-2-ethylpropane như Bluemonster đã đề nghị. Tác giả xem mạch chính là mạch ba carbon chứa hai nhóm thế chloro!!! Có lẽ vào thời điểm đó danh pháp IUPAC chưa được sử dụng triệt để.

Trong bài báo của ông, Tourres đã dùng 1,3-dichloro-2-ethylpropane để nghiên cứu về thời gian lưu của các dẫn xuất chloroalkane trên máy sắc ký khí. Điều này khẳng định là hợp chất dichloro này hoàn toàn tồn tại trong thực tế chỉ có điều ít được sử dụng. Để khẳng định một chất có tồn tại hay không chúng ta phải dựa trên những database nổi tiếng như “Sci-Finder” hay “Beilstein” hoặc web free “ISI Web of Knowledge”. Những database khác thường không đầy đủ!!! Tuy nhiên, Scooby-Doo chưa có thời gian để đọc kỹ bài báo nhằm tìm hiểu làm cách nào mà tác giả có được hợp chất trên (tự điều chế hay mua ở đâu đó?)

Lưu ý: IUPAC là chữ viết tắt của tổ chức “International Union of Pure and Applied Chemistry” (đọc là “eye-you-pack”) ra đời năm 1919.

Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tìm hiểu về hợp chất này hộ em.

Sau khi post bài này, em đã tìm hiểu thêm về hợp chất đó. Và theo những gì em vừa được biết thêm thì cách đọc chính xác của hợp chất trên theo IUPAC là 1-clo-2-(clometyl) butan như n2h và Scooby-Doo đã nói.

Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người!


P/S: @Scooby-Doo: TieuLongVan = Tiêu Long Vân. Đây là tên một nhân vật kiếm hiệp mà em rất thích, chứ không phải Tiểu Long Vân đâu thưa pác.

Trích của Scooby-Doo Trong bài báo của ông, Tourres đã dùng 1,3-dichloro-2-ethylpropane để nghiên cứu về thời gian lưu của các dẫn xuất chloroalkane trên máy sắc ký khí. Điều này khẳng định là hợp chất dichloro này hoàn toàn tồn tại trong thực tế chỉ có điều ít được sử dụng.

Trong bài này tác giả không xác định được thời gian lưu của 1,3-dichloro-2-ethylpropane hay chính xác là 1-chloro-2-(chloromethyl)butane vậy bác giải thích nó như thế nào. Còn bác n2h gà em , tính thì tính sợ gì :chautroi

nhìn hai góc khác nhau. Sau khi tối ưu cấu trúc và tính năng lương ,tính luôn tần số dao động của cấu trúc trên thì các liên kết vẫn tồn tại phình phường. độ dài của liên kết C-C cũng không thay đổi đang kể C1-C2 là 1,53A còn C2-C3 là 1.54A tức có ngăn hơn,nhưng không thể hiện xu hướng tao liên kết đôi, nhưng độ dài của liên kết C-Cl có bất thường nhưng zero nói là 1,82A . tuy nhiên liên kết C-Cl thông thường khỏang 1.77A.nhưng như thế cũng chưa đủ đứt liên kết ấy ra.

Tính tóan được thực hiện trên Gaussian 03, với với phương pháp DFT là bộ B3Lyp/6-31g+(d) và phương pháp Hartree-Fock RHF/6-31g+(d) . Tối ưu trong pha khí, và nhiệt độ 298K. Túm lại theo tính tóan lượng tử thì phân tử này trong pha khí tồn tại như như thường , trong dung môi phân cực thì càng bên hơn mình ko khảo sát.