độ lặp lại của lc_ms

Chào các bạn, Tôi mới làm quen với máy LC-MS/MS, đã được chuẩn bị tinh thần về độ lặp lại của thiết bị sẽ không được như HPLC thường (độ thích hợp hệ thống của HPLC thường chỉ cho phép RSD<2%, còn LC-MS sẽ được 5%) nhưng khi bắt tay vào thì thấy khó hiểu quá:tôi tiêm 1 dung dịch (hoàn toàn trong dung môi) từ 1 vial 6 lần, hiếm khi đạt được 5%, còn nếu cũng dung dịch đó, lấy ra các vial khác nhau thì kết quả không theo một kiểu gì cả, có lúc đáp ứng píc khác nhau đến 4-5 lần. Tôi nghi ngờ do dụng cụ nhiễm bẩn nhưng đã thử đi thử lại, dùng toàn bộ bằng đồ disposable rồi mà kết quả vẫn lung tung thế, hoàn toàn chưa liên quan gì đến xử lý mẫu cả, mới chỉ có dung dịch trong dung môi pha mẫu thôi. Các bạn dùng máy LC-MS/MS có kinh nghiệm có thể giúp tôi những điểm đặc biệt trong quá trình chuẩn bị mẫu được không:dụng cụ có cần xử lý đặc biệt không? có thể có những nguồn nào dẫn đến độ lặp lại kém như vậy? Thông thường với các mẫu mọi người chạy có độ lặp là bao nhiêu. Tôi mong sớm nhận được giúp đỡ từ mọi người. Thanks in advance!

Chào bạn, Máy của bạn là máy gì thế? là bẫy ion hay tứ cực? đã sử dụng lâu chưa? bạn đang sử dụng để phân tích chất gì vây? Vừa rồi mình cũng gặp trường hợp tương tự như thế nhưng là đối với máy HPLC, nguyên nhân vì kim tiêm của autosampler bị hơi cong và bị bán tắc nên các lần hút mẫu được các thể tích khác nhau. Nếu máy của bạn có manual injector có thể thử lại xem sao? Khi mình sử dụng LC-MS/MS công nhận là độ lặp lại không tốt bằng HPLC nhưng cũng không thể quá 5% khi bơm dung dịch chuẩn được. Ở đây độ lặp lại của máy kém rõ ràng chưa liên quan đến xử lý mẫu, bạn cũng đã loại trừ sai số do dụng cụ nhiễm bẩn nên nguyên nhân phần nhiều là do máy. Mà ở đây cụ thể là autosampler. Một lý do nữa có thể là do phương pháp bạn xây dựng chưa được optimize cho chất bạn đang phân tích? Thường điều kiện của máy cũng ảnh hưởng đến độ lặp lại của kết quả đo.

Không biết còn ai đã gặp trường hợp này chưa??

Nhân đây cũng mong bạn nào biết về Functions test cho máy HPLC, đầu dò UV thì giải thích dùm mình luôn câu hỏi về kiểm tra “Wavelength accuracy”, thông thường đèn D2 trong máy UV thì sử dụng Holmium perchlorate hoặc vitamin B12, còn đèn D2 trong dectector DAD hoặc UV thì mình sử dụng chất khác, tại sao thế nhỉ?

Chào bạn

Ngoài việc kiểm tra như Petiti đã đề cập mà kết quả vẫn kém, Bạn nên coi lại toàn bộ hệ thống. Hệ thống của bản đã sử dụng lâu chưa? Thời gian bảo trì lần mới nhất là bao giờ? Nếu hệ thống để quá lâu chưa bảo trì thì bạn bên vệ sinh calib lại hệ thống. Bạn nên làm theo tài liệu Performance Maintainance của hãng máy bạn đang sử dụng. Hệ thống khối phổ rất cần thiết phải hiệu chuẩn theo đúng quy định để có được kêt quả ổn định. Hệ thống bạn đang sử dụng là hệ thống gì( Model)? Nếu có thể được mình có thể cung cấp tài liệu cho ban?

@TSS

Chắc bạn đọc không kỹ câu hỏi của mình. Mình nhân tiện box này nói về kiểm tra hệ thống nên hỏi luôn thắc mắc về DAD detector trong HPLC một chút, không liên quan gì đến LC-MS cả, cũng không liên quan gì đến chuyện máy hư. Mình đang soạn work instruction cho việc calibre hệ thống HPLC - đầu dò PDA, nhưng các manual nói về phần Wavelength accuracy rất chung chung, không kỹ lưỡng như với máy UV-Vis, mặc dù cùng là đèn D2, nên mới thắc mắc tại sao thôi. Tài liệu kiểm tra thì mình có rồi, chỉ là thắc mắc thi vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Anyway, thank you so much.

Chắc Ông VNU chạy máy LCMS có độ lặp lại kém quá, xin sếp cho đổi máy khác rồi. Không quan tâm nữa. Chán thật, KH nước nhà ơi.

Đợt này các chú SV với CH nghỉ hè. Cũng chẳng có vụ nào đình đám về lĩnh vực này cả. Chắc phải đợi đền khí EU, JAP, Mỹ có hàng rào kỹ thuật mới cho các hàng hóa Nhập khẩu của họ hay có con cháu bác nguyên thủ nào dính nghộ độc thực phẩm mới lại khuây động phòng trào cho Anh em thui.:bepdi(