đây là công việc của 1 nhân viên PTN vẫn thường làm tuy nhiên kết quả vẫn chưa tốt mong các bạn nếu có khả năng xin góp ý
mình có 1 hỗn hợp các chất sau
Tên hóa học Hàm lượng
Vitamin C (Acid ascorbic) 60,0 mg
Vitamin A (retinol palmitate) 0,5 mg
Vitamin E (Alpha Tocopheryl Acetate) 10,0 mg
Vitamin B1 (Thiamine Nitrate) 1,4 mg
Vitamin B2 (Riboflavin Sodium Phosphate) 1,6 mg
Vitamin B6 (Pyridoxine Hydrochloride) 2,0 mg
Vitamin PP (Nicotinamide) 18,0 mg
Vitamin B5 (Calcium Pantothenate) 6,0 mg
Acid folic (Folic Acid) 0,2 mg
và 1 số chất khác: Natri bicarbonat, Natri carbonat, Aspartam, PEG 6000, Acid citric khan, Natri Shaccarin, Sunset yellow, Natri benzoat.
ở đây chỉ dùng máy sắc ký lỏng (HPLC) với thiết bị sau
High Performance Liquid Chromatography (HPLC):
HPLC. Hitachi L-2300 hoặc tương đương
Cột RP18 (250mm x 4,6mm; 5 um) hoặc tương đương
Detector UV-Visble
và các hóa chất dùng trong PTN.
với các thiết bị và hóa chất ở trên cần phân tích định lượng các chất trong hỗn hợp là
Vitamin PP, Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin B5, Vitamin E, Vitamin A bằng máy HPLC.
Các bạn có thể viết quy trình phân tích định lượng các chất trong hỗn hợp trên dùm.
Trời đất, cái này giống như 01 luận văn TN ĐH chuyên cho ngành phân tích rồi còn gì.
Chọn pha động, chọn dk chạy, nội và ngoại chuẩn, cột có tách duoc một lúc các chất trên không, hoà tan rồi chạy hay là làm một số TN ly trích sơ bộ rồi chạy LC,… Độ đáp ứng của đầu dò với mẫu, bao nhieu là thứ cần giải quyết.
các bạn thử nghiên cứu phương pháp này thử và cho nhận xét thử nhé
(phương pháp này quá rường rà phức tạp, theo các bạn có cách nào đơn giản hơn và chính xác hơn giúp mình với)
Định lượng: Vitamin PP, Vitamin B6, Vitamin C.
Cột RP 18 (250mm x 4.6mm; 5µm).
Detector UV : 280 nm.
Tốc độ dòng : 1,2 ml/phút.
Pha động :
- Natri heptansulfonat 1,1g
- Kali clorid 2,0g.
- Acid acetic băng 10ml.
- PEG 2ml.
- Nước cất 838 ml.
- Methanol vừa đủ 1000ml.
.Thể tích tiêm: 20µl.
Dung dịch thử: Cân chính xác lượng bột khoảng 2.5g cho vào bình định mức 50ml, thêm 30ml dung dịch acid acetic 1% , lắc để hoà tan, thêm acid acetic 1% vừa đủ, lắc đều, lọc. Đo HPLC.
Dung dịch chuẩn: chuẩn bị riêng từng dung dịch chuẩn các Vitamin C, Vitamin PP, Vitamin B6 trong dung dịch Acid acetic 1% để có nồng độ các vitamin tương đương với dung dịch thử, lọc. Đo HPLC.
Kết quả: Từ diện tích hoặc chiều cao pic và nồng độ của các vitamin trong dung dịch chuẩn và dung dịch thử , tính được hàm lượng các vitamin PP, B6, và vitamin C.
Định lượng Vitamin B5: phương pháp HPLC.
- Điều kiện sắc khí:
Cột RP 18 (250mm x 4.6mm; 10µm).
Detector UV : 210 nm.
Tốc độ dòng : 1 -1,5 ml/phút.
Pha động : nước - acid phosphoric 85% ( 1000:1.)
Thể tích tiêm : 20µl.
Dung dịch thử: Cân chính xác lượng bột chứa khoảng 6,0 mg calci pantothenat cho vào bình định mức 50 ml, thêm 30 ml dung dịch acid phosphoric 0,1 , lắc siêu âm 20 phút, thêm dung dịch acid phosphoric 0,1 vừa đủ, lắc đều, lọc, đo HPLC.
Dung dịch chuẩn: Hoà tan Calci pantothenat chuẩn trong dung dịch acid phosphoric 0,1% để thu được dung dịch có nồng độ tương đương với dung dịch thử. Lọc, đo HPLC.
Kết quả: Từ diện tích hoặc chiều cao pic và nồng độ Calci Pantothenat trong dung dịch chuẩn và dung dịch thử, tính được hàm lượng calci pantothenat.
Định lượng Vitamin E và Vitamin A: phương pháp HPLC:
a-Hoá chất thuốc thử:
- Methanol tinh khiết sắc ký.
- Nước tinh khiết sắc ký.
- Ethanol tuyệt đối (TT).
b-Điều kiện sắc ký:
Cột RP 18 (250mm x 4.6mm; 10µm).
Detector UV : Vitamin A - 330nm; Vitamin E - 284 nm.
Tốc độ dòng : 1 - 2 ml/phút.
Pha động : Methanol - nước - ethyl acetate (93: 3: 7).
Thể tích tiêm : 20µl.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 2.5g vào bình định mức 100ml, thêm 50ml ethanol tuyệt đối, lắc kỹ. Thêm vừa đủ ethanol tuyệt đối tới vạch , lắc đều, lọc.
Dung dịch chuẩn: Pha riêng rẽ từng dung dịch chuẩn vitamin E và vitamin A trong ethanol tuyệt đối để thu được dung dịch có nồng độ tương đương với dung dịch thử, lọc.
Lần lượt tiêm dung dịch thử và dung dịch chuẩn của Vitamin A và Viatnmin E.
Sắc ký đồ thu được theo thời gian lưu tăng dần các viatmin sẽ được tách ra theo thứ tự Vitamin A ra trước rồi đến Vitamin E ra sau.
Kết quả: Từ diện tích hoặc chiều cao pic và nồng độ của Viatmin A và Vitamin E trong dung dịch chuẩn và dung dịch thử, tính được hàm lượng Viatmin A và vitamin E.
Ít ra ngvtuan cần cho biết với điều kiện thực nghiệm nêu trên thì kết quả không tốt là như thế nào. Ví dụ độ nhạy, thời gian phân tích, cản nhiễu…? Cái thứ hai, cột RP18 mà ngvtuan sử dụng có pha tĩnh là gì (phân cực, không phân cực, hay phân cực trung bình. Nhìn quy trình thực nghiệm thì mình cho rằng cột này là cột C18 không phân cực. ngvtuan cần kiểm tra lại). Ngoài ra, ngvtuan cũng cần đưa ra công thức cấu tạo của các vitamin trên nhằm giúp các bạn dễ theo dõi xem mức độ phân cực của chúng như thế nào (đỡ phải tra google) từ đó mới có thể thấy được bạn lựa chọn điều kiện HPLC như vậy đã được chưa và cần theo một phương pháp nào để đạt được kết quả tốt hơn. Mình đánh giá cao bài viết này, vì nó giúp mình và các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức thực tế, đồng thời có thể vận dụng lý thuyết vào giải quyết một vấn đề thực tế :yeah (
to minhtruc
bạn cần xem lại kiến thức của mình đi. liệu tự mình có làm được không. thứ nhất bạn cho rằng RP18 không phân cực là sai lầm. c18 có mạch c18 nối với nền Si, cần chú ý là pha đảo hay pha thuận nữa mới xét đến tính phân cực hay không nữa bạn ạ ngoài ra người ta còn chú ý đến vấn đề encap như thế nào nữa (đây là bí quyết riêng của từng nhà sản xuất cột)… mình biết bạn chỉ cho rằng mình chỉ biết làm theo quy trình không chú ý đến cấu tạo của các chất…nhưng mình lại nghĩ khác, chính các bạn và cả mình nữa chúng ta đều phải cân bằng giữa khoa học thực nghiệm và lý thuyết xuông của các bạn đúng không. chúng ta phải kết hợp với nhau lý thuyết phải đi đôi với thực nghiệm và ngược lại phải không bạn, đừng đưa ra lý thuyết mà áp đặt thực nghiệm bạn ạ, lý thuyết đưa ra dù đúng nhưng chưa chắc áp dụng vào thực nghiệm được và ngược lại…
Cái ông ngvtuan này dùng câu chữ lằng nhằng quá. Đầu tiên ngvtuan nói “cân bằng giữa khoa học thực nghiệm và lý thuyết xuông” vậy hai cái này đứng rời ra hoặc tách ra được à. Sau đó lại nói “chúng ta phải kết hợp với nhau lý thuyết phải đi đôi với thực nghiệm và ngược lại”, vậy ngược lại là thực nghiệm đi đôi với lý thuyết hay là tách thực nghiệm và lý thuyết ra. Còn cái chữ ngược lại cuối cùng thì tui hiểu là “thực nghiệm dù đã áp dụng được nhưng lý thuyết đưa ra đã sai”.
ngvtuan hơi nóng thì phải, minhtruc đâu có nói gì khủng khiếp đâu. Mình chỉ hỏi cột RP18 mà ngvtuan sử dụng là phân cực hay không phân cực. Còn nữa, trong cách hiểu và dùng thuật ngữ của ngvtuan có đôi chỗ có vấn đề. Ví dụ: mạch C18 nối với nền SiO2 chứ không phải Si và từ chỗ pha tĩnh là phân cực hay không phân cực người ta mới chia sắc ký thành sắc ký thành pha thuận và pha đảo chứ không phải là từ pha thuận, đảo người ta mới biết phân cực và không phân cực. RP18 thực chất chính là cột C18 (không phân cực điển hình) đó ngvtuan ạ. Mình chỉ có ý muốn tạo ra một môi trường gợi mở để ai cũng có thể lên diễn đàn bàn luận và cung cấp thông tin và trao đổi kinh nghiệm thôi, còn mình thì vẫn tôn trọng quan điểm của ngvtuan đo thôi
Thân chào
mình muốn nói là minhtruc phải nhận thức rõ vấn đề, công nhận bạn là đúng là có kiến thức khoa học cơ bản khá. nhưng bạn đừng đem nó ra để áp đặt như
(Ít ra ngvtuan cần cho biết với điều kiện thực nghiệm nêu trên thì kết quả không tốt là như thế nào. Ví dụ độ nhạy, thời gian phân tích, cản nhiễu…? Cái thứ hai, cột RP18 mà ngvtuan sử dụng có pha tĩnh là gì (phân cực, không phân cực, hay phân cực trung bình. Nhìn quy trình thực nghiệm thì mình cho rằng cột này là cột C18 không phân cực. ngvtuan cần kiểm tra lại). Ngoài ra, ngvtuan cũng cần đưa ra công thức cấu tạo của các vitamin trên nhằm giúp các bạn dễ theo dõi xem mức độ phân cực của chúng như thế nào (đỡ phải tra google) từ đó mới có thể thấy được bạn lựa chọn điều kiện HPLC như vậy đã được chưa và cần theo một phương pháp nào để đạt được kết quả tốt hơn. Mình đánh giá cao bài viết này, vì nó giúp mình và các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức thực tế, đồng thời có thể vận dụng lý thuyết vào giải quyết một vấn đề thực tế )
nếu bạn ra đi làm thực tế bạn sẽ thấy giới chuyên môn họ coi bằng cấp tiến sĩ giấy như thế nào không, đặc biệt là bằng cấp của VN mình. nói thật nếu bạn có thực lực và khả năng vậy bạn cần phải làm gì để có ích (đề tài có hay không? đem lại lợi ích gì? có ứng dụng được không hay là rất cao siêu để loè thiên hạ lấy bằng tiến sĩ chứ k đem ra ứng dụng được…). mà thôi nếu bạn mà có quan niệm lý thuyết như thế mình không tranh luận với bạn nữa, bạn tự tách mình ra giữa các các giới nghiên thầy cô nghiên cứu ở trường lớp và giới đi làm. đó là thực tế ở VN mình nên học sinh tốt nghiệp ĐH ra đi làm đều phải đào tạo lại mặc dù học ở trường rất nhiều, rất khó, nhưng chẳng có cái gì đem ra ngoài ứng dụng được vì chính thầy cô của họ rất giỏi về lý thuyết & nguyên tắc, nếu ra làm cũng chưa chắc đạt yêu cầu. đây cũng là nỗi bức xúc của các cuộc gặp giỡ giữa doanh nghiệp và các trường ĐH vùa diễn ra ở VN (tại ĐH ngoại ngữ & tin học, và các trường phía bắc). họ chỉ biết đổ lỗi lẫn nhau…
Ông ngvtuan này đi hỏi bài người ta, đến khi được chỉ rồi thì quay lại chê bai người khác, hơi bị kì à. Quan điểm của tôi là dù làm thực nghiệm hay lý thuyết, muốn giỏi phải có kiến thức cơ bản. Trường ĐH không phải là trường dạy nghề, bạn đòi hỏi SV ra trường phải biết làm việc ngay thì không thể. Giảng đường ĐH chỉ cung cấp kiến thức nền vững chắc, sau đó bạn muốn xây cái gì lên cũng được. Chúng ta tranh luận ở diễn đàn trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau chứ đứng nên khích bác bằng một bài viết sai lỗi chính tả (sau dấu chấm câu không viết hoa, gặp giỡ, vùa diễn ra…) như ở trên.
Thân chào.
chao Tụan
bai cua ban da dang tu lau nhung hum nay moi doc duọc
Truoc het, minh rat hoan ngenh y tuong cua ban da dua len dien dan nay
Minh da lam phan tich duoc kha lau rui dac biet la hoa ly, phan tich cac mau trong thuc pham nen cung co doi chut kinh nghiem ve cac chi tieu dinh duong.
Minh se nghien cuu phuong phap cua ban va se co ket qua som nhat nhe.
À, cho minh hoi ban lay thong tin cua phuong phap tren tu dau, hay tu ban nghien cuu dua ra quy trinh do.
hen som gap lai tren dien dan!
Chỗ mình toàn định lượng đồng thời cả 4 chất là Vitamin PP, B6, B2, B1 bằng HPLC với điều kiện sắc ký cũng giống như bạn ngvtuan mô tả,tách rất tốt, áp dụng được với cả viên nén, viên nang… Còn Vitamin A, D, E chỗ mình hay dùng cột Si, ít khi xài cột C18. Mình đang muốn tham khảo về Định lượng Vitamin B5 bằng HPLC, nhưng bạn ngvtuan viết thế mình không hiểu với viên nang mềm có áp dụng được ko hay còn phải thêm giai đoạn chiết tác xử lý mẫu nữa
Mình đã thử định lượng Vit.E trong một số hỗn hợp thì thấy có thể dùng cột C18, pha động là MeOH:ACN (95:5), dung dịch mẫu thử cũng chỉ cần hòa tan hoặc lắc siêu âm chất với MeOH, vận tốc dòng là 1ml/min và bước sóng cũng ở khoảng 284-286nm. Thời gian lưu cho Vit.E ở trường hợp này khoảng 6.3 - 6.4 min.
Mình chưa thử với Vit.A, mình gặp khó khăn khi hòa tan viên nan mềm trong MeOH, còn một số chất ở dạng dầu tách lớp trong MeOH, không biết làm cách nào để tách Vit.A ra khỏi lớp dầu một cách hiệu quả.
Định lượng các water-soluble vitamins thì mình có file đính kèm
Hi các bạn!
Chắc các bạn đã từng phân tích nhiều vitamin tan trong nước cũng như vitamin tan trong dầu với nhiều dạng bào chế khác nhau, riêng mình chưa có kinh nghiệm nhiều trong phần này, mình muốn hỏi các bạn tại sao trong thành phần pha động khi định lượng Vitamin PP, B6, B5, B2… của bạn ngvtuan lại có KCl và PEG, mình thực sự không hiểu tại sao lại có hai thành phần đó, không có nó thì có được hay không? Hoặc mình có thể không dùng KCl mà dùng NaCl không? Riêng PEG, có rất nhiều loại nhưng phương pháp phân tích đó lại không đề cập đến loại nào.
Trong một số bài báo mình đọc trên mạng người ta không có dùng hai thành phần này nhưng lại có thêm triethylamin hoặc amoniac, sao vậy nhỉ???
À cũng có một tài liệu khá cũ rồi, trên tờ “thông báo kiểm nghiệm”, mình không nhớ năm nào, trong pha động lại có EDTA???
Mình đang rất nhức đầu về vấn đề này, mong các bạn giải thích dùm mình! Thanks!
nvtuan nè
Tui rất khoái ý tưởng của bạn, và cũng rất muốn thực hành nghiên cứu theo hướng đáp ứng những yêu cầu của thực tế đặt ra. Ngăt nỗi một số hóa chất trong quy trình khá đắt tiền, ví dụ như heptansulfonate hay hexane sulfonate, khi xài phải pha 5mM, tức 1L mobile phase cần xấo xỉ 1 g, mà nghiên cứu thủ nghiệm thì chắc tốn nhiều hơn 1L pha động. Nếu bạn có một trong 2 chất trên và các chất chuẩn vitamine thì hỗ trợ cho tôi nhé
Thân ái
Bạn không nói hàm lượng vitamin C trong sản phẩm là bao nhiêu nhỉ. Ở chỗ mình dùng pp chuẩn độ với dung dịch chuẩn là DPI cho sản phẩm chứa khoảng 0.5 vitamin C, vừa nhanh vừa rẻ, lại không phải cầu kỳ trong khâu pha chế, kết quả vẫn cho độ đúng và độ lập lại rất tốt.
Với vitamin C lớn hơn, có thể chuẩn với Iodine, phương pháp Iodine có sai số cao hơn, do dung dịch chuẩn Iodine được chuẩn hóa nồng độ từ dung dịch chuẩn Sodium Thiosulphate.
Phương pháp phân tích A và E: Bạn đã làm thực nghiệm pp phân tích A và E như trên chưa? tôi nghe nói pp đó không làm được vitamin A dạng palmitat sao ấy. Tôi chưa làm thử nhưng 1 đồng nghiệp của tôi đã thử, anh ấy bảo chỉ làm được với dạng vitamin A acetat thôi, còn dạng palmitat thì không thấy pic đâu.
Phương pháp phân tích nhóm vitamin tan trong nước thì tôi thấy đã được sử dụng từ lâu và có vẻ không tinh giản đươc nữa thì phải bạn ạ. Trước tôi cũng có xem qua tài liệu phân tích nhóm này (một ít thôi) nhưng đại loại cũng thể cả.
Tôi cũng sử dụng phương pháp này, tôi thấy nếu sử dụng phương pháp này định lượng đồng thời vitamin C thì những mẫu có chứa hàm lượng B2 cao một chút sẽ không chính xác vì B2 khá là khó tan, xử lý để tan hết được B2 thì thời gian hơi lâu nên C bị mất khá nhiều. Bạn có cách nào xử lý làm hạn chế mất mát vitamin C thì chia sẻ tôi với.
Cho tui nhiều chuyện môt chút. Vitamin A dạng nào cũng vậy, khi hòa tan mẫu dùng dung dịch NaOH, khoảng 10ml NaOH 5M cho ứng với dung dịch khoảng 1000ppm Vitamin A là ổn. Cách làm là cân khoảng 0.05 g vitamin A (hoặc lượng chất ứng với 0.05 g vit.A) cho vào bình mức, thêm NaOH, lắc khoảng 15-20 phút rồi định mức đến 100 ml với MeOH. Peak ra không những đẹp mà còn thỏa mọi yêu cầu về sắc ký. Ở đây mình đã thử với cột C18, pha động MeOH, vận tốc dòng 1 ml/min, bước sóng 235 nm. Dù là vit.A Acetate hay vit.A palmitate, dù là vit.A oily hay vit.A powder đều ra kết quả tốt cả.
Chú ý là với chất mà lượng vitamin A quá nhỏ (< 0.4 % vit.A) thì cách xử lý mẫu không giống như trên đâu nha. Tức là vẫn có thể dùng NaOH, nhưng cách chiết, tách, làm giàu mâu thì tùy mẫu và tùy hàm lượng vit.A có trong mẫu.
Đúng vậy, nếu làm theo cách đó tức là chuyển nó về dạng tự do thì như nhau hết. Nhưng bạn nvtuan lại xử lý mẫu bằng etanol tuyệt đối, như vậy nó đâu có chuyển về dạng tự do được và vẫn là ở dạng muối hòa tan thôi phải không?
Theo bạn nói tức là chỉ cần lắc 15-20 phút thì tôi nghĩ không chắc đã chuyển được hết nó về dạng tự do đâu. Chỗ tôi làm thì thường phải đun hồi lưu khoảng 30phút để xà phòng hóa.