Điều sẽ sẩy ra khi cho hơi NH3 tiếp xúc với hợp kim đồng

Theo một số tài liệu, khi kiểm tra vết nứt của hợp kim đồng thì người ta nhúng miếng đồng vào NH3 ( đặt miếng đồng gần bề mặt dung dịch NH4OH) thời gian chừng 24 giờ, sau đó lấy miếng đồng ra, tẩy sạch bằng hỗn hợp axit HNO3+H2SO4+NaCl (3 axit) sau đó quan sát trên bề mặt đồ:noel4 (ng thấy có những vệt đen thành dải liên nhau. Pro nào có thể giải thích nguyên lý này giúp minh với

à, bạn có sét đến khả năng tạo phức chất với NH3 của đồng trong môi trường axit chưa, đa số các phức chất của các nguyên tố chuyển tiếp có màu đặc trưng đó bạn.

Theo một số tài liệu, khi kiểm tra vết nứt của hợp kim đồng thì người ta nhúng miếng đồng vào NH3 ( đặt miếng đồng gần bề mặt dung dịch NH4OH) thời gian chừng 24 giờ, sau đó lấy miếng đồng ra, tẩy sạch bằng hỗn hợp axit HNO3+H2SO4+NaCl (3 axit) sau đó quan sát trên bề mặt đồng thấy có những vệt đen thành dải liên nhau. Pro nào có thể giải thích nguyên lý này giúp minh với

Lý thú thật, cũng gần Tết, mình đang tìm hiểu một số tip về làm vui gia đình. Tình cờ nghía được topic này.

Mình có thể hiểu sơ sơ về từng bước làm và vai trò của các hóa chất dùng. Thế nhưng vài trò của NaCl ở đây mình mù tịt. Pro nào có thể nghiệm ra để giải thích giúp ko? Ai đã làm thực tế rồi, bỏ qua NaCl có ra kết quả ko nhỉ?

Bạn có thể giải thích rõ hơn ko? khả năng tạo phức của Cu với NH3 thì sao? Trong môi trường acid ligand NH3 còn sống sót ngon lành hỉ :nghe ( bạn cũng đề cập đến màu của phức Cu-NH3, nhưng bạn biết nó màu gì ko? và có liên quan gì đến việc lí giải tip kia ko???

:nghi (:24h_079:

Mình có thử làm qua thí nghiệm này, nhưng với điều kiện hơi khác. Đầu tiên mình bỏ thanh đồng vào dung dịch NH3 đặc, sau một thời gian dung dịch có màu đặc trưng của phức [Cu(NH3)4]2+ như sau.

Mình đoán tác nhân oxi hóa có thể là O2 không khí hay H+ từ H2O của nước, trong điều kiện tạo được phức bền thì thế của Cu2+/Cu giảm xuống => chúng oxi hóa được. Nhưng ngạc nhiên là, sau một thời gian dài (khoảng 3, 4 ngày) dung dịch lại dần trở nên trong suốt. Sợi dây đồng được bao bởi một lớp trắng có ánh kim (?, hay đó chỉ là ánh sáng phản chiếu thôi nhỉ) phía ngoài!

Mình có thể kết luận và đoán sơ sơ rằng tác nhân oxi hóa là oxi không khí (vì còn nước), khi oxi hết thì Cu không chuyển thành Cu2+ được nữa, không tiếp tục quá trình tạo phức nên mới có phản ứng tiếp theo xảy ra. Lớp màu trắng bám trên dây Cu chắc là Cu(OH)2, mình chưa kiểm tra, chưa làm xong thí nghiệm này nên cũng không nói chắc được. Nếu vậy mình đoán vệt màu đen đó là CuO. Vì một lý do nào đó (như acid hút nước - không hợp lý lắm;…) mà Cu(OH)2 mất nước để tạo thành nó.