Em hiện là sv năm 2 rất thích và đam mê Hóa Vô Cơ,nhưng sợ không vào được chuyên ngành Vô Cơ theo sỏ thích của em.Anh chị có thể cho em biết hàng năm ngành Vô Cơ lấy số lượng sv là bao nhiêu và cơ hội vào có dễ không.Khi mình vào chuyên ngành Vô Cơ thì nên theo giáo viên nào.Em thì rất thích thì Quốc,nhưng không biết thầy Quốc có dễ không.hihihihi:24h_052:Thanks a lots
Hi, Thích là 1 chuyện nhưng năng lực có đủ không là chuyện khác. Giống như bạn yêu 1 cô gái nhưng không chỉ nói thôi là đủ, phải chứng tỏ bản lĩnh đàn ông nữa! Với chuyện học thì bạn phải chứng minh qua điểm số, đầu tien là điểm hóa đại cương, điểm thi 2 môn vô cơ 1 và vô cơ 2, điểm trung bình, nếu tất cả trên 7 thì chắc chắn bạn được xét vào, thông thường hằng năm bô môn vô cơ chọn khoảng 30 SV, cơ hội dễ hay khó phần lớn là do bản thân bạn thôi. Khi vào chuyên ngành rồi thì bạn sẽ gặp nhiều giáo viên hơn, có nhều lựa chọn hơn, theo năng lực và sở thích của mình. Về thầy cô thì ai cũng dễ và nhiệt tình với SV cả, tất nhiên bạn phải siêng năng, chăm chỉ, có tinh thần học tập, hãy xem thầy cô như ba mẹ mình, đừng hư hỏng hay lười biếng sẽ không bị rầy la, học giỏi và siêng năng sẽ được cưng chiều, đó là lẽ dĩ nhiên! Chúc bạn may mắn
cái này tùy năm thôi không phải năm nào cũng trung bình 7 mới xét vô cơ ,nếu ít người qua môn vô cơ 2(cô xuân dạy rớt như mưa)thì bạn phải qua hết tất cả các môn liên quan vô cơ vô cơ đại cương,1,2 không kể môn thực tập
có tính hai môn hóa đại cương A1 và A2 ko anh chị ơi, hai môn đó em có 5 điểm à. huhuhu
mình đang làm ngành hoá vô cơ luôn này!nhưng thấy sợ ngành hoá rùi huhuh độc hại quá! bữa nào đi làm từ phòng thí ngiệm về người cũng mệt đứ !mê mệt luôn!
hóa vô cơ là chuyên ngành tương đối dễ học. còn vào được hay không là do năng lực bản thân. nhưng chỉ cần bạn học khá là chắc vào được. trước đây tôi rất thích học hữu cơ và phân tích. và tôi đã học phân tích. phân tích thì khố nhất là món AAS, AES và sắc ký
còn Hóa lí thì sao , mình muốn theo hóa lí hình như mấy hóa kia đều độc lắm thì phải
bạ ơi học hóa lý vừ khó và ra trừong khó xin việc lắm vì không có nhiều ngành nghề cần hóa lý. học hóa phân tích hay môi trường ra nhiều ngành cân các phong thí nghiệm thì chủ yếu là chuyên ngành phân tích. tất nhiên không phải những người làm ở đó đều học hóa phân tích
nói chung ngành Hoá chỉ nên làm 1 vài năm sau đó học lên cao chuyển qua giảng dạy thì sẽ đỡ vất vả hơn! hoặc nếu như ngành Hoá vô cơ của mình có thể làm lâu dài là ngành Gốm sứ! còn lương cao nhứt trong ngành Vô cơ là Phân bón đếm tiền sướng luôn!:yeah (
Xin lỗi khi xen ngang vô câu chuyện của các bạn nhưng thật tình tôi thấy việc kêu ca ngành này độc, ngành kia hại rồi ra trường khó kiếm việc…vv… là điều hết sức VỚ VẨN!!!
Quan trọng là bản thân mỗi người đam mê, yêu thích và quyết tâm theo đuổi đến cùng mà thôi. Còn nếu nhìn theo hướng kinh tế thì “không quan trọng chó hay mèo, miễn bắt chuột tốt là được!” (Đặng Tiểu Bình chỉ dừng lại ở mèo trắng-mèo đen thôi nhưng ngày nay thì người ta chả quan trọng “mèo” đó là giống gì, màu sắc ra sao, thậm chí “chó” mà đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ đề ra thì đều OK hết)
Nếu ra đi làm được ngành của mình yêu thích thì tuyệt phải biết nhưng nếu không được thì chả có gì phải buồn vì khi dấn thân vào 1 ngành mà mình phải làm lại gần như là từ đầu thì khả năng tìm tòi, nghiên kíu và giải quyết vấn đề của con người sẽ được show ra hết và khi ấy bản thân sẽ học được thêm nhiều kỹ năng khác có thể rất là hay ho mà nếu không có bước ngoặt này thì sẽ chả bao giờ có được…
:24h_094:Good tieuly! Mình vừa ra trường, cũng tốt nghiệp vô cơ. Mình xin vào 1 cty đa quốc gia, tầm cỡ, và công việc mình làm chẳng dính dáng j hóa vô cơ hết. Nếu có chỉ là 1 số kiến thức cơ bản để mình có thể hiểu được cty đang làm j và làm như thế nào… hihi. Do đó các bạn đừng lo ngại, cứ học theo ngành bạn thích vì chưa chak bạn ra trường đã làm đúng công việc bạn đã học và chak chắn bạn sẽ được đào tạo lại để có đủ khả năng thực hiện công việc được giao. Thân!!!:hocbong (
vẫn biết là thế nhưng với tốc độ phất trển như hiện nay thì nên có cái nhìn thực dụng hơn một tí đâu có sao. các bạn cứ xem giờ học sinh thi vào đại học hay cao đẳng gì đi chăng nũa phần đông đều đã rất thực dụng. chua thi vào nhưng đã tính tương lai lúc ra trường. chứ không còn lựa chọn ngành nghề theo đam mê hay sở thích nữa. tất nhiên số đó cũng có nhưng rất ít. chẳng nói gì xa cứ như ngành giáo dục chảng hạn. trước đây đó là ngành hot, là mơ ước của bao nhiêu người nhưng giờ đây thì sao? học ra khó xin việc do cơ chế quan liêu, lương bổng thì không đủ sống nên đâu còn sức hut với các bạn học sinh. còn với các giáo viên đã ra trường thì rất nhiều người đã từ bỏ cái nghề đam mê của mình vì miếng cơm manh áo của gia đình.
còn như trường hợp của bạn bluenight thì quá tốt nhưng thử hỏi có mấy người được điều kiện như bạn. nếu các bạn cứ khuyên học theo sở thích của bản thân còn ra trường nếu không xin được vào ngành đã học thì không sao ta học lại vậy thời gian 4-5 năm ngồi trên ghế giảng đường đại học như thế chẳng phải hơi uổng sao? trong lúc thời gian luôn trôi đi rất nhanh. nếu ngày xua bill gate mà cứ theo học đại học theo đam mê thì làm gì có được như ngày hôm nay. phải biết cách nắm lấy cơ hội vì nếu mình không tận dụng cơ hội đó thì người khác sẽ tận dụng cơ hội đó thôi. sorry vì nói nhiều. và ý tôi không phải là khuyên các bạn không nên chọn ngành mà mình yêu thích mà là nên chọn như thế nào cho phù hợp với bản thân và xã hội thôi. vì mổi một người không chỉ có một sở thích đó thôi.
transynam có lý lẽ của cá nhân bạn. Tôi không hoàn toàn phản bác nhưng cũng không đồng tình lắm. Tuy nhiên, tui cũng xin nêu ra 1 vài ý kiến thiển cận của bản thân.
Trước hết, hãy khoan không nói về governmental policies vì chúng ta không là họ, không ngồi ở chỗ họ ngồi, không làm việc họ làm và cũng không có chuyên môn lẫn kinh nghiệm như họ (và vì đây cũng là nội quy của 4rum). Cũng không nên đưa các ví dụ về 2 ngành thuộc vào hạng cống hiến là chính: giáo dục & y tế để làm bàn đạp demonstrate cho quan điểm lẫn lập luận của bản thân.
Hãy tự nhìn nhận về bản thân mỗi người trong 1 tâm thế thật khách quan trước đã. Gì thì gì, “tiên trách kỉ, hậu trách nhân”! Đồng ý là “thời thế tạo anh hùng” nhưng đó chỉ là “điều kiện cần” thôi; còn “điều kiện đủ” thì sao?! Tự cổ chí kim đã có biết bao cá nhân kiệt xuất chứng minh được “anh hùng tạo nên thời thế”!
Bluenight có được vị trí ấy là dựa vào đâu?! Công bằng và thẳng thắn mà nói 99.99% là nỗ lực và năng lực thực sự của bản thân bạn ấy (quá trình apply của bạn ấy mình biết rõ dù mình không làm chung với bạn ấy). Cùng khóa với bluenight cũng có 1 bạn đang làm ở công ty. Học ĐH không chỉ là học kiến thức của nhà trường mà bên cạnh đó còn có Đoàn-Hội-Đội-Nhóm, các kỹ năng từ cuộc sống thực tế nữa. Nếu quá lãng phí thời gian cho café cà-fáo, bar và các cuộc nhậu be bét vô bổ thì ra trường không thỏa mãn yêu cầu của công việc đề ra và hậu quả là bị out khi đi phỏng vấn.
Nói về bác Bill thì phải nói cho hết. Bác Bill tuy trùm nhưng bác ấy vẫn khuyên mọi người nên đi học đàng hoàng chứ đừng như bác ấy và bác ấy cũng đã quay về trường để mần nốt chương trình còn dang dở. Cá nhân tui thấy bất cứ ai cũng có thể làm như bác Bill nhưng kết quả có được như bác hay không thì vẫn còn là 1 … đống những dấu chấm hỏi to đùng ngoại trừ người ấy là 1 nhân tài kiệt xuất và bằng chứng của sự kiệt xuất đó quá rõ ràng! (chôm câu này của CTN :D)
Ý kiến của mình là vậy.