điều chế khí gây cười

Mình thấy bảo khí gây cười khiến người ta cười nhưng minh không biết điều chế ai chỉ mình cách với.Thanks:ngo 1 :24h_035:

Trên lí thuyết thì ta có thể cho KL có tính khử mạnh như Mg, Al, Zn… tác dụng với HNO3 loãng: N+5 trong HNO3 có thể bị OXH xuống N+1 (N2O) Tuy nhiên đây chỉ là lí thuyết còn trên thực tế thì mình không chắc có thể ra hoàn toàn N2O vì N+5 còn có thể xuống No, N-3 Bạn muốn điều chế khí cười làm gì vậy , phải chăng bạn lại bị đau răng như Davy ? (hì hì)

Ngoài ra có thể điều chế N2O bằng cách nhiệt phân muối amôni nitrat NH4NO3–to–> N2O + H2O Đây là phương pháp điều chế N2O trong phòng thí nghiệm nên sẽ hữu ích hơn cách khử axit nitric

khí gây cười là N2O ak các bạn. h mới bik hihi. mà gây cười có ghê hok. ý mình hỏi là cái này gây cười nhìu hok vậy

Tùy vào liều lượng mà khí gây cười có thể gây tử vong nữa đấy. Còn việc điều chế thì đừng nên làm thử, vì nó không đơn giản và nguyên liệu không dễ kiếm đâu:

  • Ví dụ như nhiệt phân NH4NO3 chả ai dùng trong PTN đâu vì nó tiến hành ở khoảng 170 đến 240 độ C, ở nhiệt độ này NH4NO3 rất dễ nổ và là một chất oxi hóa mạnh.
  • Bổ sung một số phương trình điều chế: 2 NH3 + 2 O2 = N2O + 3 H2O ( xúc tác Mn2+, Bi2+) HNO3 + NH2SO3H = N2O + H2SO4 + H2O NH3OHCl + NaNO2 = N2O + NaCl + 2 H2O

Bạn ui mình nghe nói là khí gây cừi có thể làm thủng tầng ozone mạnh nhất đấy. Mak` nó cũng dễ làm ngạt thở nữa, nguy hiểm lắm. Nhưng cho mình hỏi tại sao gọi là khí gây cười nhỉ?

Oxit nitơ là một trong những nguyên nhân làm thủng tầng ozon. Còn vì sao gọi là khí cười thì nó có cả câu chuyện đấy, trích dẫn lại nhé: " Còn vì sao Nhà hoá học Anh Humphry Davy (1778-1892) khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lí rất độc đáo, thậm chí … kì cục. Một số người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội gần đó mà thành viên tham gia gồm toàn các bậc quý tộc Anh.

Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. ông mở nắp bình và … một cảnh tượng vô cùng kì lạ đã xảy ra…

Các quý bà cười nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm … đến khổ.

Một số quý tộc lại nhảy lên bàn ghế, làm vỡ mấy chiếc bình pha lê tuyệt đẹp của chủ nhà. Một số vị khác lại thè lưỡi ra và không ít vị xông vào nhau ẩu đả,…

Và ông Davy đứng trước cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là: N2O – nitơ đioxit

Và khí này còn được gọi là khí cười.

  • Năm 1798, Humphry Davy được mời tới Bristol (Anh) để làm giám dốc Viện điều dưỡng bằng chất khí. Khi đó, ông mới 20 tuổi. Tại đấy, Davy có điều kiện mở rộng nghiên cứu của mình ra nhiều loại chất khí, đặc biệt là tác dụng sinh lý của chúng. Những tính chất của các chất khí mà Davy phát hiện đều do chính ông nếm, ngửi, quan sát, tuy có khi do vậy mà bị ốm, nằm bẹp hàng tháng trời.

Một hôm, một giáo sư tới thăm Davy, vô ý đụng phải lọ Nitơ oxit (N2O3) Davy vừa chế xong, sau bao ngày khổ công, ông vội xin lỗi Davy:

  • Xin lỗi ngài Davy vô cùng.

  • Không sao, tôi sẽ chế lại ngay được thôi mà!_Davy an ủi khách.

Bỗng cả Davy và khách bật lên cười, cười rất to, rất lâu, khiến người giúp việc của Davy phải chạy tới xem có xảy ra chuyện gì không.

Sự việc xảy ra khiến Davy tập trung vào nghiên cứu Nitơ oxit. Ông thử tác dụng của nó với các súc vật như chó, mèo… thấy Nitơ oxit có tác dụng kích thích thần kinh, gây tê và tạo cảm giác khoan khoái, gây cười. Thử ngay với cơ thể mình, ông cũng nghiệm chứng điều đó, và liền đặt tên cho Nitơ oxit là “khí cười”.

Một hôm, ông bị đau răng nhưng vẫn cố tới phòng thí nghiệm. Sau khi hít phải “khí cười”, ông cảm thấy ngực và chân tay rung lên, không ghìm được tiếng vười phát ra, đặc biệt là răng không còn đau nữa. Tin loang ra, rất nhiều người đau răng tới tình nguyện xin dùng thử “khí cười” và họ đều ca ngợi tác dụng làm giảm đau răng của “khí cười”. Sau đấy, “khí cười” còn được dùng như một thứ thuốc gây tê, giảm đau cho các bệnh nhân không chỉ đau răng giúp giảm nỗi thống khổ vì bệnh tật, vui sống để điều trị bệnh tật."

Nguồn: HoahocPT

  • Ví dụ như nhiệt phân NH4NO3 chả ai dùng trong PTN đâu vì nó tiến hành ở khoảng 170 đến 240 độ C, ở nhiệt độ này NH4NO3 rất dễ nổ và là một chất oxi hóa mạnh.

Thực tình mấy cái điều kiện nhiệt độ hay p.ư phụ khi nhiệt phân muối NH4NO3 thì em không biết nhưng SGK Hóa học lớp 11 của em có ghi vậy mà

Pứ này điều chế được N2O nhưng ý là em không nên tự tiến hành vì khá nguy hiểm, cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn và bộ dụng cụ thí nghiệm hỗ trợ đầy đủ các điều kiện an toàn.