cho em hỏi: tại sao không thể điện phân dung dịch NaF được vậy?
Theo mình thì tại vì khi điện phân thì sẽ tạo ra F2 mà Flo là phi kim mạnh nhất nó có khả năng tác dụng với bất cứ chất nào gặp phải và nó cũng rất độc vì vậy không thể điều chế nó một cách đơn giản như là điện phân.
mình ngĩ câu trả lời của bạn chưa chính xác lắm theo mình ngĩ sự tạo thành liên kết trong NaF la liên kết ion mà liên kết ion rất bền khó cắt đứt, Nhu NaCl chẳng hạn, ngoài ra khi điẹn phân ta tạo ra nguyên tử Flo trước, mà nguyên tử Flo khi tạo ra nó sẽ kết hợp với bất cứ chất nào nó gặp nên xảy ra sự ăn mòn và cao hon nữa là thủng không có gì để chứa nó. còn nếu bạn nói về khí F2 thì theo mình nó chưa kịp hình thành đâu.
Mình đồng ý với bạn, nhưng mình muốn sửa lại 1 điều là, đối với bất cứ phân tử liên kết ion nào thì điều có thể điện phân chúng, bởi vì dù liên kết phân tử có mạnh như thế nào thì điều có thể bị dòng điện oxi hóa bởi vì dòng điện có tính oxi hóa rất mạnh, bởi vậy lý do có liên kết bền vững là không chính xác, còn vụ khí F2 hay là Flo phân tử thì mình nghĩ khi bị điện phân khí phân tử flo bay lên thì nó dễ dàng gặp các phân tử flo khác tạo thành phân tử F2, mà dù sao thì vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả.
mình đồng ý với bạn về mặt dòng điện, tuy nhiên bạn cung nên suy nghĩ lại vấn đề về nguyên tắc điều chês… ta cũng vẫn phải nói dến giá thành khi điện phân, vấn đề khá tế nhị nên mình xét sự ion ở dây cũng không sai, NaF>Nacl… theo nhiệt độ sôi và nóng chảy của nó. về nguyên tắc ở phổ thông chúng ta không xét những gì quá phức tạp ok? mình còn nhớ thầy mình đã từng la mình sử dụng tài liệu ngoài chương trình phổ thông, thế không phải là hay… cong về quan điềm động học mình vẫn giữ nguyên ý kiến Flo nguyên tử rất lì.
mình nghĩ là do quá thế của F lớn hơn quá thế của H2O
Mình biết là để để điện phân NaF thì sẽ cần dòng điện mạnh hơn NaCl nhưng mình không biết là mạnh hơn bao nhiêu lần, nhưng nếu nó mạnh hơn gấp nhiều lần thì mình đồng ý với bạn, mà có điều mình chưa hiểu câu “Flo nguyên tử rất lì” cái này mình nghĩ phải là “ion F- rất lì chứ”
Muốn điện phân dung dịch NaF thì 2 ion Na+ và F- phải được điện phân trước nước (trong dãy điện hóa), tuy nhiên 2 ion này bị điện phân sau nước nên muốn điện phân thì chỉ có điện phân nóng chảy . Khi xét dung dịch thì liên kết giữa ion Na+ và F- đã bị cắt đứt và bù trừ bởi năng lượng solvat hóa . Do đó ở đây ta không xét liên kết ion trong NaF bền vì nó đã bị cắt đứt, mặc dù chính xác là liên kết ion là liên kết bền nhất trong số các liên kết (cộng hóa trị, val der waals…) F2 tạo thành hoạt động mạnh, tuy nhiên có thể bảo quản F2 trong thiết bị trơ như ống thuỷ tinh chẳng hạn (thời gian ngắn) . Thân!
Nhưng hình như để điều chế F thì người ta cho phóng điện qua một đoạn dây dẫn làm bằng titan trong chân không trên đó có phủ hợp chất của F thì phải.
Hợp chất đó là kali bifluoride KHF2. Trong công nghiệp người ta làm như sau: 2 CaF2 + H2SO4 → 2 HF + CaSO4 HF + KF → KHF2 2 KHF2 → 2 KF + H2 + F2 Fluorspar CaF2 đun nóng với H2SO4 tạo thành HF khan nước . Thêm KF phản ứng với HF tạo thành KHF2, điện phân KHF2 thu khí F2 ở anode và H2 ở cathode . Thân!
cần thêm một chất acid or bazo để dẫn điện nữa thì phản ứng mới xảy ra dcv !!!
Hình như bạn chưa đọc phần report của anh Mod thì phải, ở đây ko phải do sự dẫn điện yếu đâu bạn ạ.:notagree