Đâu là con đường của dân chuyên hoá ?

99% là do cần cù chỉ có 1% là thông minh người nào cũng có 1% thông minh rồi còn 99% cần cù đó bạn đã đươc bao nhiêu % rồi?

theo tôi thấy khi được tuyển dụng vào làm ở đâu thì người ta cung dào tạo hay huấn luyện anh cho dù anh làm đúng chuyên ngành đi chăng nữa đó là nguyên tắc rồi. và lại được đào tạo thì rất tốt chứ sao mình mở rộng được kiến thức.

sao bạn bi quan vậy cái gì cũng phải từ từ rèn luyện chứ đâu phải muốn là được chủ yếu là bạn có niềm đam mê là được rồi. Nếu bạn thật sự yêu thích nó thì nhất định bạn làm được CỐ GẮNG LÊN

Sao mọi người không nghĩ rằng , trong đời có rất nhìu việc và mỗi người sẽ tự mình phát hiện ra mình phù hợp với việc nào? Mỗi người có mỗi khả năng khác nhau. không nên quá bi quan vì không có việc làm mà bạn hãy nghĩ rằng mình chưa có đủ kiến thức để làm việc. bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm là việc ban phải làm trước khi kiếm việc.dừng bao giờ nhục chí! Hãy cố lên! Thất bại là mẹ Thành công.

đúng vậy !mình là sinh viên khoa hóa, khoa học tự nhiên.mình chọn hóa học là vì đây là đam mê của mình, min hf phải có trách nhiêm với quyết định của mình chứ ko nên bi quan mà đi lệch hướng!!! ình thấy bữa nay , conh nghiệp của nước ta phát triển rất nhanh , mà mình thấy rất nhiều ngành nghề có áp dụng vào cônh nghệ hóa học cả…vì vậy cơ hội của chúng ta rất rộng mở , nhưng chủ yếu bbây gjio chu gs ta cân phải học trước đả…co lên nha!!!11 thân

Lâu lâu ghé vô, đọc lại bài của các bạn, thấy thương bạn Teppi ghê. Bao tâm huyết đổ vào bài viết, lại được hiểu theo hai chữ ‘bi quan’.

Teppi nói rất đúng và hoàn toàn nghiêm túc về việc học hỏi khi đi làm. Áp lực là rất lớn. Bạn có thể có 6 tháng, thậm chí 1 năm, để làm một đề tài tiểu luận nho nhỏ. Hoặc có cả 20 tiết để học về sắc ký khi bạn còn là SV ĐH. Khi đi làm thì khác hẳn, bạn chỉ có 1 tiếng đồng hồ (thậm chí ít hơn) để nghe hướng dẫn về cách vận hành HPLC, rồi sau đó có thể chỉ 2 tuần để hoàn tất một cái báo cáo thẩm định phương pháp. Xen kẽ giữa những lúc bạn làm thẩm định là việc kiểm nghiệm các lô hàng nhập vào - xuất ra. Thời gian của bạn eo hẹp vô cùng.

Ở chỗ Ocean có một bé mới ra trường được giao cho cái dự án thiết lập một phòng vi sinh, trong khi bạn ấy tốt nghiệp ngành Hóa. Với kiến thức Vi sinh gần như là zero, trong vòng 3 tháng thôi, bạn ấy phải đọc tài liệu, lên kế hoạch làm việc, mua máy móc-dụng cụ, lắp đặt thiết bị, viết SOPs, liên hệ với bảo trì để design lại phòng ốc, … Vậy mà bạn ấy làm được, làm tốt một cách không ngờ. Sự hỗ trợ mà bạn ấy nhận được chỉ là tài liệu, và vài lời hướng dẫn chung chung kiểu “em tham khảo ở đây, ở kia, em phải viết ra, em phải làm thử…”.

Chẳng ai làm giùm, hay bỏ công ra mà cầm tay bạn dẫn đi từng bước đâu. Nói ra không phải để khè, hay làm các bạn nhụt chí. Nói ra để các bạn biết là, nếu gặp đúng môi trường mình yêu thích, thì dù bắt đầu từ con số zero, và dù thời gian có eo hẹp đến cỡ nào, mình vẫn làm được. Khả năng trong từng mỗi con người là lớn vô cùng, hãy để “tinh hoa phát tiết ra ngoài”. Đừng e ngại mà khiến cho nó ngày càng tàn lụi đi mất.

và bổ sung 1 điều, niềm tin. Niềm tin của ng giao công việc đó cho bạn, niềm tin ở bản thân bạn có thể hoàn thành công việc đó và niềm tin ở thành công theo cách có thể nhất, hơi thực dụng là bạn đc trả công bao nhiêu, bạn có thể hoàn thành không, bạn đam mê nó đến mức nào, sau chuyện này bạn nghĩ sẽ học đc gì, tụ chung là nó có xứng đáng, những gì bạn nhận đc về vật chất và tinh thần, với những gì bạn bỏ ra. thân!

Vấn đề hay đó các đồng chí! Mình cũng có những nhận xét như sau về ngành nghề khá Hot này: Hóa học là một lĩnh vực rộng lớn do đó khi con đang ở phổ thông, các bạn phải xác định tương lai mình sẽ làm gì!? Nếu bạn nghĩ sau này mình sẽ khoác áo blouse thì nên thi vào ngành hóa phân tích Nếu bạn nghĩ trong tương lai mình sẽ làm một kỹ sư thì nên theo các ngành công nghệ hóa (nhớ tìm hiểu luôn chuyên ngành nhé) Mình hiện đang làm phân tích nhưng cũng đã từng “kinh” qua công việc quản lý sản xuất, nói chung cái nào cũng có cái hay và cái dở cả. Theo suy nghĩ riêng của mình, hiện nay ngành hóa có thể chia thành 2 nhóm lớn chính như trên: NGHIÊN CỨU và SẢN XUẤT. *Về sản xuất, trước khi là một kỹ sư trưởng, bạn phải là một trưởng ca cái đã. Cái hay là bạn nắm “quyền sinh sát” trong tay, kiểm soát một lực lượng công nhân khá đông. Tuy nhiên, công việc đòi hỏi bạn phải đổi ca liên tục, điều này làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn. Tiếp theo là môi trường sản xuất của nhiều công ty không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn lao động (nhất là trong ngành nhuộm, nhựa …). Đó là chưa nói tới việc bạn chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý nên dễ gặp mâu thuẫn với cấp dưới lẫn cấp trên. *Về nghiên cứu (tạm dùng từ này nhé), bạn có điều kiện tiếp xúc với những người giỏi chuyên môn, thiết bị khoa học hiện đại (tùy theo nơi làm việc) do đó có điều kiện phát huy sở trường ngành hóa của mình, và có điều kiện học lên cao. Nhiều bạn chọn con đường này sau đó rẽ sang giảng dạy đại học hoặc xin trợ giảng tại trường ngay từ khi mới tốt nghiệp. Bên cạnh đó môi trường làm việc ở nhiều nơi (nhất là các viện nghiên cứu ở nước ta) không đảm bảo cho sức khỏe của bạn vì phải tiếp xúc hàng ngày với axit, dung môi, khói lò nung…, không chỉ ảnh hưởng tới chúng ta mà còn cả thế hệ sau này nếu chúng ta làm việc không cẩn thận! *Ngoài hai hướng đi chính trên, nhiều bạn ra trường với tấm bằng kỹ sư (hay cử nhân) Hóa đã rẽ ngang sang con đường kinh doanh, tức là làm nhân viên kinh doanh cho các công ty buôn bán hóa chất. Đặc thù của kinh doanh hóa chất là ưu tiên cho người có kiến thức chuyên môn về Hóa. Tuy nhiên, công việc luôn đặt bạn trong điều kiện áp lực cao và rủi ro cao. Công việc nào cũng có những điều kiện hấp dẫn và tiềm ẩn những nguy cơ. Ngành Hóa học của chúng ta cũng không ngoại lệ. Vì vậy nếu bạn đã muốn gắn bó với hóa học thì hãy đọc, nghiền ngẫm, thực hành và… đam mê nó. Trên đây là một chút tâm sự gửi tới các bạn yêu nghề hoặc có định hướng sẽ theo nghề. Mong các bạn góp ý! Xin cám ơn!

đúng là nếu ta vững kiến thức ở PTTH thì lên DH sẽ học mau hơn,chứ nói mà thoải mái hơn thì nên xem lại,ở đâu cũng có cái khác cần mình phãi học nhiều…DH thấy học nhàn nhàn tuần 3,4 ngày đi học thôi nhưng kiến thức thì bao là =)):bole (:bole (


dodge 2000 wheel hub bearing import export distributor

Theo tớ thì học chủ yếu là để rèn luyện cách tư duy.K phải là chỉ để có ứng dụng trong cuộc sống.nó chỉ là một phần.

ủa học hóa ứng dụng nhìu vào cuộc sống lắm mà ta

Học hóa ở PTNK và cũng từng 2 lần thi HSG QG, theo tớ thấy thì chẳng có thừa tí nào. Kiến thức 3 năm phổ thông, lên đại học xài lại cho đến hết năm 2 còn thừa. Vậy, chẳng có gì phải suy nghĩ khi bước vào chuyên hóa. Cái khó khăn là đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học kìa. Mà cái đó hình như là tình hình chung của tất cả các ngành, chứ không riêng gì hóa. Chỉ những ai chịu khó bương trải thì sẽ vượt qua được khó khăn đó, để rồi sau này thêm yêu người yêu mang tên Hóa học thôi. ^^

bạn học chuyên hóa sau này ra làm cái gì cũng được hết trơn. Vd lớp mình nè, có người theo nghiên cứu nè, có người làm ngân hàng nè, có người làm thiết kế nè, có người làm du lịch nè, có người làm giáo viên nè. Túm lại, với tư duy khoa học, các bạn có thể tự tin là mình làm việc gì cũng được hết cả THÂN

Học đại học là một chuyện, yêu thích là một chuyện! Còn đi làm thì đôi khi khác! Thất nghiệp như tôi thì có thể đi làm gia sư. Hihi… Nhưng nói chung học Hoá học thì có thể làm được ở nhiều lĩnh vực: Dược, ximăng, vật liệu… Nói chung là nếu họ nhận thì sẽ học thêm một số cái chuyên ngành là có thể làm được. Chúng ta có ưu điểm là biết quy luật của nó rồi nên học chuyên ngành và ứng dụng cũng nhanh!

Cái a này,a nói thế mà nghe đc à???:24h_023::24h_023::24h_023:.??? E tuy còn ít tuổi hơn mấy a chị trong diễn đàn(chuẩn bị lên lớp 10) nhưng đọc nghe sao thấy chối tai quá. Học hóa theo a để làm bom đưa vô NH cướp tiền hả, thế a thuộc loại phần tử khủng bố hả???. Viết vớ vẩn thế này mà cũng post bài lên cho mọi người đọc hử??. Toàn viết dở về hóa mà cuối cùng cho 1 câu kết thực nực cười:" con đường hoá chuyên xem ra cũng vui nhỉ"???. Thật là chối tai:11::11::11:

Em mới lớp 11, cũng đam mê Hóa học…em thĩ học ngành dầu khí, nhưng nghe nói, ngành đó xin việc khó lắm, trong chemvn này, có ai học ngành này hong, làm “quân sư” cho em. Mà theo mấy anh, mình đi theo ngành dầu khí, thì nên đi thẳng vào khoa dầu khí của trường Bách Khoa hoặc KHTN, hay là mình học chuyên về c6ng nghệ hóa học. Thân !

Ở Bách khoa bạn chọn nghề hóa thực phẩm, vào học ngành này rồi sẽ có phân chia ra hóa thực phẩm và hóa dầu, bạn sẽ chọn lĩnh vực mình thích. Bạn cảm thấy mình có thế mạnh lĩnh vực nào thì học ngành đó, nó sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn trong khi học ngành của mình thích. Còn nghề nghiệp thì một khi bạn tâm huyết với nó thì bạn hãy chứng tỏ cho mọi người biết khả năng của mình. Chúc bạn đạt được ước mơ của mình!

mình nghĩ khi còn học phổ thông cần học đều 3 môn trong ban để đỗ ĐH còn hóa học chỉ nên đầu tư một chút thui( gọi là trội hơn so với môn kia) chứ ko nên học sâu quá những kiến thức ko dùng đến mà bỏ bễ hai môn kia Lên ĐH thì hãy dành thời gian cho chuyên ngành hóa

Chào bạn hoang tu hoa! Xin thông tin thêm cho bạn là ở ĐH KHTN - ĐHQG TPHCM thì không có khoa dầu khí mà chỉ có ngành hóa xúc tác thuộc bộ môn Hóa Lý trực thuộc khoa Hóa của trường là có học về dầu khí. Chúc bạn sẽ thành công với sự ngành dầu khí! Thân

ko nên bi quan như thế