các anh chị cho em hỏi đặc tính của chất hấp thụ là gì được không. ai biết tl nhanh giúp em nha :24h_068:
anh chị cho em hỏi sự giải hấp nghĩa là j vs:24h_064:
chất hấp phụ la chất giữ lại trên bề mặt các chất mùi, chất khí ,…Vd : cacbon là chất hấp phụ. Ở nông thôn , nấu cơm bằng bếp lò . Khi cơm cháy họ bỏ vào đó 1 cục than để khử mùi cơm khê là ăn được :021:
Giải hấp là trái nghĩa với hấp phụ Nghĩa lạ chất hấp phụ bị giải phỏng ra khỏi bề mặt vật chật hấp phụ nó Thân
cho mình hỏi luôn… thế hấp thụ và hấp phụ khác nhau cơ bản nhất ở điểm nào ???
à hình như nó giống như này , hấp phụ giống như bạn cầm cái bánh bao , giải hấp là bạn ném nó đi , còn nếu như bạn ăn mất thì đó là hấp thụ
thế này nhé hậu thụ là thu chất ấy vào trong lòng chất khác , hấp phụ là hút nó trên bề mặt mình nghĩ chỉ vậy thôi.
Theo mình được biết thì hấp thụ và hấp phụ là hai quá trình khác nhau .Trong công nghệ hóa chất người ta phân biệt rất rõ ràng hai quá trình này. Hấp phụ là hiện tượng các chất khí hoặc chất tan trong dung dịch bị hút trên bề mặt của một chất rắn hay chất lỏng.Tùy theo tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ là tương tác hóa học (xảy ra liên kết hóa học ) hay tương tác vật lý (xảy ra lực liên kết Van der Van).Quá trình hấp phụ được sử dụng để tách hỗn hợp khí hoặc chất tan,làm khô hay làm sạch khí,xử lí nước … Hấp thụ là hiện tượng hút các chất bởi toàn bộ một chất lỏng hay rắn.Khác với hấp phụ ,hiện tượng này xảy ra trong toàn bộ thể tích của chất hấp thụ.Quá trình hấp thụ được sử dụng rất nhiều trong công nghệ hóa chất ,hóa dầu ,thực phẩm,dược phẩm dùng để làm sạch khí,thu hồi cấu tử quí của những quá trình công nghệ khác,hay dùng để tách khí… Cả hai quá trinh trên đều có quá trình ngược lại .Đối với hấp phụ thì đó là giải hấp .Đối với hấp thụ thì đó là nhả hấp thụ . Đối với câu hỏi của bạn “khuongtuananh” thì mình xin trả lời như sau: Quá trình hấp thụ phụ thuộc chủ yếu vào chất hấp thụ vì vậy trong công nghệ người ta thường lựa chọn chất hấp thụ có những đặc tính như sau: -Có tính chất hòa tan chọn lọc,nghĩa là chỉ hòa tan với một cấu tử nào đó trong hệ ,còn những cấu tử khác thì không hòa tan ,hoặc rất ít hòa tan. -Có độ nhớt phải bé ,nhiệt dung riêng bé.Mục đích là giảm trở lực,tiết kiệm năng lượng. -Có nhiệt độ sôi khác xa so với nhiệt độ sôi của cấu tử hòa tan. -Ít bay hơi tránh tổn thất,không độc cho người và không ăn mòn thiết bị. -Không tạo tủa và nhiệt độ đóng rắn thấp để tránh gây tắc thiết bị. Tuy nhiên trong thực tế thì khó có một chất hấp thụ nào đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn trên nên tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà ta có sự lựa chọn hợp lí. Thân ái và đoàn kết!